Ngày 5-4, tôi đến Bệnh viện (BV) Chấn thương Chỉnh hình tại 929 Trần Hưng Đạo, quận 5 - TPHCM để khám bệnh. Tại đây, sau khi thăm khám, bác sĩ (BS) chuyên khoa 1 Trần Thị Ngọc Dung đã cấp cho tôi một toa thuốc điều trị. Cầm toa thuốc trong tay, tôi băn khoăn mãi bởi không biết bệnh tình của mình được chẩn đoán như thế nào, thuốc uống gồm những loại gì vì chữ BS viết tôi và mọi người trong gia đình không thể đọc nổi.
Tôi đem toa thuốc đến tiệm thuốc tây gần nhà để mua thuốc, hy vọng cô nhân viên bán thuốc sẽ đọc được. Nhưng cả 4 loại thuốc mà BS Dung ghi trong toa, cô dược sĩ này cũng chỉ đoán được có 1, còn lại bó tay. Tôi chạy xe qua 2 nhà thuốc khác ở khu vực quận 8 nhưng cũng không ai đọc nổi toa thuốc này. Thế là tôi đành tiu nghỉu ra về.
Buổi tối, con tôi chạy qua nhờ cả mấy nhà kế bên cùng đọc nhưng tuyệt nhiên không ai có thể biết được những chữ mà vị BS đã viết trong toa là những chữ gì. Một ông đang là giảng viên dạy về ngôn ngữ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM chua chát nhận xét: Những nét viết trong toa thuốc này không phải là chữ viết của bất kể quốc gia nào trên thế giới nên mọi người không đọc được là lẽ đương nhiên.
Hôm sau, buộc lòng tôi phải quay trở lại nhà thuốc của BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM. Tôi xếp số và chờ đọc tên, định bụng sau khi mua thuốc sẽ nhờ cô nhân viên bán thuốc “dịch” luôn. Không ngờ, nhà thuốc quá đông người, nhân viên làm việc quần quật, tôi chỉ việc trả tiền và lấy thuốc về mà không có được cơ hội hướng dẫn.
Lâu nay, nhiều người bệnh kêu trời vì chữ BS viết rất khó đọc, thậm chí đã có trường hợp đáng tiếc xảy ra. Lãnh đạo nhiều BV và ngành y tế đã nhìn thấy điều đó. Cũng từ lâu rồi nhiều BV tại TPHCM và các tỉnh đã có quy định BS viết toa thuốc bằng máy tính. Rất tiếc, đến giờ này còn tái diễn trường hợp khiếm khuyết trên tại BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM.
Theo NLĐ
Tôi đem toa thuốc đến tiệm thuốc tây gần nhà để mua thuốc, hy vọng cô nhân viên bán thuốc sẽ đọc được. Nhưng cả 4 loại thuốc mà BS Dung ghi trong toa, cô dược sĩ này cũng chỉ đoán được có 1, còn lại bó tay. Tôi chạy xe qua 2 nhà thuốc khác ở khu vực quận 8 nhưng cũng không ai đọc nổi toa thuốc này. Thế là tôi đành tiu nghỉu ra về.
Buổi tối, con tôi chạy qua nhờ cả mấy nhà kế bên cùng đọc nhưng tuyệt nhiên không ai có thể biết được những chữ mà vị BS đã viết trong toa là những chữ gì. Một ông đang là giảng viên dạy về ngôn ngữ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM chua chát nhận xét: Những nét viết trong toa thuốc này không phải là chữ viết của bất kể quốc gia nào trên thế giới nên mọi người không đọc được là lẽ đương nhiên.
Hôm sau, buộc lòng tôi phải quay trở lại nhà thuốc của BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM. Tôi xếp số và chờ đọc tên, định bụng sau khi mua thuốc sẽ nhờ cô nhân viên bán thuốc “dịch” luôn. Không ngờ, nhà thuốc quá đông người, nhân viên làm việc quần quật, tôi chỉ việc trả tiền và lấy thuốc về mà không có được cơ hội hướng dẫn.
Lâu nay, nhiều người bệnh kêu trời vì chữ BS viết rất khó đọc, thậm chí đã có trường hợp đáng tiếc xảy ra. Lãnh đạo nhiều BV và ngành y tế đã nhìn thấy điều đó. Cũng từ lâu rồi nhiều BV tại TPHCM và các tỉnh đã có quy định BS viết toa thuốc bằng máy tính. Rất tiếc, đến giờ này còn tái diễn trường hợp khiếm khuyết trên tại BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM.
Theo NLĐ
Comment