HUỆ TRẮNG – LOÀI HOA THANH KHIẾT
Một biểu trưng cho sự tinh khiết, ân sủng, đức hạnh, lòng chung thuỷ, cao thượng, ngây thơ, hy vọng … mà hàng triệu ngôi nhà và nhà thờ đã dùng nó như một loài hoa truyền thống, để vui mừng và kỷ niệm nhân dịp các ngày lễ.
Hoa huệ thuộc họ Thùa (Agavaceae), hình giáng giống cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn
Một loài hoa trắng thanh lịch, mang hương thơm dịu, đã được đánh dấu bằng những dòng chữ trong văn học, thơ ca, lịch sử, thần thoại, và thế giới nghệ thuật đầy qua những câu chuyện và hình ảnh nói về vẻ đẹp uy nghi của nó.
Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm là chủ yếu.
Hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt, khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra (mở túi thơm). Chính vì thế, ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.
Hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, vì vậy không chỉ ban đêm, mà vào ban ngày, kể cả khi trời mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng.
Ở Việt Nam, hoa huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.
Đặc biệt, hoa huệ cũng được coi là nguyên liệu để chế biến một số món ăn bổ dưỡng.
Trong thần thoại Hy Lạp, hoa này được sinh ra chính từ vài giọt sữa rơi xuống mặt đất của nữ thần Hera, vợ của thần Zeus. Trong phong tục cổ xưa của La Mã và Hy Lạp, người ta xem nó như Vua của các loài hoa và được dùng trang trí chung với các nhánh lúa mì trên vòng vương miện của cô dâu trong ngày cưới.
Người ta cũng tin rằng hoa này khi tự mọc trên những ngôi mộ của những người trong sạch, vô tội bị xử oan, đó được xem như là điềm chứng minh cho sự thanh khiết.
Theo truyền thuyết trong những ngụ ngôn của Tây Ban Nha, Ai bị biến thành quái vật, ăn hoa này sẽ được biến lại thành người. Đối với nền văn minh cổ của người Do Thái, nó cũng được xem như là hoa thiêng liêng.
Sự ăn năn thật sự là sự khởi đầu của cái đẹp và từ những giọt nước mắt hối hận rơi xuống của Eve, khi phải rời bỏ khu vườn thiên đường của mình đã biến thành loại hoa trắng này và nó cũng mọc lên trên những giọt mồ hôi đau khổ rơi xuống đất, trước giây phút cuối cùng của một người vì hạnh phúc nhân loại.
Hoa trắng này được dâng hiến cho Đức Mẹ Đồng Trinh và cắm trong nhà thờ suốt mùa lễ Phục Sinh để mừng sự hồi sinh của Chúa Jesus. Trong những bức tranh cổ, những nhà họa sĩ thường vẽ thiên thần Gabriel cầm trong tay một cành hoa trắng này đến báo tin cho người tương lai mẹ của Chúa Hài Đồng.
Màu trắng tinh khiết của loại hoa này cũng được thấy trong chiếc áo của những con người can đảm, đang sống đời cam go và luôn vươn đôi tay của chính mình lên cao, với những lời cầu nguyện luôn cầu chúc bình an cho mọi người trong cuộc sống thường nhật.
Một loài hoa loe ra nhìn như cái kèn, tên khoa học Lilium longiflorum, tiếng nhật テッポウユリ, Teppouyuri. Giới (Règne): Plantae, Phụ giới (Sous-règne): Tracheobionta, Nghành (Division): Magnoliophyta, Hạng (Classe): Liliopsida, Phụ hạng (Sous-classe): Liliidae, Bộ (Ordre): Liliales, Họ (Famille): Liliaceae, Chi (Genre): Lilium L.
Lilium là một chi thực vật thân thảo mọc từ củ như hành hay tỏi và có gần 100 loài. Nó có nguồn gốc từ đảo Ryukyu của Nhật và Đài Loan. Tên tiếng Việt gọi là Hoa Loa Kèn, Hoa Huệ Tây, Hoa Huệ…
Tuy có nhiều loại khác nhau nhưng những nhà trồng hoa phân ra làm bốn giống thường thấy như : Lilium longiflorum (Huệ dài), Hybrides Asiatiques (Huệlai châu á), Hybrides Orientaux (Huệ lai đông phương), Hybrides Lilium longiflorum X Asiatiques (LA).
Ở Việt Nam có hai loại: Huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài và Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm.
Ngày xưa, người ta thường nói: Nếu nằm mơ thấy Hoa Huệ vào mùa xuân là báo hiệu cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc và sung túc, ngược lại, nếu mơ thấy Hoa Huệ vào mùa đông, sẽ là điềm báo cho sự thất vọng...
Mặc dù là huyền thoại, nhưng ngày nay Hoa Huệ vẫn là một nhắc nhở đẹp trong mùa Phục Sinh và cũng là mối liên kết những hy vọng của từng nhịp tim nối lại nhau, bằng sự ấm áp vào dịp lễ hội, từ thế hệ này qua thế hệ sau trong tinh thần thánh thiện, thanh sạch, đầy lòng yêu mến, giữa con người và con người.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hoa Huệ
Mỗi một vùng đất đều có những điểm sinh thái rất đặc biệt, điều đó khiến cho những sản phẩm nông nghiệp có một đặc trưng rất riêng. Ví dụ như về mùi thơm của Hoa Huệ thì không có vùng nào sánh bằng các xã Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc của huyện Bình Chánh. Sau đây là kỹ thuật trồng Huệ do PV Nguyệt Quế ghi chép lại theo lời kể của những người trồng Huệ lâu năm tại Bình Chánh.
1. Đất trồng:
Ở huyện Bình Chánh Hoa Huệ được trồng vào đầu mùa mưa chủ yếu trên vùng đất sét trắng tại các xã như Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc… Theo bà con nông dân thì Huệ trồng ở Bình Chánh có mùi thơm hơn khi trồng ở miền Tây (có lẽ do đất có nhiều nguyên tố vi lượng).
Líp trồng tùy nơi: bề ngang mặt líp 2 mét, đáy 2,5 mét, bề ngang mương nước 1,5 mét. Mặt líp phải bằng phẳng để giữ được nước và khi trồng tận dụng được mặt đất trồng. Đất được cuốc, xới thành từng cục khoảng ngón chân cái, ngón tay cái.
2. Giống Huệ:
Theo bà con nông dân có hai loại: Huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài, Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm.
Về chọn và tồn trữ giống: Chọn củ đã trồng từ năm trước, được đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào lên thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ), khi lấy giống phải xử lý thuốc trừ rệp sáp ngay ngoài ruộng (khoảng tháng 12 âm lịch cắt lá, rải thuốc bột, tháng 1 âm lịch đào củ cắt bỏ bớt rể và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (Bassa, Mipcin..), tồn trữ bằng cách để dưới bóng râm thoáng mát, chỉ để 1 lớp cho thoáng, củ ít bị hư. Tiêu chuẩn củ trồng được chia làm 3- 4 loại (bằng ngón tay út đến ngón chân cái):
- Nếu củ bằng ngón chân cái xuống giống tháng 4 đến tháng 7 cho bông.
- Nếu củ trung bình xuống giống tháng 4 đến tháng 8 tháng 9 cho bông.
- Nếu củ nhỏ bằng ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tháng 11 cho bông.
- Nếu củ nhỏ hơn ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tết cho bông.
Tuỳ theo mục đích lấy bông vào ngày rằm 15 hoặc 30 mà tính ngày xuống giống cho phù hợp.
3. Cách trồng và mật độ trồng:
Một công đất (1.000 m2) cần từ 10 đến 15 giạ giống đã được xử lý. Trước khi trồng phải lặt sạch rễ, tàn dư thực vật trên củ, trong vòng một tuần phải trồng ngay để củ khỏi mất sức. Có thể trồng cùng 1 loại củ để thu hoạch cùng lúc hoặc trồng 1 bụi có ba loại củ lớn nhỏ khác nhau để thu hoạch thành từng đợt. Kinh nghiệm trồng 1 loại củ trên líp dễ chăm sóc hơn.
Mật độ trồng: Khoảng cách 20cm x 20cm (cho củ giống nhiều, nhưng khó chăm sóc, dễ bị sâu bệnh) khoảng cách 40cm x 40cm (không cho củ giống nhiều, nhưng dễ chăm sóc).
Đặt củ dưới đất và lấp đất từ 2- 3 cm, nếu đặt củ cạn thì cây mau cho ra bông, đặt củ sâu cho bông chậm nhưng bông tốt hơn. Trồng xong tưới nước sáng chiều. Sau trồng khoảng hai tháng Huệ bắt đầu xây ngù (gù), từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng, tính hết thời gian từ trồng đến thu bông chậm nhất là khoảng 3,5 tháng.
Hoa huệ tây
Đây là loài hoa có nguồn gốc từ Pháp, xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX cùng cẩm chướng, phăng… nên hoa loa kèn được xem là loài hoa di thực.Le lis est symbole de la pureté (biểu tượng của sự thuần khiết) – Từ điển Pháp ghi như thế. Nếu ai từng được nghe sự tích loài hoa này, sẽ càng hiểu hơn giá trị của sự trong trắng, thủy chung, ẩn chứa trong nó.Có lẽ cũng bởi vậy, cái màu trắng của hoa, màu xanh ngắt của lá và hương thơm ngát từ hoa loa kèn lan tỏa mỗi độ tháng Tư về
STBY
Một biểu trưng cho sự tinh khiết, ân sủng, đức hạnh, lòng chung thuỷ, cao thượng, ngây thơ, hy vọng … mà hàng triệu ngôi nhà và nhà thờ đã dùng nó như một loài hoa truyền thống, để vui mừng và kỷ niệm nhân dịp các ngày lễ.
Hoa huệ thuộc họ Thùa (Agavaceae), hình giáng giống cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn
Một loài hoa trắng thanh lịch, mang hương thơm dịu, đã được đánh dấu bằng những dòng chữ trong văn học, thơ ca, lịch sử, thần thoại, và thế giới nghệ thuật đầy qua những câu chuyện và hình ảnh nói về vẻ đẹp uy nghi của nó.
Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm là chủ yếu.
Hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt, khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra (mở túi thơm). Chính vì thế, ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.
Hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, vì vậy không chỉ ban đêm, mà vào ban ngày, kể cả khi trời mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng.
Ở Việt Nam, hoa huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.
Đặc biệt, hoa huệ cũng được coi là nguyên liệu để chế biến một số món ăn bổ dưỡng.
Trong thần thoại Hy Lạp, hoa này được sinh ra chính từ vài giọt sữa rơi xuống mặt đất của nữ thần Hera, vợ của thần Zeus. Trong phong tục cổ xưa của La Mã và Hy Lạp, người ta xem nó như Vua của các loài hoa và được dùng trang trí chung với các nhánh lúa mì trên vòng vương miện của cô dâu trong ngày cưới.
Người ta cũng tin rằng hoa này khi tự mọc trên những ngôi mộ của những người trong sạch, vô tội bị xử oan, đó được xem như là điềm chứng minh cho sự thanh khiết.
Theo truyền thuyết trong những ngụ ngôn của Tây Ban Nha, Ai bị biến thành quái vật, ăn hoa này sẽ được biến lại thành người. Đối với nền văn minh cổ của người Do Thái, nó cũng được xem như là hoa thiêng liêng.
Sự ăn năn thật sự là sự khởi đầu của cái đẹp và từ những giọt nước mắt hối hận rơi xuống của Eve, khi phải rời bỏ khu vườn thiên đường của mình đã biến thành loại hoa trắng này và nó cũng mọc lên trên những giọt mồ hôi đau khổ rơi xuống đất, trước giây phút cuối cùng của một người vì hạnh phúc nhân loại.
Hoa trắng này được dâng hiến cho Đức Mẹ Đồng Trinh và cắm trong nhà thờ suốt mùa lễ Phục Sinh để mừng sự hồi sinh của Chúa Jesus. Trong những bức tranh cổ, những nhà họa sĩ thường vẽ thiên thần Gabriel cầm trong tay một cành hoa trắng này đến báo tin cho người tương lai mẹ của Chúa Hài Đồng.
Màu trắng tinh khiết của loại hoa này cũng được thấy trong chiếc áo của những con người can đảm, đang sống đời cam go và luôn vươn đôi tay của chính mình lên cao, với những lời cầu nguyện luôn cầu chúc bình an cho mọi người trong cuộc sống thường nhật.
Một loài hoa loe ra nhìn như cái kèn, tên khoa học Lilium longiflorum, tiếng nhật テッポウユリ, Teppouyuri. Giới (Règne): Plantae, Phụ giới (Sous-règne): Tracheobionta, Nghành (Division): Magnoliophyta, Hạng (Classe): Liliopsida, Phụ hạng (Sous-classe): Liliidae, Bộ (Ordre): Liliales, Họ (Famille): Liliaceae, Chi (Genre): Lilium L.
Lilium là một chi thực vật thân thảo mọc từ củ như hành hay tỏi và có gần 100 loài. Nó có nguồn gốc từ đảo Ryukyu của Nhật và Đài Loan. Tên tiếng Việt gọi là Hoa Loa Kèn, Hoa Huệ Tây, Hoa Huệ…
Tuy có nhiều loại khác nhau nhưng những nhà trồng hoa phân ra làm bốn giống thường thấy như : Lilium longiflorum (Huệ dài), Hybrides Asiatiques (Huệlai châu á), Hybrides Orientaux (Huệ lai đông phương), Hybrides Lilium longiflorum X Asiatiques (LA).
Ở Việt Nam có hai loại: Huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài và Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm.
Ngày xưa, người ta thường nói: Nếu nằm mơ thấy Hoa Huệ vào mùa xuân là báo hiệu cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc và sung túc, ngược lại, nếu mơ thấy Hoa Huệ vào mùa đông, sẽ là điềm báo cho sự thất vọng...
Mặc dù là huyền thoại, nhưng ngày nay Hoa Huệ vẫn là một nhắc nhở đẹp trong mùa Phục Sinh và cũng là mối liên kết những hy vọng của từng nhịp tim nối lại nhau, bằng sự ấm áp vào dịp lễ hội, từ thế hệ này qua thế hệ sau trong tinh thần thánh thiện, thanh sạch, đầy lòng yêu mến, giữa con người và con người.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hoa Huệ
Mỗi một vùng đất đều có những điểm sinh thái rất đặc biệt, điều đó khiến cho những sản phẩm nông nghiệp có một đặc trưng rất riêng. Ví dụ như về mùi thơm của Hoa Huệ thì không có vùng nào sánh bằng các xã Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc của huyện Bình Chánh. Sau đây là kỹ thuật trồng Huệ do PV Nguyệt Quế ghi chép lại theo lời kể của những người trồng Huệ lâu năm tại Bình Chánh.
1. Đất trồng:
Ở huyện Bình Chánh Hoa Huệ được trồng vào đầu mùa mưa chủ yếu trên vùng đất sét trắng tại các xã như Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc… Theo bà con nông dân thì Huệ trồng ở Bình Chánh có mùi thơm hơn khi trồng ở miền Tây (có lẽ do đất có nhiều nguyên tố vi lượng).
Líp trồng tùy nơi: bề ngang mặt líp 2 mét, đáy 2,5 mét, bề ngang mương nước 1,5 mét. Mặt líp phải bằng phẳng để giữ được nước và khi trồng tận dụng được mặt đất trồng. Đất được cuốc, xới thành từng cục khoảng ngón chân cái, ngón tay cái.
2. Giống Huệ:
Theo bà con nông dân có hai loại: Huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài, Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm.
Về chọn và tồn trữ giống: Chọn củ đã trồng từ năm trước, được đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào lên thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ), khi lấy giống phải xử lý thuốc trừ rệp sáp ngay ngoài ruộng (khoảng tháng 12 âm lịch cắt lá, rải thuốc bột, tháng 1 âm lịch đào củ cắt bỏ bớt rể và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (Bassa, Mipcin..), tồn trữ bằng cách để dưới bóng râm thoáng mát, chỉ để 1 lớp cho thoáng, củ ít bị hư. Tiêu chuẩn củ trồng được chia làm 3- 4 loại (bằng ngón tay út đến ngón chân cái):
- Nếu củ bằng ngón chân cái xuống giống tháng 4 đến tháng 7 cho bông.
- Nếu củ trung bình xuống giống tháng 4 đến tháng 8 tháng 9 cho bông.
- Nếu củ nhỏ bằng ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tháng 11 cho bông.
- Nếu củ nhỏ hơn ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tết cho bông.
Tuỳ theo mục đích lấy bông vào ngày rằm 15 hoặc 30 mà tính ngày xuống giống cho phù hợp.
3. Cách trồng và mật độ trồng:
Một công đất (1.000 m2) cần từ 10 đến 15 giạ giống đã được xử lý. Trước khi trồng phải lặt sạch rễ, tàn dư thực vật trên củ, trong vòng một tuần phải trồng ngay để củ khỏi mất sức. Có thể trồng cùng 1 loại củ để thu hoạch cùng lúc hoặc trồng 1 bụi có ba loại củ lớn nhỏ khác nhau để thu hoạch thành từng đợt. Kinh nghiệm trồng 1 loại củ trên líp dễ chăm sóc hơn.
Mật độ trồng: Khoảng cách 20cm x 20cm (cho củ giống nhiều, nhưng khó chăm sóc, dễ bị sâu bệnh) khoảng cách 40cm x 40cm (không cho củ giống nhiều, nhưng dễ chăm sóc).
Đặt củ dưới đất và lấp đất từ 2- 3 cm, nếu đặt củ cạn thì cây mau cho ra bông, đặt củ sâu cho bông chậm nhưng bông tốt hơn. Trồng xong tưới nước sáng chiều. Sau trồng khoảng hai tháng Huệ bắt đầu xây ngù (gù), từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng, tính hết thời gian từ trồng đến thu bông chậm nhất là khoảng 3,5 tháng.
Hoa huệ tây
Đây là loài hoa có nguồn gốc từ Pháp, xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX cùng cẩm chướng, phăng… nên hoa loa kèn được xem là loài hoa di thực.Le lis est symbole de la pureté (biểu tượng của sự thuần khiết) – Từ điển Pháp ghi như thế. Nếu ai từng được nghe sự tích loài hoa này, sẽ càng hiểu hơn giá trị của sự trong trắng, thủy chung, ẩn chứa trong nó.Có lẽ cũng bởi vậy, cái màu trắng của hoa, màu xanh ngắt của lá và hương thơm ngát từ hoa loa kèn lan tỏa mỗi độ tháng Tư về
STBY