Từng được xem là thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ XIX và được công nhận là một di sản văn hóa, nhưng Ngự Uyển của vương triều nhà Nguyễn ngày xưa nay chỉ còn là… ao rau muống.
Hồ Tịnh Tâm (phường Thuận Thành, thành phố Huế) có lẽ là cái tên chẳng xa lạ gì với các nhà sử học nói riêng và những người quan tâm đến vương triều Nguyễn và thành Huế nói chung. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều Nguyễn đã huy động 8.000 binh lính cải tạo hồ Tịnh Tâm thành Ngự Uyển của Hoàng gia. Cách bài trí cầu kỳ nhưng hết sức hài hóa mang lại cho hồ Tịnh Tâm vẻ đẹp kỳ ảo, và kiến trúc của hồ trở thành một trong những thành tựu tiêu biểu trong nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam. Năm 1999, quần thể này được công nhận là di sản văn hóa.
Thế nhưng, nếu đến thăm hồ Tịnh Tâm vào những ngày này, nhiều người không khỏi giật mình đau xót. Hồ Tịnh Tâm xưa với chu vi gần 1.500m có ba hòn đảo là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Xung quanh các đảo và dọc theo bờ hồ là những hàng liễu trúc cùng hoa thơm cỏ lạ, dưới hồ là sen trắng tinh khôi.
Còn bây giờ, với sự bàng quan, vô trách nhiệm của các cơ quan chức năng, tất cả chỉ còn là phế tích. Mặc dù đề án tu bổ, cải tạo hồ Tịnh Tâm đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua từ năm 2003, nhưng khó ai có thể gọi Tịnh Tâm hiện nay là hồ.
Trên mỗi hòn đảo là lớp lớp cỏ dại. Cây cầu gỗ đi vào đảo Phương Trượng mục nát, ngoác ra từng lỗ hổng lớn. Đáng buồn hơn cả, người dân xung quanh thản nhiên “chuyên canh” trên mặt hồ bằng những bè rau muống. Có lẽ… đúng hơn nên gọi nơi đây là… ao rau muống.
Ngự Uyển xưa giờ chỉ còn là… ao rau muống
Theo VNN
Hồ Tịnh Tâm (phường Thuận Thành, thành phố Huế) có lẽ là cái tên chẳng xa lạ gì với các nhà sử học nói riêng và những người quan tâm đến vương triều Nguyễn và thành Huế nói chung. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều Nguyễn đã huy động 8.000 binh lính cải tạo hồ Tịnh Tâm thành Ngự Uyển của Hoàng gia. Cách bài trí cầu kỳ nhưng hết sức hài hóa mang lại cho hồ Tịnh Tâm vẻ đẹp kỳ ảo, và kiến trúc của hồ trở thành một trong những thành tựu tiêu biểu trong nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam. Năm 1999, quần thể này được công nhận là di sản văn hóa.
Thế nhưng, nếu đến thăm hồ Tịnh Tâm vào những ngày này, nhiều người không khỏi giật mình đau xót. Hồ Tịnh Tâm xưa với chu vi gần 1.500m có ba hòn đảo là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Xung quanh các đảo và dọc theo bờ hồ là những hàng liễu trúc cùng hoa thơm cỏ lạ, dưới hồ là sen trắng tinh khôi.
Còn bây giờ, với sự bàng quan, vô trách nhiệm của các cơ quan chức năng, tất cả chỉ còn là phế tích. Mặc dù đề án tu bổ, cải tạo hồ Tịnh Tâm đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua từ năm 2003, nhưng khó ai có thể gọi Tịnh Tâm hiện nay là hồ.
Trên mỗi hòn đảo là lớp lớp cỏ dại. Cây cầu gỗ đi vào đảo Phương Trượng mục nát, ngoác ra từng lỗ hổng lớn. Đáng buồn hơn cả, người dân xung quanh thản nhiên “chuyên canh” trên mặt hồ bằng những bè rau muống. Có lẽ… đúng hơn nên gọi nơi đây là… ao rau muống.
Ngự Uyển xưa giờ chỉ còn là… ao rau muống
Theo VNN
Comment