Không dám nói là người đẹp bí ẩn nhất, bởi vị trí này đã thuộc về nàng Mona Lisa, “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai” hẳn là người đẹp bí ẩn thứ hai trong lịch sử hội họa. Xung quanh vẻ đẹp bất tử này, luôn có rất nhiều câu hỏi bí ẩn…
“Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai”
Nghiêng đầu qua trái, nàng như bất ngờ liếc nhìn về phía người xem, khuôn mặt nàng dịu dàng, tỏa sáng trong bóng tối tựa như khuôn trăng trên bầu trời đêm. Nàng vấn khăn xếp trên đầu, đeo khuyên tai ngọc trai hư ảo, nửa lấp lánh ngoài ánh sáng nửa chìm khuất trong bóng tối.
Ở khóe miệng nàng ánh lên những tia sáng ẩm ướt. Đôi môi mở hé như thể nàng đang sắp nói ra điều gì. Những điều nàng muốn nói suốt hàng trăm năm qua vẫn luôn là bí ẩn như chính nhan sắc và danh tính của nàng.
Gợi cảm và tĩnh lặng, người phụ nữ tuyệt đẹp, nổi tiếng trong lịch sử hội họa này hoàn toàn vô danh. Người ta chỉ biết tới nàng đơn giản là “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai”.
Sự bí ẩn và vẻ quyến rũ ở nàng đã truyền cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mỹ Tracy Chevalier. Về sau, cuốn tiểu thuyết lại được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh, trong đó, nữ diễn viên gợi cảm nhất màn ảnh thế giới - Scarlett Johansson - vào vai người đẹp bí ẩn.
Scarlett Johansson (trái) hóa thân thành “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai” (phải)
Bức tranh được thực hiện khoảng năm 1665 bởi danh họa Johannes Vermeer - một trong những bậc thầy hội họa trong Thế kỷ Vàng của lịch sử mỹ thuật Hà Lan.
Trong 2 năm trở lại đây, siêu phẩm hội họa của Vermeer đã được trưng bày ở khắp nơi thế giới, như thành phố Tokyo, Kobe (Nhật), San Francisco, New York, Atlanta (Mỹ), Bologna (Ý)…
Để đổi lại, chủ sở hữu vĩnh viễn của bức tranh - bảo tàng Mauritshuis ở thành phố The Hague, Hà Lan - sẽ nhận được 41 triệu đô la (872 tỉ đồng) để thực hiện những kế hoạch tân trang.
Dù đặt chân tới bất cứ đâu, “Cô gái” của Vermeer cũng đều thu hút sự quan tâm của công chúng, đến mức có thể khiến bất cứ ngôi sao điện ảnh nào cũng phải ghen tị. Khi được trưng bày tại Tokyo, bức tranh đã thu hút hơn 2,2 triệu lượt khách tới thăm - nhiều hơn lượng khách tới bất cứ triển lãm quốc tế nào được tổ chức tại Nhật cùng năm đó.
Người ta thường so sánh “Cô gái” của Vermeer với nàng Mona Lisa của Leonardo Da Vinci, nhưng nếu người ta biết rõ danh tính nàng Mona Lisa thì “Cô gái” của Vermeer lại hoàn toàn là ẩn số. Nàng có thể không nổi tiếng bằng Mona Lisa nhưng sức gợi mở của nàng không hề thua kém.
Xung quanh vẻ đẹp bất tử này, luôn có rất nhiều câu hỏi: Nàng là ai? Tại sao nàng có thể cuốn hút người xem tới vậy?…
Nhân vật bị bủa vây bởi những bí ẩn
Danh tính của người phụ nữ tuyệt đẹp này đã từng khiến những nhà nghiên cứu hội họa “điên cuồng” tìm hiểu. Người thì cho rằng đó là con gái của họa sĩ, người lại cho đó là tình nhân của ông. Nhưng tất cả đều chỉ là những giả thiết chưa được khẳng định, có thể chúng ta sẽ không bao giờ được biết danh tính thật của nàng. Và liệu có thực sự tồn tại không một nhan sắc như thế, người ta cũng không dám chắc.
Bản thân họa sĩ Vermeer sinh thời cũng là một con người bí ẩn. Người ta gọi ông là “người xứ Delft bí hiểm”. Suốt cả cuộc đời mình, ông không bao giờ rời xa quê nhà.
Vermeer sáng tác cũng không nhiều. Ông chỉ để lại khoảng gần bốn chục bức tranh. Ông cũng không để lại nhiều “dấu vết” về tiểu sử cá nhân.
Không giống như những họa sĩ đương thời thích đưa vào tranh nhiều chi tiết, đồ vật, thậm chí có lối vẽ “kể chuyện trong tranh”, Vermeer thích “đánh đố” người xem, ông giữ lại cho mình nhiều bí mật.
Ví dụ trong bức “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai”, người ta không hiểu cô là con gái hay người tình của họa sĩ. Trong bức “Học đàn”, người ta thấy một cặp đôi đang cùng tập đàn, trong đó, người ta không biết nhân vật nam là thầy giáo, người yêu hay chồng của người phụ nữ…
Trong tranh của Vermeer luôn có rất nhiều bí ẩn mà người xem sẽ không bao giờ có thể nắm bắt hết được.
Trong bức “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai”, trước hết, cần chú ý tới chiếc khăn quấn đầu lạ lẫm, nó đem lại cho người xem phương Tây một cảm nhận về vẻ đẹp thẩm mỹ phương Đông, khiến người xem hình dung tới những xứ sở xa ngái nào đó.
Người ta từng đặt giả thiết rằng người phụ nữ xuất hiện trong tranh chỉ đơn giản là một người làm mẫu thuê, rằng đây có thể không phải một vẻ đẹp cụ thể mà có lẽ chỉ là một vẻ đẹp lý tưởng chung, do ông tưởng tượng ra.
Vẻ đẹp đó giờ đã thành bí ẩn và bất tử. Cũng có thể Vermeer đã lấy cảm hứng từ một nhân vật trong thần thoại hoặc Kinh thánh để sáng tạo nên “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai”…
Thứ hai, kích thước siêu thực của viên ngọc trai - nó quá lớn để có thể là thật, đây là dấu hiệu cho thấy nhiều yếu tố trong tranh này có thể hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng.
Vẻ bí ẩn chính là yếu tố cốt lõi hấp dẫn người xem đối với bức tranh. Vẻ đẹp lộng lẫy của cô gái không phải là điểm đặc biệt nhất mà chính sự bí ẩn đã làm nên sức sống lâu bền của cô.
Ngoài ra, cách thể hiện của Vermeer cũng khiến bức tranh trở nên đặc biệt, xuất hiện giữa bóng tối vây quanh, cô gái hiện lên vô cùng sống động. Ngoài ra, khuôn miệng hé mở cũng là một nét phá cách, trông cô sống động như thể đang muốn giao tiếp với người xem tranh.
Nàng Mona Lisa
Nếu nụ cười của nàng Mona Lisa thách thức mọi sự lý giải, thì “Cô gái” của Vermeer khiến người ta không thể hiểu nàng đang nghĩ gì hoặc đang cảm thấy thế nào. Các thiên tài hội họa chính là những người biết để lại những nút thắt không bao giờ gỡ nổi trong tác phẩm của mình, vậy là hậu thế sẽ mãi loay hoay tìm cách lý giải và có lẽ sẽ chẳng bao giờ lý giải nổi.
Khi “thau” hóa thành “vàng”
Ban đầu, bức tranh “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai” không được giới phê bình cũng như người yêu tranh để ý tới. Khi mới trưng bày tại bảo tàng Mauritshuis hồi đầu thế kỷ 20, bức tranh chỉ là một tác phẩm phụ nhằm làm tôn lên những tác phẩm khác.
Bức tranh từng được đem bán đấu giá hồi năm 1881 tại thành phố The Hague (Hà Lan), khi đó, không ai quan tâm tới nó, chỉ có một nhà phê bình mỹ thuật và một nhà sưu tập hội họa để mắt tới. Họ là hai người bạn, vì vậy, tại buổi đấu giá, họ đã không thách thức nhau, nhà phê bình nhường nhà sưu tầm, vì vậy, nhà sưu tầm đã mua được tranh với giá hời.
Năm 1903, khi nhà sưu tầm qua đời, ông để lại bức tranh cho viện bảo tàng Mauritshuis. Kể từ đây, được ra mắt đông đảo công chúng, bức tranh dần có được danh tiếng mà nó xứng đáng.
Người ta nói rằng Vermeer là bậc thầy của ánh sáng, ông thường vẽ phụ nữ trong những căn phòng kín, ở đó, ánh sáng không đều, sẽ tạo điều kiện cho cây cọ của Vermeer được thể hiện sự tinh tế trong đường đi của ánh sáng.
Trong bức tranh này, tài năng đó được thể hiện ở viên ngọc trai, Vermeer đã khắc họa sự đa chiều của viên ngọc chỉ bằng hai “nhát” cọ trắng. Chỉ bằng hai lần đưa cọ, ông đã tạo ra được đường đi của ánh sáng trên viên ngọc: từ cửa sổ (tưởng tượng!) đi vào và từ cổ áo đi lên.
Danh tiếng của Vermeer cũng thăng trầm giống hệt như bức tranh, sau khi ông qua đời năm 1675, người ta liền lãng quên ông, phải tới hai thế kỷ sau, tên tuổi ông mới được nhớ lại và nhận được sự tôn sùng xứng đáng.
Đa số các nhân vật trong tranh của Vermeer đều không nhìn thẳng vào người xem, họ đắm chìm trong thế giới của riêng mình nhưng riêng “Cô gái” này lại nhìn thẳng vào ta như muốn nói chuyện, hai thế giới (trong và ngoài tranh) bắt đầu tương tác với nhau. Cô không mang vẻ đẹp “hàn lâm”, cổ điển mà thậm chí rất hiện đại.
Nàng Mona Lisa cũng nhìn vào người xem nhưng nàng không có nhu cầu kết nối hai thế giới, nàng ở lại trong tranh và sống trong thế giới riêng, còn “Cô gái” này lại muốn bước ra khỏi tranh, như thể giữa ta và nàng không có khoảng cách nào - một cô gái kỳ diệu, vừa gần gũi, cởi mở vừa xa cách, bí ẩn. Đó là lý do tại sao nàng hấp dẫn tới vậy suốt hàng thế kỷ qua.
“Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai”
Ở khóe miệng nàng ánh lên những tia sáng ẩm ướt. Đôi môi mở hé như thể nàng đang sắp nói ra điều gì. Những điều nàng muốn nói suốt hàng trăm năm qua vẫn luôn là bí ẩn như chính nhan sắc và danh tính của nàng.
Gợi cảm và tĩnh lặng, người phụ nữ tuyệt đẹp, nổi tiếng trong lịch sử hội họa này hoàn toàn vô danh. Người ta chỉ biết tới nàng đơn giản là “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai”.
Sự bí ẩn và vẻ quyến rũ ở nàng đã truyền cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mỹ Tracy Chevalier. Về sau, cuốn tiểu thuyết lại được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh, trong đó, nữ diễn viên gợi cảm nhất màn ảnh thế giới - Scarlett Johansson - vào vai người đẹp bí ẩn.
Scarlett Johansson (trái) hóa thân thành “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai” (phải)
Trong 2 năm trở lại đây, siêu phẩm hội họa của Vermeer đã được trưng bày ở khắp nơi thế giới, như thành phố Tokyo, Kobe (Nhật), San Francisco, New York, Atlanta (Mỹ), Bologna (Ý)…
Để đổi lại, chủ sở hữu vĩnh viễn của bức tranh - bảo tàng Mauritshuis ở thành phố The Hague, Hà Lan - sẽ nhận được 41 triệu đô la (872 tỉ đồng) để thực hiện những kế hoạch tân trang.
Dù đặt chân tới bất cứ đâu, “Cô gái” của Vermeer cũng đều thu hút sự quan tâm của công chúng, đến mức có thể khiến bất cứ ngôi sao điện ảnh nào cũng phải ghen tị. Khi được trưng bày tại Tokyo, bức tranh đã thu hút hơn 2,2 triệu lượt khách tới thăm - nhiều hơn lượng khách tới bất cứ triển lãm quốc tế nào được tổ chức tại Nhật cùng năm đó.
Người ta thường so sánh “Cô gái” của Vermeer với nàng Mona Lisa của Leonardo Da Vinci, nhưng nếu người ta biết rõ danh tính nàng Mona Lisa thì “Cô gái” của Vermeer lại hoàn toàn là ẩn số. Nàng có thể không nổi tiếng bằng Mona Lisa nhưng sức gợi mở của nàng không hề thua kém.
Xung quanh vẻ đẹp bất tử này, luôn có rất nhiều câu hỏi: Nàng là ai? Tại sao nàng có thể cuốn hút người xem tới vậy?…
Nhân vật bị bủa vây bởi những bí ẩn
Danh tính của người phụ nữ tuyệt đẹp này đã từng khiến những nhà nghiên cứu hội họa “điên cuồng” tìm hiểu. Người thì cho rằng đó là con gái của họa sĩ, người lại cho đó là tình nhân của ông. Nhưng tất cả đều chỉ là những giả thiết chưa được khẳng định, có thể chúng ta sẽ không bao giờ được biết danh tính thật của nàng. Và liệu có thực sự tồn tại không một nhan sắc như thế, người ta cũng không dám chắc.
Bản thân họa sĩ Vermeer sinh thời cũng là một con người bí ẩn. Người ta gọi ông là “người xứ Delft bí hiểm”. Suốt cả cuộc đời mình, ông không bao giờ rời xa quê nhà.
Vermeer sáng tác cũng không nhiều. Ông chỉ để lại khoảng gần bốn chục bức tranh. Ông cũng không để lại nhiều “dấu vết” về tiểu sử cá nhân.
Không giống như những họa sĩ đương thời thích đưa vào tranh nhiều chi tiết, đồ vật, thậm chí có lối vẽ “kể chuyện trong tranh”, Vermeer thích “đánh đố” người xem, ông giữ lại cho mình nhiều bí mật.
Ví dụ trong bức “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai”, người ta không hiểu cô là con gái hay người tình của họa sĩ. Trong bức “Học đàn”, người ta thấy một cặp đôi đang cùng tập đàn, trong đó, người ta không biết nhân vật nam là thầy giáo, người yêu hay chồng của người phụ nữ…
Trong tranh của Vermeer luôn có rất nhiều bí ẩn mà người xem sẽ không bao giờ có thể nắm bắt hết được.
Người ta từng đặt giả thiết rằng người phụ nữ xuất hiện trong tranh chỉ đơn giản là một người làm mẫu thuê, rằng đây có thể không phải một vẻ đẹp cụ thể mà có lẽ chỉ là một vẻ đẹp lý tưởng chung, do ông tưởng tượng ra.
Vẻ đẹp đó giờ đã thành bí ẩn và bất tử. Cũng có thể Vermeer đã lấy cảm hứng từ một nhân vật trong thần thoại hoặc Kinh thánh để sáng tạo nên “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai”…
Thứ hai, kích thước siêu thực của viên ngọc trai - nó quá lớn để có thể là thật, đây là dấu hiệu cho thấy nhiều yếu tố trong tranh này có thể hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng.
Vẻ bí ẩn chính là yếu tố cốt lõi hấp dẫn người xem đối với bức tranh. Vẻ đẹp lộng lẫy của cô gái không phải là điểm đặc biệt nhất mà chính sự bí ẩn đã làm nên sức sống lâu bền của cô.
Ngoài ra, cách thể hiện của Vermeer cũng khiến bức tranh trở nên đặc biệt, xuất hiện giữa bóng tối vây quanh, cô gái hiện lên vô cùng sống động. Ngoài ra, khuôn miệng hé mở cũng là một nét phá cách, trông cô sống động như thể đang muốn giao tiếp với người xem tranh.
Nàng Mona Lisa
Khi “thau” hóa thành “vàng”
Ban đầu, bức tranh “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai” không được giới phê bình cũng như người yêu tranh để ý tới. Khi mới trưng bày tại bảo tàng Mauritshuis hồi đầu thế kỷ 20, bức tranh chỉ là một tác phẩm phụ nhằm làm tôn lên những tác phẩm khác.
Bức tranh từng được đem bán đấu giá hồi năm 1881 tại thành phố The Hague (Hà Lan), khi đó, không ai quan tâm tới nó, chỉ có một nhà phê bình mỹ thuật và một nhà sưu tập hội họa để mắt tới. Họ là hai người bạn, vì vậy, tại buổi đấu giá, họ đã không thách thức nhau, nhà phê bình nhường nhà sưu tầm, vì vậy, nhà sưu tầm đã mua được tranh với giá hời.
Năm 1903, khi nhà sưu tầm qua đời, ông để lại bức tranh cho viện bảo tàng Mauritshuis. Kể từ đây, được ra mắt đông đảo công chúng, bức tranh dần có được danh tiếng mà nó xứng đáng.
Người ta nói rằng Vermeer là bậc thầy của ánh sáng, ông thường vẽ phụ nữ trong những căn phòng kín, ở đó, ánh sáng không đều, sẽ tạo điều kiện cho cây cọ của Vermeer được thể hiện sự tinh tế trong đường đi của ánh sáng.
Danh tiếng của Vermeer cũng thăng trầm giống hệt như bức tranh, sau khi ông qua đời năm 1675, người ta liền lãng quên ông, phải tới hai thế kỷ sau, tên tuổi ông mới được nhớ lại và nhận được sự tôn sùng xứng đáng.
Đa số các nhân vật trong tranh của Vermeer đều không nhìn thẳng vào người xem, họ đắm chìm trong thế giới của riêng mình nhưng riêng “Cô gái” này lại nhìn thẳng vào ta như muốn nói chuyện, hai thế giới (trong và ngoài tranh) bắt đầu tương tác với nhau. Cô không mang vẻ đẹp “hàn lâm”, cổ điển mà thậm chí rất hiện đại.
Nàng Mona Lisa cũng nhìn vào người xem nhưng nàng không có nhu cầu kết nối hai thế giới, nàng ở lại trong tranh và sống trong thế giới riêng, còn “Cô gái” này lại muốn bước ra khỏi tranh, như thể giữa ta và nàng không có khoảng cách nào - một cô gái kỳ diệu, vừa gần gũi, cởi mở vừa xa cách, bí ẩn. Đó là lý do tại sao nàng hấp dẫn tới vậy suốt hàng thế kỷ qua.
Bích Ngọc
Theo BBC/Slate
Theo BBC/Slate