Những địa danh nổi tiếng của Buôn Ma Thuột
Ngôi đình của người Kinh trong những ngày đầu lên Tây Nguyên lập nghiệp, nhà dài mang đậm nét văn hóa người Ê Đê... là một trong những địa danh không thể bỏ qua khi đến thủ phủ cà phê.
Đình Lạc Giao
Đình được xem là nơi thờ cúng của người Kinh từ khắp các miền lưu lạc đến sinh sống ở Buôn Ma Thuột thuở ban đầu, với thành hoàng là Đào Duy Từ, một doanh nhân văn hóa, chính trị. Kiến trúc của đình không khác so với những ngôi đình rải rác khắp nước là những hình rồng trên đỉnh, cách bố trí chánh điện, tiên điện hay lớp gạch đỏ trước sân.
Những địa danh nổi tiếng của Buôn Ma Thuột
Chùa sắc tứ Khải Đoan
Tên ngôi chùa được là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu. Chùa do những nghệ nhân Huế xây dựng nên ngoài nét đặc trưng nhà dài của Tây Nguyên, còn xen lẫn kiến trúc nhà rường. Nội thất bên trong hầu hết là kiểu ghép sành sứ. Bên hông trái của chùa có nhà tòa lục giác giác với sáu cây cột trang trí hình rồng, mây thờ Quan Âm. Bên gian phải chính điện treo một quả chuông đồng nặng gần 4 tạ.
Bảo tàng các dân tộc Việt Nam
Trước kia nơi đây từng là tòa nhà Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên, rồi trở thành khu biệt điện của vua Bảo Đại, ngày nay trở thành bảo tàng các dân tộc Việt Nam.
Bao bọc tòa nhà làm bằng gỗ mang đậm phong cách nhà dài truyền thống của người Ê Đê là một rừng cây cổ thụ to vài người ôm. Trong đó, nổi bật là hai cây long não cổ thụ với hình dáng đẹp, lạ mắt đối xứng hai bên đường. Hầu hết du khách khi đến đây đều pose hình với một trong hai cây này.
Tòa giám mục Buôn Ma Thuột
Mới nhìn qua, tòa giám mục trông như một ngôi nhà riêng biệt, nhưng thực chất bao gồm nhiều dãy nối lại với nhau. Tòa nhà chính là nhà nguyện dài 35 m, rộng 11m với 11 cột to hình ngủ giác nối với nhau tạo thành một khung hình thang kiểu gothic rất công phu. Công trình được xây bằng gỗ, lợp ngói vảy. Ngoài kiến trúc đồ sộ bên trong, hàng rào bằng cạy xanh được cắt tỉa thường xuyên bao quanh tòa nhà cũng là nét quyến rũ của nơi này.
Tiếng Ê Đê, Ako có nghĩa là đầu nguồn, Dhong là lũng. Ako Dhong là lũng đầu nguồn. Buôn nằm trong nội thành thành phố Buôn Ma Thuột và nổi tiếng giàu có với những nhà ngói khang trang, sang trọng. Dấu vết chế độ mẫu hệ ở nơi đây còn lưu lại qua chiếc thang gỗ bắt lên sàn nhà chạm 2 bầu vú. Điều đặc biệt là có hai thang để lên nhà, nam giới và khách đi thang trước, thang sau dành cho phụ nữ.
Ngã 6 Ban Mê và cây Kơnia
Ngã 6 là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của quốc lộ 14 và quốc lộ 26. Ở đây có tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố. Còn 1mộtbiểu tượng khác của thành phố cách ngã 6 vài trăm mét là cây Kơnia to hơn người ôm nằm trong khuôn viên sâu sau của nhà văn hóa trung tâm tỉnh.
Nhà dài Êđê
Một kiến trúc đậm nét chế độ mẫu hệ của người E Đê. Nhà được làm bằng gỗ và tre nứa, lợp tre. Nhà được chia làm ba phần: sân sàn, ngăn khách và ngăn ở. Sân trước có hai cầu thang dược đẽo ba bằng tay, với tạo hình mặt trăng, nhũ hoa...
Tháp Chăm Yang Prong
Đây là ngọn thác Chăm duy nhất tại Tây Nguyên. Tháp nằm khuất dưới màu xanh của lá rừng và trên một khoảng đất bằng phẳng (không phải trên đồi như các tháp khác tại miền Trung). Mỗi cạnh tháp dài khoảng 5m, hần đầu của tháp hơi phình ra rồi thon dần lại như củ hành. Mỗi mặt tường là một cửa nhưng chỉ có cửa ở phía đông là cửa mở. Cách tháp 50m là dòng suối Ea H’Leo róc rách quanh năm.
Hồ Lăk
Hồ Lắk cách thị xã Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía nam và mang trong mình truyền thuyết vầ chàng Y Lắk dũng cảm. Chuyện kể rằng, ngày xưa vào mùa nắng như thiêu như đốt, các ruộng nương đều không thể trồng cây cỏ gì. Trước cảnh người chết vì đói, vì nắng, chàng trai dũng cảm Y Lăk đã đi tìm nguồn nước cho buôn làng. Chàng theo dấu lươn trườn mà đi, đến khi gặp một hồ nước thẳm xanh mở ra trước mắt.
Du khách có thể chinh phục hồ bằng voi hay thuyền độc mộc. Mỗi phương tiện mang đến một trải nghiệm riêng về vùng đất này. Ngoài ra, đến hồ Lắk, du khách còn tham quan buôn Jun, một buôn làng nhô hẳn ra mặt nước hồ Lắk.
Công Tính - An Huỳnh
Theo Bưu Điện Việt Nam
Theo Bưu Điện Việt Nam
Comment