Thiên Thủ Quán Âm (Thousand Hand Guanyin )
(Đoàn Trình Diễn Nghệ Thuật của Người Khuyết Tật Trung Hoa).
Quán Âm
Quán Âm là vì Bồ tát (Boddhisattva) từ bi, được các Phật tử tôn kính như là Nữ Thần Ân Phước. Tên của ngài được gọi tắt là Quán Thế Âm. Quán = có nghĩa là quan sát, xem xét, hay để tâm đến. Thể = có nghĩa là
Thế gian; Âm = có nghĩa là Âm thanh, đặc biệt là âm thanh của những kẻ đau khổ. Do đó, Quán Thế Âm là một người xem xét quan sát và đáp ứng với những kẻ đang kêu khóc cầu cứu trên thế gian.
Bồ Đề (Boddhi) có nghĩa là trí tuệ hay giác ngộ, Tát Đỏa (Sattva) có nghĩa là chúng sanh hay hữu tình. Hai chữ này ghép lại thì có chữ Bồ Tát, một chúng sanh đã giác ngộ và sẵn sàng để ra ngoài vòng sanh tử, nhưng
đã chọn trở lại thế gian để giúp những người khác cùng đạt đến sự giác ngộ giống mình. Đây chính là sự biểu lộ của lòng từ bi thanh tịnh tột cùng.
Ngàn tay của vị Bồ tát nầy tiêu biểu cho nhiều khá năng cứu giúp của Quán Âm. Có ngàn con mắt trên ngàn bàn tay giúp Quán Âm có khả năng quan sát thế gian. Quán Âm cũng có nhiều khuôn mặt để có thể dùng
khuôn mặt thích hợp cần cho việc giúp người, không nhất thiết là dùng gương mặt của chính ngài, bởi vì sự giúp đỡ được ngài ban ra với tinh thần vô ngã
Do ảnh hưởng lan rộng của văn hóa Trung Hoa, Quán Âm có thể là vị Bồ tát được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Điều nầy đôi lúc đưa đến ngộ nhận khi có nhiều người lẫn lộn Quán Âm và Bồ tát. Thí dụ nhiều người
đã dịch lầm tên vũ điệu trình diễn là Bồ Tát Thiên Thủ.
Thêm vao đó hình ảnh thần thánh hóa của Quán Âm có thể đưa đến ngộ nhận ở mức độ căn bản. Một vị Bồ tát không phải là một vị thần mà là một chúng sanh – một chúng sanh đã thăng hoa về tâm linh. Mặc dầu
Quán Âm được mô tả qua hình ảnh một phụ nữ Á đông đẹp đẽ, tuy nhiên bất cứ người nào cũng có thể thành Bồ tát dầu người đó có bất cứ hình dáng, chủng tộc, hay giới tính gì đi nữa. Hễ khi nào bạn hành xử theo
xu hướng tự nhiên của lòng từ bi, là bạn đã tiến gần thêm được một bước để trở thành Bồ tát.
Về phần trình diễn
Điều ly kỳ nhất về phần trình diễn này là tất cả các vũ công đều bị điếc. Họ là thành viên của Đoàn Trình Diễn Nghệ Thuật của Người Khuyết Tật Trung Hoa. Không có người nào trong nhóm họ có thể nghe được âm
nhạc – điều này làm cho việc múa phối hợp của họ là một thành tựu kỳ diệu. Những khó khăn và thách đố họ gặp phải trong lúc tập luyện thật ngoài sự tưởng tượng.
Thông điệp rốt ráo của phần trình diễn này có thể tóm tắt qua những lời của Zhang Jigang, nhà biên soạn và đạo diễn vũ khúc này:
"Khi bạn tử tế và trong lòng đầy tình thương,
Ngàn tay sẽ tự nhiên đến giúp bạn.
Khi bạn tử tế và trong lòng đầy tình thương,
Bạn sẽ vươn ngàn cánh tay để giúp kẻ khác."
- Vũ khúc này được các vũ công Trung Quốc tập luyện trong gần 10 năm trước khi ra trình diễn trước công chúng. Trong năm 2005, họ đã đi trình diễn tại hơn 40 quốc gia. Đoàn vũ công gồm 9 nam và 12 nữ đều
câm điếc, do câm điếc nên họ dùng nét mặt và cử chỉ để diễn tả nội tâm. Trong quá trình tập luyện, họ đã học phương pháp phối hợp hơi thở và diễn xuất, diễn đạt tấm lòng từ bi bao la của Bồ Tát Quán Âm.
- Trong phim, bạn thấy có 2 người đứng ở hai bên hông sân khấu là những người nhắc vũ điệu bằng cách ra dấu cho các vũ công câm điếc vì các vũ công này không nghe được điệu nhạc.
- Các vũ công, lúc hợp thành một, lúc phân ra thành nhiều, nói lên khả năng phân thân của Bồ Tát Quán Thể Ấm như trong hai câu thơ:
"Ngàn xứ khẩn cầu ngàn xứ ứng
Thường vào biển khổ độ người qua".
Thousand Hand Guanyin (Thiên Thủ Quán Âm)
(Đoàn Trình Diễn Nghệ Thuật của Người Khuyết Tật Trung Hoa).
Quán Âm
Quán Âm là vì Bồ tát (Boddhisattva) từ bi, được các Phật tử tôn kính như là Nữ Thần Ân Phước. Tên của ngài được gọi tắt là Quán Thế Âm. Quán = có nghĩa là quan sát, xem xét, hay để tâm đến. Thể = có nghĩa là
Thế gian; Âm = có nghĩa là Âm thanh, đặc biệt là âm thanh của những kẻ đau khổ. Do đó, Quán Thế Âm là một người xem xét quan sát và đáp ứng với những kẻ đang kêu khóc cầu cứu trên thế gian.
Bồ Đề (Boddhi) có nghĩa là trí tuệ hay giác ngộ, Tát Đỏa (Sattva) có nghĩa là chúng sanh hay hữu tình. Hai chữ này ghép lại thì có chữ Bồ Tát, một chúng sanh đã giác ngộ và sẵn sàng để ra ngoài vòng sanh tử, nhưng
đã chọn trở lại thế gian để giúp những người khác cùng đạt đến sự giác ngộ giống mình. Đây chính là sự biểu lộ của lòng từ bi thanh tịnh tột cùng.
Ngàn tay của vị Bồ tát nầy tiêu biểu cho nhiều khá năng cứu giúp của Quán Âm. Có ngàn con mắt trên ngàn bàn tay giúp Quán Âm có khả năng quan sát thế gian. Quán Âm cũng có nhiều khuôn mặt để có thể dùng
khuôn mặt thích hợp cần cho việc giúp người, không nhất thiết là dùng gương mặt của chính ngài, bởi vì sự giúp đỡ được ngài ban ra với tinh thần vô ngã
Do ảnh hưởng lan rộng của văn hóa Trung Hoa, Quán Âm có thể là vị Bồ tát được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Điều nầy đôi lúc đưa đến ngộ nhận khi có nhiều người lẫn lộn Quán Âm và Bồ tát. Thí dụ nhiều người
đã dịch lầm tên vũ điệu trình diễn là Bồ Tát Thiên Thủ.
Thêm vao đó hình ảnh thần thánh hóa của Quán Âm có thể đưa đến ngộ nhận ở mức độ căn bản. Một vị Bồ tát không phải là một vị thần mà là một chúng sanh – một chúng sanh đã thăng hoa về tâm linh. Mặc dầu
Quán Âm được mô tả qua hình ảnh một phụ nữ Á đông đẹp đẽ, tuy nhiên bất cứ người nào cũng có thể thành Bồ tát dầu người đó có bất cứ hình dáng, chủng tộc, hay giới tính gì đi nữa. Hễ khi nào bạn hành xử theo
xu hướng tự nhiên của lòng từ bi, là bạn đã tiến gần thêm được một bước để trở thành Bồ tát.
Về phần trình diễn
Điều ly kỳ nhất về phần trình diễn này là tất cả các vũ công đều bị điếc. Họ là thành viên của Đoàn Trình Diễn Nghệ Thuật của Người Khuyết Tật Trung Hoa. Không có người nào trong nhóm họ có thể nghe được âm
nhạc – điều này làm cho việc múa phối hợp của họ là một thành tựu kỳ diệu. Những khó khăn và thách đố họ gặp phải trong lúc tập luyện thật ngoài sự tưởng tượng.
Thông điệp rốt ráo của phần trình diễn này có thể tóm tắt qua những lời của Zhang Jigang, nhà biên soạn và đạo diễn vũ khúc này:
"Khi bạn tử tế và trong lòng đầy tình thương,
Ngàn tay sẽ tự nhiên đến giúp bạn.
Khi bạn tử tế và trong lòng đầy tình thương,
Bạn sẽ vươn ngàn cánh tay để giúp kẻ khác."
- Vũ khúc này được các vũ công Trung Quốc tập luyện trong gần 10 năm trước khi ra trình diễn trước công chúng. Trong năm 2005, họ đã đi trình diễn tại hơn 40 quốc gia. Đoàn vũ công gồm 9 nam và 12 nữ đều
câm điếc, do câm điếc nên họ dùng nét mặt và cử chỉ để diễn tả nội tâm. Trong quá trình tập luyện, họ đã học phương pháp phối hợp hơi thở và diễn xuất, diễn đạt tấm lòng từ bi bao la của Bồ Tát Quán Âm.
- Trong phim, bạn thấy có 2 người đứng ở hai bên hông sân khấu là những người nhắc vũ điệu bằng cách ra dấu cho các vũ công câm điếc vì các vũ công này không nghe được điệu nhạc.
- Các vũ công, lúc hợp thành một, lúc phân ra thành nhiều, nói lên khả năng phân thân của Bồ Tát Quán Thể Ấm như trong hai câu thơ:
"Ngàn xứ khẩn cầu ngàn xứ ứng
Thường vào biển khổ độ người qua".
Thousand Hand Guanyin (Thiên Thủ Quán Âm)