Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

W.C ở giữa lòng thủ đô !!!!

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • W.C ở giữa lòng thủ đô !!!!

    Nằm giữa phổ cố Hà Nội nhưng nhiều hộ dân còn chưa có một nhà vệ sinh riêng, nhiều nhà hàng sang trọng vẫn thiếu nhà vệ sinh hoặc rất bẩn.

    Nhà hàng và những nhà vệ sinh

    Ghé vào một nhà hàng H.L coffee trên phố Điện Biên Phủ, một không gian lãng mạn, lý tưởng cho những người muốn thư giãn và thưởng thức vị đậm đà của những ly cafe. Nhưng thật bất ngờ, nhà hàng thiếu hẳn đi một phòng tuy nhỏ bé nhưng lại rất quan trọng cho những vị khách ngồi lâu.

    Khách hàng chiếm tới 50 % là khách nước ngoài, thái độ phục vụ cũng xứng “đồng tiền bát gạo”, giá một ly nước từ 30 nghìn đồng trở lên. Mỗi khi khách muốn đi vệ sinh nhân viên sẽ chỉ chung chung như sau: “Đi thẳng 50 mét rẽ phải 40 mét và rẽ trái 10 mét”. Cứ như thế khách đi vệ sinh phải đi mất gần 100 mét, khu nhà vệ sinh này là đi nhờ một bảo tàng.

    Khi tôi đề cập đến nhà vệ sinh bẩn thì nhân viên chỉ cười và nói thông cảm cho nhà hàng. “Nhà vệ sinh ở những quán cafe còn sạch sẽ chán so với những nhà hàng bia bọt.”- anh Quang Công ty BĐS Q.N cho biết.

    Một quán trà F.L trên đường Thanh Niên có vẻ bề ngoài sang trọng, khách ra vào tấp nập vậy nhưng không có nhà vệ sinh. Mỗi khi khách có nhu "cầu" thì nhân viên lại hỏi "nặng hay nhẹ" để tìm chỗ cho khách.

    Nhà hàng T.X nằm trên phố Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, một không gian ấm cúng sang trọng rất phù hợp để bạn bè ngồi cà kê cả buổi. Nhà vệ sinh của nhà hàng rộng chừng 1m2, dành cho cả nam và nữ nên rất bẩn và bất tiện.

    Nhân viên nhà hàng cho biết, nhà vệ sinh này dành cho cả khách và nhân viên cũng được dọn hàng ngày nhưng khách đông quá nên mỗi ngày dọn được 1 lần.



    Đối lập với nhà hàng sang trọng ........ là khu nhà vệ sinh phía sau.



    Ở ngõ trong phố cổ

    Phố cổ song song với sự sầm uất, cổ kính phía sau sự sầm uất đó còn tồn tại rất nhiều nhà vệ sinh có tuổi thọ ngang với tuổi thọ của nhiều ngôi nhà ở đây. Trong nhiều ngõ nhỏ rộng chừng 50 đến 70 cm là một công trình vệ sinh tổng hợp của nhiều hộ gia đình sống tập thể ở đó. Không gian chật chội ẩm thấp kéo theo sự hãi hùng của những nhà vệ sinh lâu năm.

    Vào trong một ngõ nhỏ trên phố Hàng Bạc, một ngôi nhà có tuổi thọ hàng trăm năm. Rêu mốc xanh rì, gạch tường loang lở nhưng đây vẫn là nơi ra sinh hoạt của nhiều người sống trong con ngõ nhỏ này.

    Nhà vệ sinh để đi tiểu tiện không có mái che cũng không có cửa. “Nếu không may có người từ những nhà trên cao tầng bên cạnh nhìn xuống thì cũng chỉ biết chậc lưỡi kệ chứ biết làm sao” một chị đang nhặt đồ ở khu vệ sinh tổng hợp vừa nói.

    Phòng dành cho đại tiện sang trọng hơn là có cửa và mái che, nhưng cũng ướt át ẩm thấp không kém gì. Ước tính mỗi ngày cũng có vài chục người vào trong đó "ngự".

    Khi tôi hỏi “còn nhiều nhà vệ sinh như thế này không?” ông H. (một người dân trên phố Hàng Bạc cho biết: trong lòng phố cổ thiếu gì những nhà vệ sinh kiểu này. Nhưng người ở đây họ giấu không muốn cho ai biết được sự kinh hoàng của những nhà vệ sinh cũ kĩ. Ở tập thể, điều kiện chật hẹp một vài gia đình còn dựng được nhà vệ sinh riêng chứ còn lại dùng chung hết.

    Trên phố Hàng Đường men theo một ngõ nhỏ sâu tới gần trăm mét, như đi vào trong hầm kín. Đến cuối cũng gặp một khu vệ sinh không kém gì trên phố Hàng Bạc. Nước cặn vàng khè, rêu mốc phủ kín tường, cũng chẳng có cửa chỉ một bức tường che chắn đủ người ngồi vào “biểu diễn”.

    Bà Th. bán hàng ngay đầu ngõ chỉ cười nửa đùa nửa thật “ở đây cảm thấy quen rồi, có bẩn gì đâu, mỗi nhà có vài mét vuông thôi xây nhà vệ sinh riêng thì hết chỗ ở. Có ra vào nhiều đâu ngày vài phút. Cái cảnh cha chung không ai khóc giấy vệ sinh nhiều khi còn vứt trắng nhà vệ sinh”.

    Theo kết quả thống kê đưa ra của một nhóm nhà nghiên cứu người Nhật Bản công bố tại hội thảo tìm kiếm giải pháp cho việc bảo tồn Phố cổ diễn ra ngày 20/3/2009 tại Đại học Xây dựng HN, trong số 102 ngôi nhà cổ được khảo sát chỉ có 20 gia đình có nhà vệ sinh riêng, số còn lại phải dùng nhà vệ sinh chung, 42 gia đình phải dùng chung nhà tắm và chỉ có 83 gia đình có bếp riêng. Trong đó đường nước đều được dùng cho cả khu vệ sinh lẫn bếp.

    Dưới đây là một vài hình ảnh về những khu nhà vệ sinh kinh hoàng




    *****************************

    Nhìn hình không thôi cũng hết muốn.. ăn cơm !!!! Ở dơ gì dzữ dzậy ta ???? Mà ở ngay giữa thủ đô ngàn năm văn vật mới chết chứ !!!!

  • #2
    *****************************

    Nhìn hình không thôi cũng hết muốn.. ăn cơm !!!! Ở dơ gì dzữ dzậy ta ???? Mà ở ngay giữa thủ đô ngàn năm văn vật mới chết chứ !!!! [/QUOTE]



    Bác Quo! Chừng nào mới trở về thời đó.........hả Huynh!!!!


    Ra Khỏi Nhà Ăn Chơi Cho Thoả
    Nếm Đắng Cay Lết Bánh Rồi Về

    Comment


    • #3
      Đỉnh cao trì tệ lòi ngừ..cái chổ ăn..chổ ị cũng khác ngừ...ói thiệt.

      Comment


      • #4
        Nguyên Văn Bài Viết Của HoaiAn76 View Post
        Đỉnh cao trì tệ lòi ngừ..cái chổ ăn..chổ ị cũng khác ngừ...ói thiệt.

        S.........Hòn Ngọc Viển Đông Ngày Nào !!!!


        Ra Khỏi Nhà Ăn Chơi Cho Thoả
        Nếm Đắng Cay Lết Bánh Rồi Về

        Comment


        • #5
          oạch, còn đề chữ " GIỮ VỆ SINH CHUNG nữa chứ" thấy ói luôn

          Comment


          • #6
            Phải biết tiết kiệm để gia tăng sản xuất,đó là nguồn gốc tại sao ở phía bắc không có nhà cầu.Người dân phải đi ị trong hố xí 2 ngăn của xã,để tận thu nguồn phân bón cho ruộng đồng.

            Comment


            • #7
              Nguyên Văn Bài Viết Của tieungao View Post
              Phải biết tiết kiệm để gia tăng sản xuất,đó là nguồn gốc tại sao ở phía bắc không có nhà cầu.Người dân phải đi ị trong hố xí 2 ngăn của xã,để tận thu nguồn phân bón cho ruộng đồng.
              Hoàn toàn đồng ý với bác ......VN là nước recycle giỏi nhất thế giới......

              Ai cũng cần có khiếm khuyết,
              để bớt phần kiêu ngạo...(ST)


              sigpic

              Comment

              Working...
              X