Muôn hình khối, màu sắc... làm nên vẻ đẹp kỳ lạ của những đám mây. Dưới đây là những bức ảnh đầy ấn tượng về sự đa dạng của mây kèm những lý giải về sự hình thành.
Những đám mây luôn làm dấy lên những thắc mắc về sự hình thành của chúng. Liệu chúng chỉ là tổ hợp của những giọt nước nhỏ li ti được làm lạnh ở tầng cao của trái đất hay những hình dạng kỳ bí ấy lại là một thông điệp từ trên cao?
Tuy nhiên, những hình dạng muôn màu muôn vẻ ấy vẫn được giới nghiên cứu “phân loại” và phần nào lý giải được sự hình thành của chúng.
Về cơ bản, những đám mây dày phản xạ lại 70 – 90 % ánh sáng nhìn thấy được nên chúng thường mang màu trắng, ít nhất là khi nhìn từ trên cao. Tuy nhiên, khi chúng đủ dầy để phản xạ lại gần hết ánh sáng từ mặt trời thì chúng lại mang màu tối.
Các đám mây mỏng thì phản xạ ít ánh sáng hơn, do đó, chúng có thể có nhiều màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là vào lúc bình minh hay chiều tối. Và nhờ đó, những đám mây có thể mang những hình thù hết sức đáng kinh ngạc như những bức ảnh dưới đây.
Mây hình vỏ sò: Những đám mây này thường ở rất thấp và đặc biệt nguy hiểm với sấm sét và những cơn gió mạnh. Tuy nhiên, đôi khi chúng chỉ đi kèm với một luồng không khí lạnh. Những đám mây loại này luôn được “gắn” chặt với một đám mây lớn hơn ở phía trên.
Mây hình cuộn: Những đám mây này cũng có những tính chất tương tự như những đám mây hình vỏ sò. Với những cơn gió mạnh và luồng không khí có nhiệt độ thấp, tuy nhiên sự hình thành đám mây loại này lại là từ những những giọt nước có nhiệt độ khá ấm và tỏa nhiệt theo nhiều hướng đan xen lẫn nhau tạo ra rất nhiều những luồng gió với hướng thay cả ở trên lẫn dưới bề mặt đám mây.
Mây hình hạt đậu: Đựợc hình thành khi luồng không khí ẩm bị thổi qua các dãy núi cao, với sức gió lớn kết hợp với đỉnh các ngọn núi gây ra các “làn sóng” lan theo nhiều hướng khác nhau.
Mây Mammatus: Là một ví dụ hiếm hoi về sự hình thành nên các đám mây ở một vùng không gian thấp. Tuy hình dạng rất có vẻ “dọa người” như vậy nhưng chúng không hề mang theo dấu hiệu của một thảm họa thời tiết tồi tệ. Trên thực tế, chúng thường được nhìn thấy sau khi những cơn bão đã đi qua.
Mây hình con sứa: Đám mây với tên thường gọi là đám mây hình con sứa này nằm ở độ cao hơn 5 km so với mặt đất. Chúng được hình thành bởi luồng không khí ẩm bốc lên từ các xoáy nước lớn, kết hợp với sự “tấn công” từ các luồng không khí khô khác trong suốt quá trình di chuyển của chúng. Cái “đuôi” chính là hệ quả của sự tấn công ấy. Nhờ đó mà chúng ta có dịp chiêm ngưỡng một tác phẩm tuyệt vời của tự nhiên.
Mây hình nấm: Những đám mây giống hình nấm này được hình thành nên bởi sự chuyển động quá nhanh của các luồng không khí nóng, dẫn đến việc tạo ra các “hiệu ứng xoáy nước” khiến đám mây có hình dạng giống như một cây nấm. Những đám mây loại này thường được quan sát thấy khi có núi lửa phun trào.
Mây óng ánh: Những đám mây này được hình thành trong tầng bình lưu với độ cao từ 15-24 km và có thể quan sát được trong suốt hơn 2 giờ đồng hồ trước khi mặt trời mọc hay lặn. Sự kết hợp của ánh sáng phản xạ từ những đám mây ở tầng đối lưu bên dưới khiến chúng có một vẻ đẹp thực sự khó quên.
Theo Báo Đất Việt
Những đám mây luôn làm dấy lên những thắc mắc về sự hình thành của chúng. Liệu chúng chỉ là tổ hợp của những giọt nước nhỏ li ti được làm lạnh ở tầng cao của trái đất hay những hình dạng kỳ bí ấy lại là một thông điệp từ trên cao?
Tuy nhiên, những hình dạng muôn màu muôn vẻ ấy vẫn được giới nghiên cứu “phân loại” và phần nào lý giải được sự hình thành của chúng.
Về cơ bản, những đám mây dày phản xạ lại 70 – 90 % ánh sáng nhìn thấy được nên chúng thường mang màu trắng, ít nhất là khi nhìn từ trên cao. Tuy nhiên, khi chúng đủ dầy để phản xạ lại gần hết ánh sáng từ mặt trời thì chúng lại mang màu tối.
Các đám mây mỏng thì phản xạ ít ánh sáng hơn, do đó, chúng có thể có nhiều màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là vào lúc bình minh hay chiều tối. Và nhờ đó, những đám mây có thể mang những hình thù hết sức đáng kinh ngạc như những bức ảnh dưới đây.
Mây hình vỏ sò: Những đám mây này thường ở rất thấp và đặc biệt nguy hiểm với sấm sét và những cơn gió mạnh. Tuy nhiên, đôi khi chúng chỉ đi kèm với một luồng không khí lạnh. Những đám mây loại này luôn được “gắn” chặt với một đám mây lớn hơn ở phía trên.
Mây hình cuộn: Những đám mây này cũng có những tính chất tương tự như những đám mây hình vỏ sò. Với những cơn gió mạnh và luồng không khí có nhiệt độ thấp, tuy nhiên sự hình thành đám mây loại này lại là từ những những giọt nước có nhiệt độ khá ấm và tỏa nhiệt theo nhiều hướng đan xen lẫn nhau tạo ra rất nhiều những luồng gió với hướng thay cả ở trên lẫn dưới bề mặt đám mây.
Mây hình hạt đậu: Đựợc hình thành khi luồng không khí ẩm bị thổi qua các dãy núi cao, với sức gió lớn kết hợp với đỉnh các ngọn núi gây ra các “làn sóng” lan theo nhiều hướng khác nhau.
Mây Mammatus: Là một ví dụ hiếm hoi về sự hình thành nên các đám mây ở một vùng không gian thấp. Tuy hình dạng rất có vẻ “dọa người” như vậy nhưng chúng không hề mang theo dấu hiệu của một thảm họa thời tiết tồi tệ. Trên thực tế, chúng thường được nhìn thấy sau khi những cơn bão đã đi qua.
Mây hình con sứa: Đám mây với tên thường gọi là đám mây hình con sứa này nằm ở độ cao hơn 5 km so với mặt đất. Chúng được hình thành bởi luồng không khí ẩm bốc lên từ các xoáy nước lớn, kết hợp với sự “tấn công” từ các luồng không khí khô khác trong suốt quá trình di chuyển của chúng. Cái “đuôi” chính là hệ quả của sự tấn công ấy. Nhờ đó mà chúng ta có dịp chiêm ngưỡng một tác phẩm tuyệt vời của tự nhiên.
Mây hình nấm: Những đám mây giống hình nấm này được hình thành nên bởi sự chuyển động quá nhanh của các luồng không khí nóng, dẫn đến việc tạo ra các “hiệu ứng xoáy nước” khiến đám mây có hình dạng giống như một cây nấm. Những đám mây loại này thường được quan sát thấy khi có núi lửa phun trào.
Mây óng ánh: Những đám mây này được hình thành trong tầng bình lưu với độ cao từ 15-24 km và có thể quan sát được trong suốt hơn 2 giờ đồng hồ trước khi mặt trời mọc hay lặn. Sự kết hợp của ánh sáng phản xạ từ những đám mây ở tầng đối lưu bên dưới khiến chúng có một vẻ đẹp thực sự khó quên.
Theo Báo Đất Việt