Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

N h ữ n g B ứ c T r a n h về Đêm Chúa Giáng Sinh của họa sĩ Việt Nam

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • N h ữ n g B ứ c T r a n h về Đêm Chúa Giáng Sinh của họa sĩ Việt Nam


    N h ữ n g B ứ c T r a n h về Đêm Chúa Giáng Sinh của họa sĩ Việt Nam



    Đêm Thánh (họa sĩ Nguyễn Gia Trí)


    Đêm thánh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí .

    Bức tranh được họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ năm 1941, đến nay được xem là bức tranh Giáng Sinh tiền đề và nổi tiếng nhất của Việt Nam.

    Sinh thời, họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) theo đạo Phật. Nhưng bức Đêm thánh về đề tài Giáng Sinh của ông có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họa sĩ Việt Nam về sau.

    Bức Đêm thánh nay thuộc sở hữu của nhà thờ Mai Khôi (đường Tú Xương, Sài Gòn). Từ lúc ra đời, bức tranh từng “lưu lạc” từ Hà Nội vào Sài Gòn, rồi qua tận Pháp, trước khi về Việt Nam.

    Người có công đưa bức tranh quý này từ Pháp về Việt Nam là cố linh mục Thiện Cẩm của nhà thờ Mai Khôi. Ông đã qua đời tháng 2-2014. Lúc sinh thời, ông là người rất yêu quý và sẵn sàng kể những câu chuyện về bức tranh.

    Ông từng kể những năm 1960, khi đang ở Pháp, ông thấy bức tranh sơn mài này được làm vách ngăn chỗ các linh mục rửa tay làm lễ trong nhà thờ. Qua tìm hiểu ông nhận ra đây là bức tranh quý của họa sĩ Nguyễn Gia Trí nên tìm cách đưa trở lại Việt Nam.

    Theo lời kể của linh mục Thiện Cẩm lúc còn sống thì năm 1941, có hai sĩ quan Pháp muốn đặt hàng một bức tranh về đề tài Công giáo cho một nhà thờ mới mở ở Hà Nội. Họ được lời khuyên của những người Pháp khác rằng ở Việt Nam có hai người được xem là “biết vẽ”, đó là họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ sơn dầu và Nguyễn Gia Trí vẽ sơn mài. Họ tìm đến họa sĩ Nguyễn Gia Trí.

    Thời kỳ này, tên tuổi họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã rất nổi tiếng. Có rất nhiều người Pháp đến đặt ông vẽ tranh. Khi hai vị sĩ quan Pháp đặt vấn đề, họa sĩ Nguyễn Gia Trí nêu yêu cầu là ông chỉ vẽ thánh Guse, Đức mẹ Maria, Chúa Giê – su trong hình hài, trang phục của người Việt Nam. Đồng ý thì ông vẽ, nếu không đồng ý thì thôi.

    Cuối cùng, hai vị sĩ quan Pháp đồng ý. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã tạo nên một bức tranh chủ đề Giáng Sinh hoàn toàn mang tinh thần Á Đông. Phía trên là ba thiên sứ trong hình ảnh các cô tiên Á Đông, mặc áo dài, gảy đàn tỳ bà. Ở giữa là thánh Guse, Đức Mẹ Maria và Chúa hài đồng cùng với một con trâu trắng. Thánh Guse và Chúa hài đồng có hai ánh hào quang, Đức mẹ Maria có một ánh hào quang theo quan niệm Âm - Dương. Bên dưới là hình ảnh ba con người, một người tỉnh thức, một người hoang mang, một người đang nằm ngủ tượng trưng cho nhân loại.

    Giống các bức tranh thờ bộ ba khác của Tây Phương, bức "Đêm thánh" gồm ba bức sơn mài ghép lại. Hàng chữ La Tinh"Hodie pax vera de coelo descendit" trên đầu bức giữa nổi bật lên, tạo cho bức tranh một vẻ vừa Âu vừa Á. Nó có nghĩa là "Hôm nay hòa bình chân thật đã từ trời ngự xuống".

    Sau họa sĩ Nguyễn Gia Trí, có nhiều họa sĩ Việt Nam nổi tiếng khác như Hoàng Tích Chù, Tạ Tỵ, Tú Duyên, Nguyễn Anh, Nguyễn Phước… cũng vẽ tranh về đề tài Giáng Sinh. Họ cũng chịu ảnh hưởng ở bức tranh Giáng Sinh tiền đề của họa sĩ Nguyễn Gia Trí là chỉ vẽ thánh Guse, Đức mẹ Maria, Chúa Giê – su… bằng tinh thần Á Đông, với hình hài và trang phục Việt.





    Giáng Sinh (họa sĩ Nguyễn Anh)



    Giáng sinh - sơn dầu, Nguyễn Anh


    Trong bộ sưu tập tranh Công giáo của cố linh mục Đa Minh Trần Thái Hiệp, nguyên Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Sàigòn, có 4 bức tranh cùng chủ đề Giáng sinh của họa sĩ Nguyễn Anh (1914-?), thủ khoa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1935).

    Một trong bốn bức tranh thể hiện nơi Chúa Giêsu chào đời là khoảng đất trống giữa vườn cây cạnh một ngôi nhà tranh trong một đêm trăng của miền Nam nhiệt đới. Kỹ thuật dùng màu tương phản tạo ánh trăng soi rõ thân cây và hoa lá, trông như những bụi cây ngày nay có giăng đèn Giáng sinh. Tất cả các nhân vật trong tranh cùng ba nhân vật chính là Thánh Giuse, Đức Mẹ và Chúa Giêsu trên đầu có hào quang, đều trang phục quần và áo bà ba. Hai con trâu tề tựu bên cạnh là hình ảnh của một thôn quê Việt Nam. Các thiên thần chơi nhạc cụ dân tộc với sáo, đàn tranh và tỳ bà trong khoảng không gian vàng sáng của hào quang rạng chiếu. Một thiếu phụ đầu đội nón lá, quang gánh đứng gần đó, tượng trưng cho thành phần dân nghèo trong xã hội. Xa xa là những cụm khoai môn mọc lưa thưa. Một cảnh quan ban đêm của miền Nam hiền hòa và đầm ấm.

    Riêng bức “Giáng sinh” sơn mài của Hoàng Tích Chù (1912-2003) và Nguyễn Tiến Chung (1914-1976) cũng đã từng lưu lạc nhiều nơi như “Đêm Thánh” của Nguyễn Gia Trí. Khoảng năm 1942-1943, hai họa sĩ đã cho ra đời bức tranh tuyệt tác này. Ông Nguyễn Đệ, chánh văn phòng của hoàng đế Bảo Đại đã tặng bức tranh cho ĐCV Xuân Bích tại Liễu Giai (Hà Nội) - không rõ vào năm nào và trong dịp nào. Bức tranh đã theo chân chủng viện Liễu Giai vào miền Nam năm 1954, xuống Vĩnh Long, lên Thị Nghè, ra Huế, vào Đà Nẵng. Từ năm 1994, khi Đại Chủng viện Huế tái hoạt động, bức tranh lại được trang trọng treo tại vị trí cũ là cung thánh của chủng viện.





    “Giáng sinh”, tranh sơn dầu, 92 x 67 cm, của Nguyễn Anh, 1971


    “Ba Vua thờ lạy”, tranh sơn dầu, 100 x 81 cm, của Nguyễn Anh, 1961



    Hiển Linh (họa sĩ Nguyễn Phước)


    “Hiển linh”, tranh sơn dầu, 150 x120 cm, của Nguyễn Phước, 1988


    Sau năm 1975, một họa sĩ có chân trong nhóm Hội Họa Sĩ Trẻ (1966) của miền Nam là Nguyễn Phước (sinh năm 1943 tại Sài Gòn, tốt nghiệp Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định và Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật, Sài Gòn) đã có vài họa phẩm Công giáo được cố linh mục Đa Minh Trần Thái Hiệp sưu tập.

    Màu sắc bức tranh “Hiển Linh” (sơn dầu - 1988) của Nguyễn Phước nhuốm vẻ hoàng hôn của một buổi chiều sắp bước vào đêm. Có lẽ vì yêu màu của lửa, mặt trời, nên sắc đỏ dù có lợt đi, bức tranh vẫn bàng bạc những mảng màu nâu, cam, đỏ huyền bí của một ráng chiều sắp tắt. Màu áo dài xanh của Đức Mẹ Maria dịu dàng dưới vòng hào quang nâu nhạt trên vầng tóc búi đen, làm nổi bật điểm trung tâm của bức họa. Chiếc lu nước cạnh chõng tre bên căn chòi tranh cùng em bé mục đồng thổi sáo đã cân bằng vòng xoay bố cục các nhân vật của bức tranh. Ba vua trang phục rất đẹp dâng kính trà và châu báu. Xa xa hình bóng đen nhạt của hai bà cháu và con trâu trong tư thế đang đi tới làm bức tranh sống động hẳn lên. Bối cảnh bụi khoai, bụi chuối, hoa, lá, đây đó mang về cho họa phẩm một sự sống của thiên nhiên. Một bức tranh chiều hài hòa, dịu nhẹ, êm ả.




    “Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng”, tranh sơn mài, 42 x 35 cm, của Nguyễn Phước, 1990



    “Truyền tin”, tranh sơn mài, 80 x 69 cm, của Nguyễn Phước, 1990



    Đêm Thánh Vô Cùng (họa sĩ Tú Duyên)


    Đêm thánh vô cùng - tranh lụa, Tú Duyên


    “Đêm Thánh Vô Cùng” là tác phẩm của họa sĩ Tú Duyên (1915-2012), tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương 1935 -1942. Ông nổi tiếng ở miền Nam trước 1975 với thủ ấn họa và tranh lụa. Tranh này cũng thuộc bộ sưu tập của cố linh mục Đa Minh Trần Thái Hiệp.

    Khác với bố cục của các bức tranh tả cảnh đêm Giáng sinh khác, trong khung hình chữ nhật của bức tranh này, các nhân vật được dàn trải ra dày đặc tựa như một bức tranh Đông Hồ có tên “Đám cưới chuột” ngày xưa. Đức Mẹ Maria mang dáng vẻ và trang phục áo tứ thân, vấn tóc, choàng khăn của người phụ nữ miền Bắc. Thánh Giuse lại giống một ông lão, tóc búi, râu chòm, dài lê thê. Các hình ảnh thiên thần, người dân cùng mục đồng thổi sáo bên trâu bò đã lộ ra vẻ mộc mạc chân chất của đồng quê miền Bắc. Kể cả ba vua với hào quang cũng là ba ông lão với áo dài khăn đóng, dâng nến, dâng quà. Xa xa là nhánh tre trúc, một thứ cây mọc khắp nơi ở đất nước Việt Nam.



    Giáng Sinh (Nguyễn Siên)


    “Giáng sinh”, tranh sơn dầu, 100 x 80 cm, của Nguyễn Siên, 1971



    Còn có thể nhắc đến một số bức tranh như “Giáng sinh” (sơn dầu - Nguyễn Siên 1971), “Đức Mẹ Đồng Trinh Và Chúa Hài Đồng” (sơn mài - Nguyễn Phước 1990)… Chỉ với khung cảnh đơn sơ của hang đá Bêlem nhưng nhiều họa sĩ đã cảm hứng về đêm huyền diệu và để lại cho đời những họa phẩm đặc trưng của người Việt. Thật đáng ngưỡng mộ!



    “Đức Mẹ bồng con”, tranh lụa, 65 x 42 cm, của Lê Văn Bình, 1990



    (ST)
Working...
X