Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Chỉ có ở VN !!!!

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chỉ có ở VN !!!!

    Tết Nguyên đán tới gần, nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới để chuẩn bị cho việc đi lễ chùa và lì xì ngày Tết ngày càng nhiều. Dịch vụ đổi tiền cũng được đà ăn theo, nở rộ ồ ạt để phục vụ nhụ cầu của các “thượng đế”. Tuy nhiên, trong khi chính một số ngân hàng cũng đang khát tiền lẻ, tiền mới thì ở ngoài chợ đen, “thượng đế” muốn bao nhiêu cũng có.

    Theo thói quen, vào những ngày lễ Tết đầu năm ai cũng muốn có một ít tiền mới để bỏ vào các phong bao lì xì mừng tuổi cho các cháu nhỏ lấy may đầu năm hoặc tiền lẻ với mệnh giá thấp để đi lễ chùa. Bởi thế vào những ngày cận Tết, chuyện nhà nhà, người người... đua nhau đi đổi tiền lẻ, tiền mới đã trở thành một "quy luật" bất biến. Tuy nhiên, lượng tiền lẻ, tiền mới do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành vào những tháng cuối năm có hạn nên hiện tượng "khát" tiền lẻ, tiền mới vẫn xảy ra triền miền vào các dịp cận Tết. Loại tiền mà các "thượng đế" cần nhất là những tờ tiền mới có mệnh giá 200, 500, 1.000, 2.000, 5.000, 10.000, 20.000 đồng.

    Anh Lê Thế Dân (Hào Nam, Hà Nội) cho biết, vào mỗi dịp Tết, ngoài việc chuẩn bị các thứ thực phẩm để vui xuân thì gia đình anh, ai cũng sốt sắng với khoản tiền lẻ mừng tuổi và đi lễ chùa. Anh Dân nói: "Thực phẩm không mua trước thì mua sau, không mua chỗ này đi mua chỗ khác. Riêng khoản tiền lẻ, tiền mới cho cả gia đình hai bên mừng tuổi và đi lễ chùa bao giờ cũng làm vợ chồng tôi đau đầu nhất. Cả công ty tôi ai cũng đang mong ngóng sẽ được nhận lương cuối năm bằng tiền mới, tiền lẻ".

    Riêng chị Trịnh Thị Thúy Vân (Kim Mã Thượng, Hà Nội) là thủ quỹ của một ngân hàng dù không có nhu cầu nhiều về tiền lẻ, tiền mới nhưng bao giờ cũng trong tình trạng "khát" tiền vì những người xung quanh nhờ đổi hộ. "Vợ chồng nhiều lúc bất hòa cũng chỉ vì thứ tiền này. Thực sự đến những ngày Tết là tôi bị áp lực ghê gớm, chỉ mong trên Ngân hàng Nhà nước người ta dội về toàn tiền lẻ, tiền mới thôi", chị Vân than thở.

    Với những người theo hầu đồng thì tiền lẻ, tiền mới để lì xì, đi lễ chùa tuy nhiều nhưng không đáng kể bằng lượng tiền cần cho việc lên đồng. Tiền dùng trong các lễ hầu đồng bắt buộc phải toàn tiền mới với đủ các mệnh giá từ cao tới thấp. Một "cô" đồng trẻ ở đền Đại Lộ (Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, không tính tiền đặt ở các ban, các bệ thờ các thánh, chỉ riêng lượng tiền lộc phân phát cho các con nhang, đệ tử trong mỗi giá đồng cũng có khi lên tới hàng chục triệu đồng. Do đó, vào những dịp cuối năm các con nhang, đệ tử liên tục kéo nhau về đền xin được đổi tiền lẻ trước để ra năm làm lễ. Tiền lẻ, tiền mới do đó còn quý hơn cả vàng mười.

    Các dịch vụ đổi tiền cũng nhanh chóng được hình thành để thỏa mãn nhu cầu của “thượng đế”. Khi nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới trở thành một nhu cầu cấp thiết thì đồng thời, các dịch vụ đổi tiền cũng nhanh chóng được hình thành để thỏa mãn nhu cầu của "thượng đế". Thời điểm này, tại một số điểm ở Hà Nội như phố Tràng Tiền (góc cửa hàng Bách hóa), cổng Bưu điện Hà Nội, phố Đinh Lễ, phủ Tây Hồ, chùa Hà, phố Quang Trung (Hà Đông)... các dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới đã hoạt động nhộn nhịp. Mỗi ngày có tới hàng chục "đầu nậu" tay mang từng túi tiền lẻ nặng trịch ngồi hai bên đường để săn đón các "thượng đế" đến đổi tiền.

    Mức giá đổi tiền phổ biến hiện nay ở những khu vực này đều có mức sàn chung giống nhau. Tiền mệnh giá 200, 500 đồng đổi 10 "ăn" 7 (tức là đổi 1 triệu đồng tiền chẵn thì sẽ phải mất 300.000 đồng tiền phí), tiền mệnh giá 1.000 đồng đổi 10 "ăn" 7,5 (có nơi "ăn" 8), tiền mệnh giá 2.000 đồng đổi 10 "ăn" 8 và tiền 5.000, 10.000 đồng đổi 10 "ăn" 8,5...Tuy nhiên, không phải cứ đổi tiền là sẽ nhận được tiền mới hoàn toàn mà ở một số chỗ như phủ Tây Hồ, chùa Hà... trong những cọc tiền mới vẫn có xen kẽ 1/3 tiền cũ và khách hàng buộc phải chấp nhận với điều đó vì "ở đây chỗ nào cũng thế".

    Một "cò" đổi tiền lẻ, tiền mới trước cổng Bưu điện Hà Nội tiết lộ, tiền lẻ mà các "đầu nậu" đang có để đổi cho khách hàng là số tiền lẻ còn tồn đọng từ năm ngoái, chỉ một số ít là có "mối" quen trong các ngân hàng tuồn ra. Ngoài ra cũng có một số người do có mối quan hệ đặc biệt với các cửa đền, cửa chùa nên họ góp nhặt được lượng tiền lẻ đáng kể để đổi lại. Một số "đầu nậu" đổi tiền còn cho rằng mức phí đổi tiền năm nay sẽ cao hơn năm ngoái rất nhiều vì lượng tiền lẻ mà Ngân hàng Nhà nước năm nay phát hành ít hơn năm ngoái.

    Không chỉ tập trung ở một số điểm cố định, dịch vụ đổi tiền lẻ còn tràn lan trên các trang rao vặt hoặc trên một số diễn đàn mạng. Trên mạng không khó để bắt gặp được những lời rao: "Hiện nay tôi đang có các loại tiền có mệnh giá 200, 500, 1.000, 2000, 5000, 10.000 (tiền giấy) và 10.000, 20.000 (tiền polime), ai có nhu cầu đổi thì liên hệ theo số điện thoại 09154xxxx gặp C.Q. Cụ thể như sau: tiền 10.000 đổi 10 ăn 9,5, loại 5k, 1k, 2k (5000, 1000, 2000) đổi 10 ăn 9, loại 500 đổi 10 ăn 8".

    Đảm bảo rẻ hơn trên thị trường. Với số lượng nhiều sẽ mang đến tận nơi và có giá ưu đãi" hoặc "Bạn nào có nhu cầu đổi tiền mới liên hệ với tôi nhé :09367xxxx, mình có các loại tiền từ 200d (200 đồng), 500d (500 đồng), 1k (1000 đồng), 2k (2000 đồng), 5k (5000 đồng), 10k (10.000 đồng), 20k (20.000 đồng), 50 k (50.000 đồng). Uy tín chất lượng"... Theo lời rao trên mạng, chúng tôi tìm đến một cửa hàng nằm trên phố Thái Thịnh (Hà Nội). Chủ cửa hàng ở đây là một nữ thương gia buôn vải kiêm cả dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới.

    Trước cửa hàng có trưng một tấm biển rất to "Đổi tiền lẻ - tiền mới" và ở dưới là số điện thoại của chủ nhân. Lảng tránh rất khéo câu hỏi của phóng viên về nguồn "hàng" có được, chủ nhân của quán khẳng định chắc nịch rằng luôn có đủ số lượng tiền với các mệnh giá khác nhau để cung cấp cho những ai có nhu cầu đổi. Liên hệ với một số ngân hàng như VIP bank, Vietinbank, Vietcombank... trên địa bàn Hà Nội, các ngân hàng đều cho rằng tiền lẻ, tiền mới ở các ngân hàng hiện nay đều chưa có nhiều. Chủ yếu là lượng tiền ngân hàng dự trữ để trả cho khách trong quá trình giao dịch.

    Còn nguồn tiền mới từ Ngân hàng Nhà nước dội về phải đến những ngày cận Tết mới có. Câu hỏi đặt ra là, nguồn tiền lẻ, tiền mới khổng lồ mà các "đầu nậu" thị trường đang có để trao đổi, lấy từ đâu?


    Last edited by Khách; 14-01-2010, 06:22 PM.

  • #2
    Chèng.....thấy trong tủ kiếng có cả tờ 2 đô nữa.....hehehe....Cám ơn bác Quo "lì xì" sớm nha.


    Thân,
    Nahoku
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment


    • #3
      Đả ghê nha, đếm đổi tiền kiểu này ở Mỹ là xong ngay!!!!


      Ra Khỏi Nhà Ăn Chơi Cho Thoả
      Nếm Đắng Cay Lết Bánh Rồi Về

      Comment


      • #4
        Nguyên Văn Bài Viết Của Gudkidconroe View Post
        Đả ghê nha, đếm đổi tiền kiểu này ở Mỹ là xong ngay!!!!
        VN là xứ thanh bình nên không sợ bị giựt tiền.

        Comment

        Working...
        X