Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

H o a B ỉ N g ạ n

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • H o a B ỉ N g ạ n


    H o a B ỉ N g ạ n









    Hoa bỉ ngạn (彼岸花) còn có tên gọi là mạn châu sa hoa (曼珠沙华), tiếng Phạn là Mañjusaka, tiếng Nhật là Manjushage, Higan Bana, tên khoa học là Lycoris Radiata.

    Trong kinh Pháp Hoa có miêu tả hình ảnh trời mưa hoa mạn thù sa (曼殊沙华) để cúng dường Đức Phật:

    “Lúc bấy giờ, hàng tứ chúng vây quanh cúng dàng cung kính ngợi khen tôn trọng, Đức Thế Tôn vì các vị Bồ tát mà nói kinh đại thừa tên là: “Vô lượng nghĩa giáo Bồ tát pháp Phật sở hộ niệm”. Nói kinh này xong, Đức Phật ngồi xếp bằng nhập vào chính định “Vô lượng nghĩa xứ”, thân và tâm của Phật đều không lay động. Khi đó trời mưa hoa Mạn đà la, hoa Ma ha Mạn đà la, hoa Mạn thù sa, hoa Ma ha Mạn thù sa, để rải trên Đức Phật cùng hàng đại chúng, khắp cõi Phật sáu điệu vang động…” (Phẩm Tựa, Kinh Pháp Hoa)

    Khi tra trên Google, cả hai cụm từ “mạn châu sa hoa” (曼珠沙华) và “mạn thù sa hoa” (曼殊沙华) đều cho ra hình ảnh của hoa bỉ ngạn, trong khi chữ “châu” (珠) thuộc bộ ngọc (玉), còn chữ “thù” (殊) thuộc bộ ngạt (歹). Phải chăng dù hai tên gọi có phần khác nhau, nhưng đều chỉ chung cho một loài hoa?

    Hoa bỉ ngạn có 3 màu đỏ, vàng và trắng, cành hoa dài vươn lên từ mặt đất, trên đài gồm một cụm hoa khoảng 5 đến 7 nụ, khi nở xòe tròn ra mọi hướng, trông như con chim công đang múa. Điểm đặc biệt là cây có lá thì không ra hoa, khi có hoa thì không thấy lá đâu cả. Có thể do loài hoa này đã chỉ ra được tính chất sinh tử luân hồi (khó có thể gặp nhau) giữa lá và hoa, mà người ta gọi là “bỉ ngạn” (hoa - bờ kia), gợi ra khoảng cách với “thử ngạn” (lá - bờ này).

    Trong Phật học, khi nói đến sự cố chấp, người ta thường ví với thái độ “nhân ngã, bỉ thử”, tức còn mang tâm phân biệt ta - người, bên này - bên kia, và rất khó lòng thoát ra khỏi phiền não, khổ đau…

    Trong “Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca”, Trần Nhân Tông viết: “Niệm lòng vằng vặc/ Giác tính quang quang/ Chẳng còn bỉ thử/ Tranh nhân chấp ngã”. Còn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thì có đoạn:

    “Ông rằng: Bỉ thử nhất thì,
    Tu hành thì cũng phải khi tòng quyền.
    Phải điều cầu Phật cầu Tiên,
    Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây?”.

    Thế mới biết, trong cõi thánh phàm đồng cư này, những day dứt của đời người không biết bao giờ mới rút ngắn khoảng cách được. Chỉ thấy hoa vẫn rực lên vàng, trắng, đỏ..., kinh Lòng (Bát nhã ba la mật đa) hằng đọc… đến Bờ Kia!


    (Thích Thanh Thắng)




  • #2



    Sự tích Hoa Bỉ Ngạn




    Cây hoa bỉ ngạn khi nở xòe tròn ra mọi hướng, trông như con chim công đang múa tuyệt đẹp,rất đặc biệt, khi có hoa thì không có lá



    Cây hoa bỉ ngạn thuộc loại cây thân thảo lâu năm, chiều cao khoảng 40 - 100cm. Hoa tạo thành chùm sắp xếp lạ mắt. Hoa bỉ ngạn có ba màu chính: Đỏ, trắng và vàng. Hoa bỉ ngạn màu trắng gọi là Mạn Đà La - mandarava , hoa màu đỏ gọi là Mạn Châu sa - Manjusaka.Phổ biến nhất là hoa màu đỏ. Hoa có màu đỏ rực rỡ như máu, cành hoa dài vươn lên từ mặt đất, trên đài gồm một cụm hoa khoảng 5 đến 7 nụ, khi nở xòe tròn ra mọi hướng, trông như con chim công đang múa, khi có hoa thì không có lá .Hoa bỉ ngạn nở rất đặc biệt Ba ngày trước và sau xuân phân gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày trước và sau thu phân gọi là Thu Bỉ Ngạn. Bỉ Ngạn hoa nở vào Thu Bỉ Ngạn, thời gian rất chính xác cho nên mới gọi là Bỉ Ngạn hoa.


    Truyền thuyết hoa bỉ ngạn



    Thuở xưa trên thiên giới có một cặp tình nhân yêu nhau thắm thiết. Chàng trai vốn là võ tướng tên Hoa, cô gái là công chúa tên gọi Châu Nhi. Vốn hai người đã định xin Thiên đế ban hôn, nhưng vì lúc đó xảy ra loạn lạc, Hoa đành phải gác tư tình sang bên, cầm quân đánh giặc
    Khi trở về, chàng biết tin Thiên đế muốn đem gả Châu Nhi cho Tiên tôn để kết tình hữu nghị. Hoa bèn vào cung thỉnh cầu, ngờ đâu Thiên đế nghe xong thì nổi trận lôi đình, giam chàng vào ngục.

    Châu Nhi lén vào thăm Hoa, hai người bàn kế vượt ngục. Hoa vốn dòng Thiên tướng, pháp thuật tinh thuần, rốt cục đã vượt ngục thành công, dẫn theo Châu Nhi chạy trốn.

    Thiên đế biết chuyện, giận dữ phái thiên binh thiên tướng đuổi giết. Hoa và Châu Nhi lâm vào tình cảnh ngặt nghèo, tiến lui đều không có lối. Giữa lúc tuyệt vọng, hai người vì muốn trọn đời bên nhau không chia cắt, Hoa thi triển bí thuật, tự biến hai người thành một loài hoa. Châu Nhi hóa thành nụ hoa trắng trong tinh khiết, Hoa biến thành tán lá xanh mịn màng ôm lấy nụ hoa. Đám thiên binh thiên tướng đuổi giết thấy thế ngỡ ngàng, bèn đặt tên loài hoa này là Mạn Châu Sa Hoa.

    Mọi việc tưởng đến thế thì kết thúc, nào ngờ Thiên đế lòng dạ hẹp hòi, muốn cho đôi tình nhân vĩnh viễn phân ly, bèn trớ chú cho loài hoa này một trớ chú vô cùng độc ác:”Mạn Châu Sa Hoa, hoa ngàn năm nở, ngàn năm rụng, lá ngàn năm sinh ra, ngàn năm chết đi. Hoa lá vĩnh viễn không thể gần nhau, dù cùng sống trên một thân cây.”

    Thời gian cứ thế trôi qua…. Cả ngàn vạn năm sau, lời trớ chú cũng trở nên yếu ớt trước ái tình đằm thắm khắng khít của hai người. Cuối cùng hoa lá cùng bung nở trên thân cây, đôi tình nhân chung thủy sắt son rốt lại vẫn có thể tương kiến giữa con sông dài thời gian chia lìa sinh tử.

    Thế nhưng trớ chú cũng bị thời gian bào mòn, vậy mà lòng hẹp hòi của Thiên đế vẫn không thay đổi. Sau khi y biết Mạn Châu Sa Hoa bừng nở, liền sai binh tướng đuổi giết, bắt về.

    Mạn Châu Sa Hoa sau khi cùng nở cùng sinh, pháp lực khôi phục, vội vàng chạy trốn. Trời đất bao la nhưng không chốn dung thân, Mạn Châu Sa Hoa cuối cùng đành phải trốn xuống địa ngục.



    Thiên binh thiên tướng đuổi sát không tha. Chính thái độ hống hách tàn ác của chúng đã khiến cho người Ma vực nổi lòng oán ghét, lại thêm câu chuyện tình Mạn Châu Sa Hoa càng khiến họ nổi mối thương tâm, cuối cùng người Ma vực đứng ra bênh vực cho Mạn Châu Sa Hoa, dẫn đến một trường Thần Ma đại chiến.

    Trong khi hai bên chiến đấu, máu tươi của binh sĩ hai bên chảy tràn mặt đất, không ngờ lại bị hút hết vào cây Mạn Châu Sa Hoa. Máu tươi nhiều đến nỗi nụ hoa vốn trắng trong tinh khiết cũng trở thành đỏ tươi như máu, yêu dị và diễm lệ vô cùng.

    Cả Mạn Châu Sa Hoa cũng không hay biết chuyện gì xảy ra, đột nhiên huyết quang từ cây hoa xông vọt lên tận trời, tất cả binh sĩ hai bên đang chiến đấu thảy đều bị biến thành tro bụi.

    Biến cố đột ngột này oanh động cả tam giới, Thiên đế, Ma vương, Quỷ vương, Tiên tôn đều tự thân đến xem xét. Thiên đế vẫn không cam lòng, quyết bắt Mạn Châu Sa Hoa trở về, bất quá thông qua Thiên nhãn kính cả 4 người bọn họ đều biết Mạn Châu Sa Hoa đã vượt khỏi tam giới, siêu thoát ngũ hành, không chịu câu thúc của các quy tắc thông thường nữa.

    Vì Mạn Châu Sa Hoa tiền thế đã chịu nhiều oan ức, lại thêm oán khí chưa tan, thích hợp để dẫn độ các vong linh lầm lạc trở lại luân hồi, cho nên cuối cùng 4 người quyết định để Mạn Châu Sa Hoa lại bên Nại Hà, suối Hoàng Tuyền hầu dẫn độ vong hồn oán khí trên thế gian.

    Từ đó, bên bờ Hoàng Tuyền, dưới cầu Nại Hà, cây hoa đỏ rực, yêu dị diễm lệ vô cùng cứ bừng nở, sinh sôi, dẫn đường cho các đôi tình nhân chia cắt, cho những vong hồn còn nhiều oán khí quay lại luân hồi, nhận lấy nhân quả mà số phận chú định. Đời sau gọi loài hoa này là hoa bỉ ngạn.

    (hoala)



    Comment


    • #3



      Hoa Ma Ha Mạn Thù Sa






      Trong kinh Phật thường thấy xuất hiện nhiều tên Hoa trong thời thuyết pháp của Phật như: Mưa hoa Mạn Đà La, hoa Mạn Thù Sa, hoa Ma-ha Mạn Đà La, hoa Ma-ha Mạn Thù Sa. Thông thường mọi người đều biết hoa Mạn Đà La là một loại hoa trà, rất hiếm người biết nó là hoa Mạn Thù Sa, hoặc là hoa Mạn Châu Sa

      Chúng ta đều biết rõ con người sau khi chết, sẽ không còn chấp trước. Nhưng chúng ta không thể vì điều này mà cam chịu thụt lùi, cho rằng làm người dù sao đi nữa thì cũng phải trở về, thích sống như thế nào thì cứ sống như thế đó, điều này không được, đây gọi là "chấp không".

      Trong kinh Phật nói, thân người khó được. Đời sống của người thế tục cho dù không có ý nghĩa, nhưng suốt cuộc đời của một con người trải qua mấy mươi năm lại rất quý. Chúng tôi thông qua việc học Phật, thông qua sự nỗ lực tu hành, thông qua phương thức sinh hoạt với thế tục, thì cuộc sống có ý nghĩa khác, đó chính là thành Phật. Có người nói, Phật cũng là người. Đúng, Phật cũng là người, nhưng lại là Người đã giác ngộ. Cho nên kinh nói, chúng sanh là Phật chưa giác ngộ, Phật là chúng sanh đã giác ngộ. Không nên cho rằng sau khi thành Phật, ngồi trên tòa sen trong Đại Hùng Bảo Điện, khói hương xông ướp, được muôn người bái lạy. Như thế có đúng không? Sau khi đức Thích Ca thành Phật, qua 49 năm đi trong mưa gió thuyết pháp độ sanh, với chiếc bình bát du hóa suốt cả đời. Vậy thì sau khi thành Phật, người vẫn là người đó, nhưng trạng thái tâm lý của họ đã phát sanh sự thay đổi căn bản, họ đã trở thành người thanh tịnh sáng suốt, không còn sự trói buộc nào, bừng bừng sức sống.

      Tóm lại Tâm Kinh Bát nhã đã kết thúc loài hoa Mạn Thù Sa: Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, nhưng sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng , hành thức cũng lại như thế.

      Tương truyền hoa này chỉ nở ở Huỳnh Tuyền, là phong cảnh duy nhất trên đường Huỳnh Tuyền, hoa nơi đó nở hàng loạt, nhìn từ xa có thể thấy nó giống như tấm thảm màu hồng tươi rực rỡ trải dài, vì màu của nó đỏ như lửa, trắng như lau, giống như máu mà được gọi là "con đường rực lửa"



      Hoa Mạn Châu Sa còn gọi là hoa Bỉ Ngạn. Thông thường cho rằng đây là loài hoa tiếp dẫn, sanh trưởng bên bờ sông Tam đồ. Theo truyền thuyết, mùi hương của hoa có ma lực, có thể gọi ký ức thuở còn sanh tiền của người chết trở về.

      ------------------------

      Hoa Bỉ Ngạn lúc nở hoa nhìn không thấy lá, khi có lá thì không thấy hoa.
      Hoa lá không thấy nhau, nhưng chúng đan xen với nhau đời đời.




      (giacngo)

      Comment


      • #4

        Bỉ Ngạn hoa có 3 màu chính: Trắng, đỏ và vàng. Bỉ Ngạn hoa màu trắng gọi là Mạn Đà La hoa (mandarava), Bỉ Ngạn hoa màu đỏ gọi là Mạn Châu Sa hoa (Manjusaka).

        Mạn Châu Sa hoa: phân ly, đau thương, chết chóc

        Mạn Đà La hoa: một tình yêu ưu mỹ thuần khiết, luôn nhớ về nhau

        “Bỉ Ngạn hoa, một nghìn năm hoa nở, một nghìn năm hoa tàn, hoa diệp vĩnh bất tương kiến. Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử.”































        Comment

        Working...
        X