Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Kỷ Thuật về hoa Thủy Tiên!^0^ST^0^

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kỷ Thuật về hoa Thủy Tiên!^0^ST^0^


    Hôm nay ngày nghĩ cuối năm, buồn tình lang thang trên mạng gặp hoa Thủy Tiên


    Kỹ Thuật Nuôi Dưỡng Hoa Thuỷ Tiên




    Hoa Thủy Tiên

    Tên khoa học : Narcissi
    Tên tiếng anh : Chinese sacret lily
    Tên tiếng Pháp : Narcisse
    Thuộc họ hành tỏi.

    Thủy Tiên là tên một loài hoa thanh nhã, cánh hoa trắng muốt, tinh khiết, mùi hương ngọt ngào, đường kính hoa cỡ 3cm, mọc từng chùm, nhụy hoa màu vàng hình chuông, lá xanh hình lưỡi liềm dài độ hơn một gang tay, mọc trên một củ tựa như củ hành tây. Hoa thủy tiên tượng trưng cho sự may mắn và trường thọ. Ngày tết, hương thủy tiên quyện với mùi hương trầm từ ban thờ trong cái lạnh đặc trưng của ngày xuân tạo nên một vẻ linh thiêng huyền bí và ấm áp.
    Hoa thủy tiên mà người Trung Quốc, người Việt Nam thuờng gọt chơi vào ngày Tết cổ truyền được trồng tại vùng Chương Châu – tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc, đây là loại thủy tiên đẹp và nổi tiếng nhất. Củ thủy tiên trồng sau 3 năm thì đường kính của củ khoảng 7-15cm, lúc này đã đạt kích thước lý tưởng để tạo hình. Thủy tiên bán ở chợ Bưởi, chợ Mơ – Hà Nội thường là loại hộp 8 củ/hộp, thỉnh thoảng cũng có những hộp 2 củ nhưng loại này đắt tiền và chỉ để dành cho các nghệ nhân. Loại thủy tiên tôi giới thiệu với các bạn là củ loại 8 củ/hộp, đường kính củ chính khoảng 10cm có tối đa là 9-10 bông kể cả bông ở các mầm sườn. Loại này vừa túi tiền mà vẫn đảm bảo một giò thủy tiên thật đẹp.
    Hoa thủy tiên cánh đơn đẹp và được ưa chuộng hơn thủy tiên cánh kép. Tuy nhiên, việc xem củ để xác định là hoa đơn hay hoa kép là điều không thể, chỉ còn cách là mua củ tại nhà của người buôn có uy tín. Nếu lỡ phải hoa kép thì cũng không sao, hoa vẫn thơm như vậy, vẫn mang lại may mắn nhưng chỉ hình dáng hoa không đẹp thôi.

    I. Cấu tạo :

    Củ thủy tiên rất giống củ hành tây, cũng có nhiều lớp vỏ củ như vậy. Toàn củ gồm một củ chính lớn nhất và một số củ nhỏ hơn mọc xung quanh, được gọi là mầm sườn. Vỏ thân củ hoa màu trắng sữa, đáy củ là vầng rễ già có màu vàng ngà, lớp rễ mới mọc ra sau này sẽ có màu trắng muốt, óng ánh như râu tóc của tiên ông. Giữa củ có lá non màu vàng và các tia hoa gồm nụ hoa, cuống hoa nằm thẳng hàng.
    Phía dưới của củ bao giờ cũng có một chút đất để bảo vệ vầng rễ.

    Thủy tiên có sức sống rất mạnh mẽ, các vết cắt, gọt sẽ lành sau vài ngày. Gọt hoa thủy tiên mục đích là để tạo ra những hình dáng độc đáo như ý muốn. Vỏ củ, cuống hoa, lá được gọt, xén, tỉa sau đó sẽ lành nhưng dù sao, sự sinh trưởng cũng bị kiềm chế. Ngược lại, mặt bên kia của củ không bị gọt vẫn phát triển bình thường. Gọt, tỉa, cạo, cắt và thủy dướng tốt sẽ cho ta những giò thủy tiên có lá uốn lượn thấp, hoa vươn cao, nghiêng nghiêng duyên dáng.

    II. Dụng cụ gọt thủy tiên :

    Gồm một số dụng cụ chính như sau :
    - Dao vát lưỡng dụng : dùng để bóc, cắt, cạo, gọt, xén… toàn dao dài khoảng 18cm, lưỡi vát 45 độ, rộng 2.5cm sống dao dày khoảng 2mm
    - Nhíp kẹp
    - Dao máng : dùng để xén lá nằm sâu trong bẹ củ. Lưỡi dao hình vòng cung dài khoảng 5mm. Tôi gắn luôn dao này vào chuôi của dao lưỡng dụng
    - Kéo nhỏ
    - Chổi lông (loại chổi quét sơn)
    - … và một số thứ khác mà các bạn có thể nghĩ ra để sử dụng cho phù hợp


    Dao vát lưỡng dụng, loại dao mà tôi ưa thích, có thể sử dụng để gọt mọi công đoạn 1 củ thủy tiên :


    Dao máng, nó là chuôi của dao vát lưỡng dụng (tôi đặt họ làm vậy cho tiện
    Loại dao gọt thủy tiên chế tạo sẵn mà họ thường bán tại phố Nguyễn Khuyến – Hà Nội : Tôi không thích loại dao này vì nó nhẹ phèo, cầm không chắc tay và quá sắc, kiểu sắc lẻm của lưỡi dau cạo râu, rất dễ đứt cuống hoa hoặc phạm vào bao hoa.



    III.Phương pháp cắt tỉa, tạo hình : Nguyên tắc chung là phải tĩnh tâm, tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong mọi công đoạn gọt củ thủy tiên

    1. Làm sạch củ :

    Củ mua về bóc bỏ đất ở đáy củ, bóc hết các bẹ lá khô và ngâm nước 48h cho vỏ củ hút nước căng mọng ra để dễ gọt.


    Ngâm nước rồi làm sạch lại một lần nữa :






    Sưu tầm hết phần 1
    Chờ phần 2
    Last edited by whitesky; 01-01-2010, 10:30 AM.




  • #2

    Phần 2 lột võ

    2. Bóc vỏ củ :

    Bắt đầu động dao trên mặt củ theo vòng cung của củ, cách vầng rễ 1cm, rạch một đường vòng cung :



    Nhẹ nhàng tách từng lớp vỏ củ :


    Cứ bóc như vậy khi vào gần đến giữa củ thì phải hết sức thận trọng kẻo phạm vào bao hoa, cuống hoa và lá, cho đến khi để lộ hoàn toàn mâm củ. Trong khi tách, nếu gặp các mầm xiên xẹo bên ngoài thì cắt bỏ, chỉ giữ lại các mầm ở chính giữa củ nằm thẳng hàng nhau :



    Đối với các mầm sườn cũng bóc vỏ như với củ chính. Thông thường, các mầm sườn cũng có một cành hoa nên chúng ta khi gọt cũng hết sức chú ý vì các lớp vỏ ở mầm sườn ít nên khi gọt rất dễ phạm vào bao hoa.

    3. Bóc bào mầm :

    Sử dụng dao vát lưỡng dụng và máng để khoét sâu các khe giữa các bào mầm để dễ bóc bào mầm và xén lá sau này. Sau đó, dùng mũi dao nhẹ nhàng rạch bào mầm để lộ ra lá và hoa. Thao tác này các bạn hết sức chú ý vì rất dễ phạm vào bao hoa. Nếu làm rách bao hoa thì chắc chắn hoa sẽ bị câm và thối hoa. Theo kinh nghiệm của tôi, các bạn nên rạch một đường ở bên cạnh của bào mầm, từ trên xuống dưới, thay vì rạch chính giữa bào mầm vì ở bên cạnh đã có các lá nằm bên trong che chở cho bao hoa. Sau đó, dùng dao máng bóc bào mầm (là một bao màu trắng bao bọc quanh lá và cuống hoa như trong hình) để lộ ra lá và bao hoa :


    Khi bóc tách bào mầm xong, củ chính và các mầm sườn nó sẽ như thế này :


    Thế này nữa :


    Các bạn nhìn thấy trong hình giữa những lá xanh màu lá mạ có một bao lồi ra, nho nhỏ màu vàng nhạt đó là bao hoa. Đây chính là phần quan trọng nhất của củ thủy tiên, nếu lỡ tay làm thủng hoặc gọt phạm phải là hỏng một hoa. Khi gọt mà thấy có mấy mẩu màu vàng cam sẫm rơi ra là hỏng một cành hoa rồi đấy. Thông thường, mỗi mầm có 4-5 lá, bên trong là cuống và bao hoa.

    4. Xén lá :

    Các lá thủy tiên, nếu không được xén tỉa thì sẽ luôn mọc thẳng lên tua tủa, nhiều khi che lấp mất hoa nên không được đẹp lắm. Do vậy, muốn lá mọc thấp và uốn lượn phía dưới hoa thì ta phải xén lá. Xén lá theo cạnh nào thì nó sẽ uốn lượn theo cạnh đó . Dùng dao lưỡi vát rạch một chút trên ngọn lá rồi dùng dao máng xén dọc theo chiều dài của lá cho tới tận cuống lá.



    - Tạo lá cong hình móc câu : gọt, cạo một chút đằng sau lá từ ngọn lá cho tới giữa lá hoặc tới gốc lá, tùy theo bạn muốn cong ít hoặc cong nhiều.
    - Tạo lá lượn vòng tròn : Từ đỉnh lá xén đi 1/3 tới ½ độ rộng của lá từ ngọn lá cho tới gốc lá.
    - Linh tinh : kết hợp cả hai loại trên
    Last edited by whitesky; 01-01-2010, 10:37 AM.



    Comment


    • #3


      5. Cạo cuống hoa :

      Cũng như lá, nếu không tác động, trụ hoa thủy tiên sẽ cùng nhau mọc thẳng và trên đỉnh sẽ là một chùm những bông hoa nhỏ. Nếu muốn cuống hoa cong nghiêng nghiêng thì ta dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ mỏng của cuống hoa ngay dưới đế bao hoa. Cạo chiều nào, hoa sẽ cong theo chiều đó. Có thể cạo một chút, có thể cạo từ đế bao hoa cho tới gốc cuống hoa, tùy theo yêu cầu tạo hình cong ít hay cong nhiều. Cần chú ý kẻo đứt cuống hoa.

      6. Tạo hình :

      Tôi mới gọt thủy tiên được vài lần, chủ yếu là mày mò gọt theo cách dễ nhất, phổ thông nhất. Để tạo hình con cua, gà trống, thiên nga, thuyền buồm… đòi hỏi sự tập luyện nhiều năm, khéo léo, có óc tưởng tượng phong phú và thường xuyên rút kinh nghiệm. Tiếc rằng, không phải dễ dàng mà tập gọt và tạo hình thường xuyên được vì mỗi năm chỉ có một lần và chỉ gọt trong một thời điểm nhất định, trong phạm vi vài ngày, sớm cũng hỏng, muộn cũng chẳng ra gì. Hy vọng vài năm nữa sẽ học hỏi và tạo hình được theo các chủ đề.

      IV. Thủy dưỡng

      Thủy dưỡng là quá trình nuôi trồng trong nước. Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình gọt thủy tiên, nó quyết định phẩm chất của một giò thủy tiên. Trong quá trình thủy dưỡng phải thường xuyên xem xét, điều chỉnh lá và hoa cho đẹp vì lá và hoa trong giai đoạn này rất dễ điều chỉnh, uốn nắn.

      1. Làm sạch trước khi thủy dưỡng :
      Dùng panh, kéo, chổi lông làm sạch các mảnh vụn giắt trong các khe bẹ củ, sửa lại các vết cắt cho thật ngọt. Xem kỹ mặt trước, mặt sau của củ xem có chỗ nào bị giập hay không, nếu có phải gọt sửa lại vì củ giấp rất dễ ủng, thối.

      2. Loại nước sử dụng :

      Thủy tiên ưa nước sạch, trong, tốt nhất là dùng nước mưa, nước giếng khơi, nước suối. Nước máy cũng dùng được nhưng nên để vài ngày cho bay hết hơi clo mới dùng được.
      Thay nước hàng ngày đối với chậu nông và 2 ngày đối với chậu sâu. Nếu nhiệt độ ngoài trời cao phải thay nước hàng ngày vì trời nóng rễ và bẹ củ rất dễ thối, ủng.
      Nếu nước có hiện tượng vẩn đục, phải lập tức xem xét củ xem có phần nào bị thối không, nếu có thì dùng dao gọt rộng hết phần bị thối, ủng và rửa thật sạch dưới vòi nước chảy, có thể rửa bằng nước muối loãng rồi tiếp tục thủy dưỡng.

      3. Ngâm cầu :

      Sau khi gọt và làm sạch xong thì ngâm mặt cắt, gọt, tỉa vào nước trong 24 h để rửa sạch nhựa chảy ra từ vết cắt, nhựa sẽ đùn ra và đông lại dẻo quánh trên các vết cắt gọt. Nếu không rửa sạch nhựa thì các vết cắt sẽ bị oxy hóa làm cho thâm lại.


      Dùng chổi lông, bông cọ rửa mặt cắt và thay nước mỗi 8h :


      4. Chậu thủy dưỡng :

      Sau khi ngâm cầu, ta đưa củ lên chậu thủy dưỡng, đặt củ nằm ngang và hướng mặt cắt gọt lên trên. Dùng bông hoặc vải mềm phủ lên các vết cắt và rễ sao cho mảnh vải, bông luôn ướt, mục đích để rễ và các vết cắt không bị khô dẫn đến thâm. Không đổ ngập nước thay vì dùng bông phủ vì nếu ngập nước thì các vết cắt gọt lại bị ủng, thối.


      Có thể dùng loại bông tẩy trang tách ra làm đôi rồi phủ lên mặt cắt của củ :

      Tôi thường dùng thùng xốp đựng hoa quả để làm chậu thủy dưỡng, cắt bớt độ cao của thành, dùng tấm lưới sắt làm giá rồi đặt các củ thủy tiên vào đó để thủy dưỡng. Nó có thể chứa được 6-7 củ :

      Sau khi đặt vào chậu thủy dưỡng thì ta nên để trong nhà 3-4 ngày do các vết cắt liền sẹo, lá bắt đầu mọc dài ra và hơi xanh mới đưa ra ngoài trời. Không để cây dưới ánh nắng trực tiếp, mưa gió. Ban đêm phải chuyển vào trong nhà để tránh sương đêm làm chột lá, hoa.
      Hàng ngày khi thay nước cần rửa sạch củ hoa và kiểm tra, điều chỉnh lá và ngồng hoa theo ý muốn. Chú ý ngồng hoa vì lá mọc thấp, lượn vòng dễ chèn lấp ngồng hoa làm ngồng hoa cong vẹo không đẹp mắt.

      5. Thời điểm gọt :

      Cái khó của người gọt hoa thủy tiên là phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trời nóng ẩm thì nhanh nở hoa, trời lạnh thì chậm. Củ thô được bán ở chợ Bưởi, chợ Mơ và một số nơi khác ở HN từ tháng 11 âm lịch. Thông thường, ở Hà Nội bắt đầu gọt trước ngày mồng 1 Tết từ 20 – 25 ngày. Tức là chúng ta sẽ tiến hành gọt vào những ngày từ mùng 5 đến mùng 9 tháng 12 âm lịch. Dự đoán năm nào ấm thì gọt trước tết 21-22 ngày, năm nào lạnh nhiều thì gọt trước tết khoảng 24-25 ngày. Tất nhiên, trong giai đoạn thủy dưỡng thì ta cũng có thể điều chỉnh được phần nào, nhưng dự đoán trước được thì nhàn hơn và cũng ấn tượng hơn..

      Để chắc ăn, trong vòng 4 ngày thì mỗi ngày gọt 1 củ, thế nào cũng có 1-2 củ nở trúng 30 tết.
      Trước đây, các cụ có lệ thi gọt, tạo hình thủy tiên làm sao nở đúng giao thừa thì đoạt giải thưởng lớn. Người ta cho rằng, năm nào gọt hoa thủy tiên mà nở đúng giao thừa thì năm đó sẽ rất may mắn. Tất nhiên, những giò thủy tiên nở sớm hay nở muộn thì đều cũng tốt vì người phương Đông quan niệm thủy tiên đem lại sự may mắn và trường thọ.

      6. Điều chỉnh thời điểm nở hoa :

      Từ khi hoa xé bao nang đến khi hé nở khoảng 5-6 ngày. Ta có thể điều chỉnh ngay trong thời điểm này. Cách thường dùng là can thiệp bằng nhiệt độ, ánh sáng. Điều chỉnh cho củ ra hoa sớm dễ hơn là ra hoa muộn.

      Muốn củ ra hoa sớm thay nước ấm để thủy dưỡng, phơi ra ngoài nắng trực tiếp. Đêm đưa vào trong nhà che giấy, nilon rồi dùng bóng điện chiếu sáng.

      Muốn củ ra hoa muộn thì phải nhiều lần thay nước lạnh, có thể dùng đá trong tủ lạnh ngâm nước xuống khoảng 15 độ C rồi dùng nước này để thay. Không phơi nắng mà phải để trong nhà tối hoặc chỗ râm mát, ban đêm đưa ra ngoài trời.

      Trên đây là những kỹ thuật cơ bản mà tôi mạnh dạn đưa lên để các bạn tự tay gọt được thủy tiên chơi tết. Để có một giò thủy tiên theo cách thức giản dị nhất thì cũng không phải là quá khó hay đòi hỏi kỹ thuật cao siêu gì cho lắm, chỉ cần một chút khéo léo, một chút tỉ mỉ là chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra được một giò thủy tiên cũng không đến nỗi nào, chắc chắn sẽ đẹp hơn “hàng chợ”. Tự mình làm được cũng là một điều rất thú vị.

      Sưu Tầm by net


      Last edited by whitesky; 01-01-2010, 10:41 AM.



      Comment


      • #4
        Nghệ Thuật Chơi Hoa Thủy Tiên trong mùa Tết




        Tại Hoa Kỳ, thủy tiên, hay narcissus, một trong các loài hoa nở sớm nhất vào lúc chớm xuân, sau những tháng dài băng giá, đã được nhắc tới trong một cuốn sách của cụ Lê Văn Điền về nghệ thuật gọt tỉa loài hoa này. Nhân dịp Tết năm nay, ban Việt ngữ đài TNHK đã tiếp xúc với tác giả để được nghe giải thích về ngành nghệ thuật cổ truyền tao nhã mà hiện nay không còn mấy ai biết.

        Trong những ngày tết xưa kia tại miền bắc Việt Nam, mỗi gia đình tương đối phong lưu đều có một ít bát thủy tiên để chưng bày trên bàn thờ, trong phòng khách giúp tôn thêm vẻ tươi vui, ấm cúng của ngày xuân.

        Ở Hoa Kỳ, chừng 10 , 12 năm trở lại đây, khi cộng đồng người Việt đã ổn định và phát triển, trong những dịp hội chợ tết, ngoài những giò lan, chậu cúc, cành đào, người ta cũng được thấy những bát hoa thủy tiên được gọt tỉa theo nghệ thuật cổ truyền được trưng bày.

        Tỉa củ thủy tiên thế nào để nó nở theo như hình dáng mình muốn, và giữ thế nào để cho hoa nở đúng ngày mình định, thường là vào lúc giao thừa, là một nghệ thuật công phu và cầu kỳ.

        Tại một quốc gia với đủ phong thổ và khí hậu như Hoa Kỳ, hoa thủy tiên và những thứ cùng họ như daffodil rất dễ mua, tuy nhiên để gọt tỉa thủy tiên và có được một bát hoa chưng bày ngày tết thì người ta phải mua loại củ nhập cảng từ Trung Quốc, vì củ thủy tiên ở Hoa Kỳ hoặc Châu Âu rất nhỏ, chỉ cho vài nhánh, không giống như thủy tiên của Tàu.

        Muốn có được một bát thủy tiên với hoa lá nở như ý định của người gọt tỉa, người ta phải qua nhiều công đoạn và phải có những loại dao đặc biệt, từ cách chọn củ thủy tiên thế nào để có được loại hoa đơn cánh ngoài màu trắng và phần nhụy ở giữa màu vàng xếp như hình một dĩa ngọc giữa có chén vàng vậy, cho đến ánh sáng , nhiệt độ và loại nước sử dụng để rửa và ngâm củ thủy tiên. Mời quí vị nghe cụ Lê Văn Điền, tác giả cuốn sách Nghệ Thuật Chơi Hoa Thủy Tiên giải thích:

        Theo lời cụ Điền chỉ dẫn, nước sử dụng để rửa và ngâm củ thủy tiên phải là nước mưa, nếu
        undefined
        không thì dùng nước suối đóng chai, tuyệt đối không dùng nước cất (distilled water) vì nước cất không có những chất khoáng bổ dưỡng cần thiết cho cây, và tuyệt đối cũng không được dùng nước máy vì nước máy có nhiều hóa chất tẩy trùng hòa tan trong đó.

        Ngoài người Việt, người Hoa cũng có nghệ thuật gọt tỉa hoa thủy tiên, nhưng phong cách của mỗi bên mỗi khác. Mời quí vi nghe cụ Lê Van Điền cho biết thêm:

        Vì trân trọng nghệ thuật cổ truyền tao nhã này, vì lòng yêu mến loài hoa có mùi hương rất kỳ ảo mà cụ Điền đã đi nhiều nơi, từ Houston, Texas, đến thủ đô Washignton và California, chỉ dẫn miễn phí cho ai muốn học, và cuốn sách cụ viết giải thích tường tận từ cách chọn củ thủy tiên, cách gọt tỉa, cách hãm hoa thế nào nếu tiết trời ấm hơn thường lệ, và cách thúc hoa thế nào nếu tiết trời lạnh hơn bình thường để hoa nở đúng giao thừa hoặc ngày mồng 1, mồng 2 tết tùy ý. Cuốn sách cũng còn kèm theo nhiều hình vẽ và hình chụp, và có cả phần dẫn giải bằng Anh Ngữ, vì tác giả mong truyền bá nghệ thuật này cho cả người Mỹ.

        Khi biên soạn và cho xuất bản cuốn sách, cụ Điền có một ước nguyện là làm sao gìn giữ cho ngành nghệ thuật cổ truyền này khỏi mai một.

        Cũng theo lời cụ thuật lại, thư viện quốc gia Việt nam và thư viện thành phố Sài Gòn cũng gửi thư xin sách.

        Và không phải chỉ có một mình cụ Lê Văn Điền mới sẵn lòng chỉ dẫn cho những ai muốn học cách gọt tỉa hoa thủy tiên. Bà Phương Lan, một cựu nữ sinh Trưng Vương trong vùng thủ đô Washington, cũng sẵn lòng chỉ dẫn miễn phí cho những ai muốn học, thậm chí bà còn giải thích hàm thụ qua điện thoại nữa.

        Khi được hỏi là những ai trong cộng đồng người Việt biết ái mộ vẻ đẹp cuả một bát hoa thủy tiên được tỉa gọt theo nghệ thuật này, bà cho biết:

        Kính thưa qúi thính giả, với sự cho phép của tác giả Cuốn Nghệ Thuật Chơi Hoa Thủy Tiên, chúng tôi cho loan tải địa chỉ và số điện thoại của cụ Lê Văn Điền để nếu ai muốn mua sách hay học cách gọt tỉa thủy tiên có thể liên lạc với cụ.

        Bấm vào Lá Thư Mỹ Quốc hoặc Chuyên Mục, quí vị sẽ tìm ra:

        Tựa sách:
        The Oriental Art Of Narcissus Flowering
        Nghệ Thuật Chơi Hoa Thủy Tiên

        Tác Giả: Lê Văn Điền
        7631 Andiron Circle
        Houston, Texas 77041
        Điện thoại: (713 ) 896- 7613

        Nếu cư ngụ trong vùng phụ cận thủ đô Washington và muốn học cách gọt tỉa hoa thủy tiên, quí vị có thể liên lạc với bà Phương Lan để được chỉ dẫn miễn phí.
        Điện thoại: (703) 759 - 9234



        Comment


        • #5
          Truyện kể về loài hoa Thủy Tiên




          Truyền thuyết hoa Thủy Tiên


          Dân gian có câu: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, ngẫm mà đúng. Cặp vợ chồng nhà thần Kêphít và Lavơriôna sinh hạ được một cậu con trai có gương mặt trắng trẻo, cặp mắt sáng, mái tóc quăn tít, đặt tên là Narơxít thay cha làm hà bá, trị vì một vùng sông nước.

          - Ôi, chàng mới đẹp làm sao! Thật là một đứa con tuyệt vời! – Các nữ thần đến thăm Lavơriôna đều tấm tắc khen.

          Nhưng các thần cũng giống như con người đều có tính hay ghen ghét, đố kỵ trước những thành đạt của người khác. Loài cá bơi từ Đông sang Tây đã loan tin về vẻ đẹp tráng kiện và trí tuệ của con trai nữ thần Lavơriôna. Nữ thần Sứa biết được tin này, ả có một đứa con trai vốn xấu xí lại ngốc nghếch; khi nghe những lời khen của thiên hạ dành cho Narơxít thì ả nổi điên lên, đến nỗi những con rắn phủ trên đầu ả thay cho tóc bỗng dựng ngược lên, phun lưỡi phì phì. Nữ thần Sứa nghiến răng trèo trẹo:

          - Vẻ đẹp của mi sẽ giết chết mi, mi sẽ phải lòng chính cái hình bóng của mi, mi sẽ trở nên tốt bụng chỉ vì lòng hiếu danh, sẽ trở nên người thông minh chỉ vì thói kiêu căng. Cái khoảnh khắc mà mi nhìn thấy bóng hình mình trong gương chính là lúc mi bắt đầu phải chấp nhận cái chết. Những con cá bơi ngược lại từ Tây sang Đông mang tin về lời nguyền của nữ thần Sứa đến lưu vực sông do Kêphít trị vì. Thần Kêphít đập vỡ tất cả các loại gương có dưới thuỷ cung, còn các mảnh kính vụn thì cho quẳng lên đất liền. Từ khi còn nhỏ, Narơxít mới chỉ nghe nói về vẻ đẹp và về trái tim nhân hậu của mình, bây giờ chàng nghĩ rằng chàng cần phải là một người nhân hậu và thông minh, mặc dù làm được việc đó không phải là dễ. Khi lũ con của các nữ thần khác dành một chút trong khẩu phần ăn sáng hoặc bữa trưa của mình cho cá, thì Nanơxít cũng không muốn chịu tiếng là keo kiệt bèn ném cho cá một ít thức ăn. Dù chỉ là bớt lại một chút nhỏ nhoi lượng phần ăn, nhưng chàng tin rằng việc thiện mà chàng đã làm còn tốt hơn nhiều so với những người khác, bởi lẽ chàng đã hy sinh không phải là một món ăn dân dã mà là món ăn của nhà thần. Nhưng sau đó chàng lại khôn ngoan ngầm giữ lại khẩu phần của mình mà lấy khẩu phần của mẹ để đem cho, khiến lũ con các thần phải thán phục về sự hào hiệp và quên mình của chàng.

          Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Mới hồi nào Narơxít còn chơi đùa với lũ cá, nhặt nhạnh những vỏ hến, vỏ sò trang điểm cho nơi ở của mình, bây giờ chàng đã lớn phổng lên thành một chàng trai chững chạc. Khi xưa, lũ con của các thần thường cùng với chàng nuôi cá, nay lớn lên mỗi đứa lại có một sở thích riêng. Đứa nào cũng muốn tỏ ra khôn ngoan linh lợi. Chúng đọc cho nhau nghe những bài thơ tự sáng tác, hát những bài ca tự nghĩ ra và thi xem ai nhảy lên lưng cá ĐenPhin khéo léo hơn và bơi đi xa hơn. Narơxít cũng sáng tác thơ và chẳng bao lâu chàng hiểu rằng có một đứa con trong lũ con nhà thần tỏ ra trội hơn chàng, chàng liền đem lòng ghen ghét, phỉ báng cả bè bạn.

          - Đó là một chàng trai thông minh và tài hoa! Con gái thần nào mà được chàng lấy làm vợ thì thật là diễm phúc, – Các nữ thần có tuổi xì xào, tỏ ý ghen tỵ với người vợ tương lai của Narơxít.

          Nếu các nữ thần có tuổi bị chàng trai tuấn tú, đôn hậu và thông minh cảm hoá, thì cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi các nữ thần trẻ trung đã rắp tâm quyến rũ chàng bằng vẻ đẹp ưng ý, cuối cùng chàng quyết định kết hôn với Ekhô, cô gái đẹp nhất trong đám các tôn nữ nhà thần.

          Trước ngày cưới, Ekhô bảo Narơxít lên bờ sông hái cho nàng bông hoa Anh Đào dại để nàng gài lên mái tóc xanh của mình. Narơxít đã hái cả một bó hoa và khi cúi gập người toan nhảy xuống nước, thì bỗng nhiên thấy một vùng nước tôi tối có bóng hình của mình.

          - Đẹp quá! Kể từ khi khai thiên lập địa chưa một ai được chứng kiến một sự tuyệt diệu như thế này! – chàng thốt lên rồi sững người như bị bỏ bùa mê. Trong khi nhìn chằm chằm vào cái bóng của mình, chàng quên khuấy cả Ekhô, người mà ngày mai chàng sẽ tổ chức lễ cưới đón nàng. Chàng ném những bông hoa xuống cỏ và khi đứng dậy chàng lại bị mê mẩn với cá bóng của chàng lại bị mê mẩn với cái bóng của chàng trong gương nước.

          - Đúng rồi, ta không chỉ là một chàng trai thông minh, đôn hậu nhất mà còn đẹp nhất nữa – Narơxít dương dương tự đắc.

          Đợi mãi không thấy người tình trở về, Ekhô đành phải ngoi lên mặt nước. Tức thì nàng bị người tình mắng nhiếc thậm tệ, chỉ vì nàng đã làm gương nước xao động.

          Ekhô không tin rằng Nanơxít lại quá giận dữ, vừa làm lành với chàng vừa xoa cho mặt nước trở lại phẳng lặng.

          - Ta biết, em ghen với vẻ đẹp của ta, vì vậy em tìm cách cản trở ta. Đừng vờ vĩnh nữa, hãy trở lại thuỷ cung đi.

          - Chàng thân yêu! Em là cô gái đẹp nhất trong đám tôn nữ nhà thần, cớ sao em lại ghen ghét vẻ đẹp của chàng? – Ekhô nói và vẫn nghĩ rằng người tình nói đùa.

          - Anh cứ nghĩ em là một người đẹp, đó là khi anh chưa trông thấy mình. Hãy nhìn vào gương mặt này, vào cái hình người này, em sẽ hiểu chính Aphơrôđita còn chưa xứng đáng trở thành vợ ta, huống hồ nàng – Narơxít đáp và lại mê mẩn với vẻ đẹp của mình.

          Đối với Ekhô cũng như đối với người đàn bà đội rắn trên đầu thay tóc, thì không có gì đáng giận hơn là việc người tình không thừa nhận sắc đẹp của nàng, còn nếu như nàng quả là không đẹp thì nàng cũng không thích bị lừa dối.

          Những lời nói của Narơxít khiến Ekhô tức tối đến nỗi nàng gọi chàng là một kẻ ngu ngốc tự say đắm mình. Nàng liền đem chuyện này kể lại cho mẹ nàng nghe và nói rằng chàng đã bị mất trí. Kephít đã hoài công thuyết phục con trai quay trở lại thuỷ cung, và những giọt nước mắt cầu xin của người mẹ cũng trở thành vô nghĩa.

          Narơxít đã ở lại hẳn trên bờ, và trong khi đưa mắt nhìn xuống nước, chàng vẫn không ngớt lải nhải về sắc đẹp của mình cho tới khi người chàng teo tóp lại và hoá thân về với trần thế.

          Không hiểu vì sao đối với người chết, người đời lại tỏ ra bao dung, độ lượng hơn so với người đang sống.

          Khi Narơxít chết rồi, Ekhô thường bơi đến chỗ có vùng nước tối mà người tình của nàng đã từng soi mình vào đó.

          “Tình yêu của ta mới tuyệt diệu làm sao…” – Ekhô thở dài. Để giữ lại mãi mãi những kỷ niệm về Narơxít, nàng bèn trồng ngay lên chỗ đất chàng nằm một bông hoa có sắc trắng hệt như da mặt của Narơxít. Đó chính là Hoa Thủy Tiên



          Comment


          • #6

            Chơi hoa Thuỷ tiên

            Ngày xưa hoa Thủy tiên là thú chơi của những nhà giàu có và lịch thiệp. Giàu mới chơi được vì Thủy tiên rất đắt. Lịch mới chơi được vì mua về phải biết gọt, gọt rất khéo, phải dùng lưỡi dao thật mỏng thật bén, thứ dao chuyên để gọt Thủy tiên.

            Gọt phía nào, gọt bao nhiêu để hoa nở ngày nào, đêm giao thừa, sáng mồng một, mồng năm Tết, hay rằm tháng Giêng, để hoa nở thế nào, bên nào trước, bên nào sau... Chỉ có các cụ văn bút hoặc các cô con gái nhà sang mới biết gọt Thủy tiên. Mua hoa đã lắm tiền mà không biết chơi thì người ta cười cho là trọc phú, là "Trưởng giả học làm sang".

            Bây giờ chơi hoa Thủy tiên quá dễ. Gần Tết lên đầu dốc chợ Bưởi, có mấy chục ngàn cả hoa cả cốc. Như mọi thứ hàng hóa nhập từ Trung Quốc, thứ gì cũng rẻ đến bất ngờ. Che gió cẩn thận đem về là ngày Tết có hoa quý. Chả cần làm gì, chỉ cần mỗi tối rửa nhớt ở rễ, thay nước. Hoa quý thật, củ và rễ trắng muốt như ngọc, lá đẹp như nét tranh Tề Bạch Thạch, từng bông hoa nhỏ, tỏa hương thơm ngát, dịu dàng, ngọt ngào, thứ hương thơm tinh tế, đặc biệt thanh cao, không loài hoa nào sánh được.

            Chợt nhớ ngày xưa có bài lục bát ngộ nghĩnh lắm về loài hoa này. Vẫn còn nhớ lõm bõm vài câu. Chắc phải hỏi ông bạn vong niên, cùng lớp đại học, vong niên vì anh là cán bộ đi học. Nhắc phôn lên, vừa nói đến Thủy tiên, anh hào hứng đọc ngay:

            Thủy tiên cậy ở Tầu về/Thấy Hành nhỏ mọn bèn chê Hành rằng: /Con người đã bé lại hăng/Không hương không sắc sao bằng ta đây/Hương thơm nức tiếng Đông Tây/Miệng hoa chúm chím, tóc mây nõn nà./Hành rằng: Trời đất sinh ta/Quê hương một giải sơn hà Việt bang/Làm ăn quên cả điểm trang/Lấy gì lịch sự giỏi giang bằng người/Người sang giá đáng mười mươi/Ngày Xuân đi lại những nơi lắm tiền/Ta hèn yên phận tự nhiên/Lấy câu "phục vụ" làm duyên với đời.

            "Hay quá, hay quá ! Nhưng cái câu cuối...". "Hai chữ "phục vụ" chứ gì. Tớ đọc bài này trên báo từ trước Cách mạng, lúc tớ mười tuổi, bây giờ quên mất đúng câu cuối, tớ thay đại vào đấy. Không ưng thì cậu thay vào bằng chữ "hòa hợp" hay chữ nào cũng được. Dân gian là thế mà".

            theo Hoàng Đạo Cung




            Comment


            • #7
              Đọc tiếp câu chuyện về truyền thuyết hoa Thủy Tiên



              Ngày xưa, có một ông phú hộ sinh được 4 người con traị Khi biết mình sắp chết, ông gọi 4 người con đến, dặn dò các con phải chia gia tài của cha làm 4 phần đều nhaụ Bốn người con hứa tuân lời cha trối lại, tuy nhiên, vừa chôn cất cha xong thì 3 người con đầu dành phần gia tài nhiều hơn người em út. Họ chỉ chia cho đứa em út một mảnh đất khô cằn.




              Người em út rất buồn, vừa thương nhớ cha, vừa buồn các anh xử tệ với em. Đang ngồi khóc một mình trước mảnh đất khô cằn, thì người em bỗng thấy một bà Tiên từ mặt ao gần đó hiện lên bảo: - Này con, thôi đừng khóc nữạ Khoảng đất này của con có chứa một kho tàng, mà các anh của con không biết. Kho tàng này chưá nhiều mầm của một loại hoa quý vô giá. Mỗi năm, cứ đến mùa Xuân, thì hoa đâm chồi nẩy lộc, nở từng hàng chi chít trên đất đai của con. Con sẽ hái hoa, đem bán, rất được giá. Nhờ đó, chẳng bao lâu thì con sẽ giầu có hơn các anh. Quả thật, đến mùa Xuân ấy, đúng như lời bà Tiên nói, mảnh đất khô cằn của người em bỗng nhiên mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt. Để nhớ đến ơn lành của bà Tiên, người em đặt tên cho loại hoa này là Hoa Thuỷ Tiên. Những người thích hoa, chơi hoa, và những người nhà giầu đã thi nhau đến mua hoa Thuỷ Tiên hiếm quý, với giá rất đắc. Chẳng bao lâu, người em trở nên giầu có, nhiều tiền bạc. Rồi cứ mỗi năm Tết đến, người em út lại giầu thêm, nhờ mảnh đất nở đầy hoa thơm tươi thắm. Người em trở nên giầu hơn 3 người anh tham lam kiạ Người ta tin rằng Hoa Thuỷ Tiên mang lại tài lộc và thịnh vượng. Do vậy, mỗi dịp Tết đến, chơi hoa thuỷ tiên trở thành một tục lệ đón Xuân. Những ngày cuối năm, Thuỷ Tiên được chăm sóc để hoa nở đúng Giao Thừa, hy vọng mang đến tài lộc sung túc và may mắn trong năm mớị
              Những hình ảnh đẹp cả Hoa Thuỷ Tiiên


              Cũng từ lâu lắm, theo thần thoại Hy-Lạp, có chuyện hoa Thủy Tiên mà tên của hoa chính là tên của công tử khôi ngô tuấn tú của Chúa Cephissus và nữ thần Liriope. Theo nhiều tài liệu, những chi tiết có đôi chỗ thuật khác nhau, nhưng nếu bỏ qua những tiểu tiết ấy, thì tóm lược huyền thoại kể rằng, chàng trai thanh tú ấy từ chối tình yêu và xa tránh người đẹp Echo mỗi khi nàng đến gần.... Chàng cho rằng nàng phiền nhiễu chàng vì cái tật quái dị là nàng Echo hay lập lại chữ cuối của những lời chào hỏi. Echo tủi phận, mặt đỏ lên , phải lẫn tránh vào rừng mang theo nỗi buồn tủi rồi chết đi trong hang động, xương nàng hóa thành sỏi đá, thể xác nàng chẳng còn gì ngoài tiếng vang vọng khi có ai gọi vào. Không riêng gì đối với Echo, chàng trai thanh tú ấy cũng hất hủi và gây thất vọng cho nhiều thiếu nữ khác. Oán ghét và có một cô gái đã cầu khẩn kêu van mà lời kêu thấu đến Trời, và Thần Aphrodite (Nemesis) đã giáng xuống bản án quả báo dội ngược vào xác thân của chàng trai để trừng phạt, là cho chàng bị mang cái tật phải yêu chính hình bóng của mình phản chiếu trên mặt hồ. Mê đắm cái đẹp của mình, nhưng không tọai nguyện với cái tình yêu một hình bóng ảo như vậy, chàng không thể nào trao nụ hôn hay có được vòng tay ấp ủ...Khi buồn khổ quá, chàng kêu lên Chao ôi ! thì cũng chỉ nghe vọng lại tiếng ...ô...ôi!!! (Alas !) từ bề sâu của đáy hồ. Một hôm, chàng với tay ôm choàng lấy ảnh ảo của chính mình ẩn hiện dưới mặt hồ rồi chết chìm dưới nước và hóa thành một loài hoa, để lại cho đời cái tên là Narcissus là Hoa Thủy Tiên, có gốc từ chữ narcissism, nghĩa là tựï yêu mình vậỵ. Tên khoa học của Hoa Thủy Tiên là Narcissus , còn tên phổ thông lưu truyền trong dân gian là Daffodil.



              Poor love-struck Echo, stuck with repeating
              everything he said. He might
              have thought he deserved it,
              to have a nymph for a girlfriend, who’d confirm

              everything he said; he might
              have loved how she mirrored him,
              a girlfriend who’d say You’re pretty
              when he told her she was pretty,

              who’d love him more than her mirror.
              Not that they had mirrors in those days;
              that was the problem. Anyway, she was pretty,
              but he wasn’t interested in nymphs.

              If only they’d had mirrors in those days
              he wouldn’t have drowned in that reflecting pool,
              finding it more interesting than nymphs.
              But maybe he’d have beat his head against a mirror

              and killed himself anyway, pool or no pool.
              No free will in those days—it was all the gods.
              You could beat your head against your fate, but still,
              if you were Narcissus, you’d end up a white flower

              stuck in the ground with no will, plucked or trampled by gods,
              and someone would say it was deserved,
              for beauty to come down to a white flower,
              a poor echo, and someone’s love stuck
              in the ground, the ground, the ground, the ground.
              (Kim Addonizio)


              Sắc hương và cái dáng xinh đẹp của hoa thủy tiên vẫn còn là nguồn cảm hứng của rất nhiều thi sĩ. Từ 200 năm trước đây, Thi Sĩ Wordsworth đã lưu lại những dòng thơ bất hủ về Daffodil :



              I wandered lonely as a cloud
              That floats on high o'er vales and hills,
              When all at once I saw a crowd,
              A host, of golden daffodils;
              Beside the lake, beneath the trees,
              Fluttering and dancing in the breeze.
              Continuous as the stars that shine
              And twinkle on the milky way,
              They stretched in never-ending line
              Along the margin of a bay:
              Ten thousand saw I at a glance,
              Tossing their heads in sprightly dance.
              The waves beside them danced; but they
              Out-did the sparkling waves in glee:
              A poet could not but be gay,
              In such a jocund company:
              I gazed--and gazed--but little thought
              What wealth the show to me had brought:
              For oft, when on my couch I lie
              In vacant or in pensive mood,
              They flash upon that inward eye
              Which is the bliss of solitude;
              And then my heart with pleasure fills,
              And dances with the daffodils.
              (William Wordsworth)



              Thủy Tiên

              Tôi cô đơn như mây trời phiêu lãng
              Lướt bay cao qua vựïc đá núi đồi
              Bỗng ngàn hoa khoe sắc đón chào tôi
              Ôi ! Thủy Tiên đóa hoa vàng rựïc rỡ
              Dưới tàn cây, bên hồ xanh đua nở
              Trước gió ngàn tha thướt múa vui ca

              Trông xa xa như một dãi ngân hà
              Ðêm dầy dặc muôn vì sao lấp lánh
              Bước thênh thang trên con đường vô định
              Và vươn dài theo vịnh biển mênh mang
              Trước mắt tôi sao xiết kể vô vàn
              Ngàn cánh hoa tưng bừng vui múa hát

              Cùng sóng biển lăn tăn mừng nhảy nhót
              Riêng Thủy Tiên lả lướt dáng dịu dàng
              Trong vô cùng thi sĩ thấy hân hoan
              Dù là kẻ đứng ngoài không nhập cuộc
              Tôi mãi nhìn chưa bao giỡ hiểu được
              Cái món quà Thượng Ðế đã ban cho

              Những đêm nằm trăn trở thấy bơ vơ
              Giữa trống vắng và cõi lòng u uất
              Là cảnh tượng chập chờn trong ánh mắt
              An ủi mình khi quạnh quẽ đơn côi
              Nhịp tim tôi đập sung sướng tuyệt vời
              Là những lúc cùng thủy tiên nhảy múa
              ( Vương ngọc Long dịch thơ )


              Theo văn hóa Ðông phương, hoa thủy tiên mang ý nghĩa tốt đẹp và an lành. Các cụ ta tin rằng thủy tiên đem đến may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Mỗi độ đón Xuân về, nhiều gia đình trưng bày thủy tiên trong nhà khi cúng giao thừa, như để cầu mong được đón nhận được điềm tốt tới gia đình. Sựï trân trọng đã cho hoa thủy tiên một chỗ đứng thân thương và trở thành tập tục cũng như thú vui tao nhã . Các cụ ta rất hãnh diện về những thủ thuật, mà thủa xưa thường được gìn giữ như là bí quyết gia truyền, để tỉa cấy những giò thủy tiên, sao cho lúc khai hoa khoẻ mạnh, tươi đẹp, đúng giờ. Ngày ấy, ở xư” ta không có mấy sách vở , tài liệu nghiên cứu theo khoa học được phổ biến rộng rãi như bây giờ nhưng không phải vì vậy mà các tay chơi hoa thủy tiên cổ truyền của Á đông bị coi như là lạc hậu đâu. Căn cư” vào những kinh nghiệm xưa, phối kiểm những hiểu biết khoa học mới, cho thấy có những giá trị văn minh tương đồng rất cao trong hiểu biết, như là về thời gian, nhiệt độ , ánh sáng, ẩm độ, hun sưởi bằng khói nhang trầm, được áp dụng khi các cụ tỉa trồng thủy tiên trong chậu. Có khi để trì hoãn thời gian nở hoa, cho đúng giao thừa, là giờ phút linh thiêng của ý nghĩa đưa tiễn cái xấu đi và nhận cái mới tốt đẹp tới làm hên, các cụ còn sáng kiến dùng cách lấy gòn thấm nước lạnh phủ lên nụ hoa, để đạt cho được thời điểm chính xác mới haỵ


              Ngày nay được biết rằng ở Âu Mỹ, mọi người cũng rất thích và coi thủy tiên là loài hoa số một của biểu tượng cho mùa xuân hy vọng, loài hoa thay lời người, mang đến sựï cầu chúc hạnh phúc an lành nhất. Sựï tin tưởng này đã đặt cho thủy tiên một vị trí cao trong kỷ nghệ trồng hoa bán tại Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, hình tượng hoa thủy tiên còn được khai thác kinh tế triệt để trong các ngành thủ công mỹ nghệ và cả công nghiệp nặng. Thủy tiên hiện diện trong hội họa, nhiếp ảnh, in ấn, điêu khắc, thêu dệt, quần áo, nữ trang, mặt đồng hồ, dầu thơm, đèn cầy, đèn điện, hoa vải, đến gạch cẩn dùng trang trí xây cât nhà cửa...Hằng ngàn các sản phẩm này được làm bằng đủ mọi vât liệu như thủy tinh pha lê, sành sư”, gỗ, vàng bạc, vải vóc, kim loại...




              Sưu tầm được ở trên internet



              Comment


              • #8
                Lượm lặt thêm được, để bổ túc thêm cho bạn đọc được biết


                Chọn Cắt Tỉa Trồng Thủy Tiên... Thưởng thức Tết


                Chọn được một củ Thủy Tiên có lẽ là một trong những bước quan trọng nhất để đảm bảo cho việc Bạn sẽ có một bát (chậu) Thủy Tiên thật là ưng ý!
                Nên chọn giống từ Trung Quốc, có 5 củ dính vào nhau (in cluster of 5) càng gần cỡ với nhau càng tốt (thường thì một củ chính giữa sẽ lớn hơn 4 củ kia)... Chọn củ Thủy Tiên loại nhẹ hơn và phần rể đen hơn có hìng dạng như một nải chuối có 5 trái tròn ngắn là Bạn đã chọn đúng loại Thủy Tiên đơn sẽ có hình dạng như "Chén Vàng trên Đĩa Bạch Ngọc" (golden cup set on a white saucer).
                Cắt gọt củ Thủy Tiên cũng là một bước khá quan trọng, Bạn nên tìm mua hay biến chế vài dụng cụ cắt gắp (Nhíp, Kéo Nhỏ Nhọn, Dao Mổ Ngang Dọc Máng). An toàn nhất là Bạn làm việc trên một tấm nệm nhỏ (small foam surface), củ Thủy Tiên sẽ có hai mặt trên dưới khác nhau nên Bạn chỉ nên cắt mặt trên cũng là mặt lồi lõm hơn (mặt dưới tương đối phẳng hơn sẽ giúp Bạn trong việc giữ vững vàng cây Thủy Tiên hơn trong bát nước). Khi cắt, Bạn nên bắt đầu từ một phía mà thuận với tay thuần thục của Bạn (như là từ phải sang trái cho những ai thuận tay phải). Nên bắt đầu cắt từ chính giữa của củ ngoài cùng và bóc ra từng lớp một (one layer at a time) và đừng cắt quá một nửa củ hay dưới 180 độ cũng đừng cắt phạm vào phần cuối hay phần có rể... Xen kẻ vào giữa các bẹ của củ Thủy Tiên là các lá mầm màu lục và các giò (dò hay rò) hoa có màu vàng, theo nguyên tắc chung: nếu không bị cắt phạm vào thì các thứ này sẽ mọc lớn lên theo chiều thẳng đứng, vì thế nếu Bạn muốn cho nó sẽ cong hay xoắn lại thì phải cắt phạm vào phía muốn được cong hay xoắn từ một nửa cho đến 2 ly (0,5-2 mm); như thế các Bạn sẽ định hướng mà chọn cắt phạm vào các lá mầm và giò hoa theo hướng trái, phải, trước hay sau theo ý chọn!
                Ý hướng thông dụng nhất thường gọi là "Thiên Địa Nhân", nhánh Thiên sẽ được để nguyên, nhánh Địa sẽ được cắt phạm vào đến gần nửa bề ngang của lá và nhánh Nhân sẽ chỉ cần cắt phạm vào từ một nửa cho đến một ly (0,5-1 mm) mà thôi! Qúy Bạn có thể chọn chỗ cho nhánh Thiên (cao nhất) về một phía hay ở chính giữa nhưng kế đó nên là một nhánh Nhân (vừa hay trung) và tiếp theo sẽ là nhánh Địa (thấp nhất) hay ngược lại... để tránh trường hợp bị cao thấp (so le) quá đáng!
                Trồng Thủy Tiên có hai cách: Một là vùi vào đất ẩm dưới 5-7 cm đất xốp và chờ cho đến khi sinh hoa... kết củ con mới; Hai là ngâm vào nước suối mát hay nước mưa như là loài cây sống trong nước (aqua plant).
                Sau khi đã cắt củ Thủy Tiên như ý muốn (có hìng dạng như là Bạn đã chẻ đôi cả 5 củ Thủy Tiên và chỉ giữ lại phần phía dưới "bottom half"), Qúy Bạn nên đặt sấp (mặt đã cắt xuống dưới) vào bát nước cho được 3 ngày, sau đó thay nước và lật ngữa củ Thủy Tiên lên và nên cất vào chỗ có nắng. Hàng ngày Bạn nên quan sát sự tăng trưởng và cắt tỉa gở rối cho các lá để chúng sẽ không đan xoắn lẫn vào nhau, cũng nên dùng một tấm khăn giấy loại chắc (high fiber napkin) gấp làn 4 hay 8 tuỳ vào củ Thủy Tiên lớn hay nhỏ...
                Thông thường Thủy Tiên trồng trong nước sẽ ra hoa vào 18-22 ngày tùy vào mức ánh sáng và nhiệt độ của môi trường đã được trồng... Trong những trường hợp Bạn cần thúc (ép) cho ra hoa sớm hơn thì cần phải cho bát Thủy Tiên vào một hộp giấy (carton) và chiếu đèn (green house light bulb) suốt ngày đêm... Ngược lại, nếu Bạn cần kìm hãm lại sự tăng trưởng của bát Thủy Tiên thì Bạn chỉ cần cất cả bát Thủy Tiên vào tủ lạnh... để chờ khách qúy như Chúa Xuân đang đến muộn chẳng hạn!
                Trung bình bát Thủy Tiên sẽ cho Bạn những giây phút thoải mái... kéo dài 4 đến 6 tuần cho trọn tháng Tết...

                ST



                Comment


                • #9

                  Thú Chơi Hoa Thủy Tiên


                  các bạn Yêu Thích Thuỷ Tiên,bài viết sưu tầm nầy,
                  cho thêm phong phú chủ đề " Nghề chơi cũng lắm công phu "

                  Thấm thoắt thế là đã hơn 40 năm, gần nửa thế kỷ đã trôi qua, hôm nay cụ giáo Nghị ở phường Thanh Lương mới được cầm lại trên tay con dao nhỏ thân thiết ngày xưa. Con dao có hình dáng đặc biệt kỳ lạ. Một đầu như chiếc lưỡi rìu nhỏ sắc lẹm, một đầu như lưỡi thuổng tí xíu hình lòng máng. Ðó chính là con dao gọt và tỉa thuỷ tiên chuyên nghệ.

                  Dường như thoáng một nỗi bồi hồi, mong nhớ đang dâng ứ trong đôi khoé mắt và đôi bàn tay của ông lão tuổi 80 khi bỗng dưng chạm vào từng dáng nét của một vẻ đẹp xưa

                  Không phải bỗng dưng mà bài viết về "thú chơi hoa thuỷ tiên" của nhà báo lão làng Nguyễn Hà thủa sinh thời chỉ gồm có mấy trăm chữ đăng trên số tết của một tờ tuần báo lại được trả nhuận bút khá cao. Mọi người nói đùa, mỗi chữ đáng giá bạc ngàn. Còn nhà báo Nguyễn Hà thì rằng, đó là nhờ ở lộc của ông cụ thân sinh- một cụ đồ nho Hà Thành từng một thời đam mê thú chơi tao nhã ấy.

                  Nhà báo Nguyễn Hà kể rằng, mỗi năm vào dịp cuối tháng một, tức tháng mười một âm lịch, cụ đồ thường trở qua, trở lại ngày đôi ba lần trên phố Hàng Buồm, Phúc Kiến( Tức Lãn Ông bây giờ) để chọn mua bằng được một " Bắp" tức một thùng củ thuỷ tiên do các nhà buôn Tàu bày bán. Có nhiều loại lắm. Cứ củ càng to thì càng đắt tiền. Rồi sau đó, cụ tìm cách lánh hẳn việc nhà, từ chối không tiếp khách khứa trong hàng tuần liền, để chăm lo chuyên chú cho việc gọt tỉa thuỷ tiên. Khi ấy, có ai sơ ý hỏi han điều gì, cụ đều không trả lời, coi như người đã nhập thiền vậy.

                  Hàng năm, cứ vào dịp đầu tháng chạp âm lịch, khi những cơn gió bấc cuối đông dường như đã chùng lại trước những làn hơi ấm đầu xuân mơ màng, ấy là lúc những người chơi hoa sẽ vào cuộc mới. Những củ thuỷ tiên khô do lái buôn đem về từ các tỉnh duyên hải Nam Trung Hoa, bây giờ sẽ được đem ngâm nước cho căng mọng và nhú mầm. Nom chúng tựa như những củ hành tây vừa ra giống. Sau đó, họ, những người chơi thuỷ tiên chuyên nghiệp sẽ tìm lấy một chốn kín đáo, khuất nẻo để chuyên tâm lo việc gọt tỉa hoa. Gọt tỉa thuỷ tiên, đó chính là một công đoạn tỉ mỉ, khó khăn, phức tạp và rắc rối nhất trong cách chơi thuỷ tiên cổ truyền. Cụ giáo Nghị kể lại rằng, phải chọn đoán cho đúng phần mặt chính của củ. Nếu vô ý gọt trái mặt, củ thuỷ tiên sẽ đâm mầm tréo nghẹo, mất hết tư thế đẹp. Mà khi gọt phải lựa đôi tay cho khéo, kẻo phạm phải chỗ đọt mầm tương lai, củ thuỷ tiên sẽ bị hoại nát mà thui chột mất dò hoa. Lại phải gọt hướng sao cho các mầm hoa sau này sẽ vươn theo thế đã chọn. Không để chúng trổ lung tung, vô lối. Toàn là phải dò dẫm, đoán định, phỏng chừng, ấy mới là khó chứ.

                  Sau mỗi lần gọt sửa, củ thuỷ tiên phải được lau rửa bằng nước nhiều lần cho sạch nhựa. Các cụ ta thường rửa thuỷ tiên bằng chổi lông gà hay chổi tóc. Như thế vừa sạch sẽ, vừa tránh xây xước, tránh làm tổn thương tới các mầm đọt non và cả bộ rễ mới kịp nhú. Củ thuỷ tiên từ lúc nảy mầm, đâm rễ, trổ giò, kết nụ phải trải qua ba bốn lần gọt tỉa, sửa sang và hàng vài ba chục lần thay nước mới. Thuỷ tiên là giống hoa ưa sạch sẽ, tinh khiết. Bởi thế, nó cần được uống nước trong hàng ngày và phải được đặt ở nơi thoáng mát, không vương bụi bậm, không ướm hơi xú uế.

                  Giờ đây, mỗi nhà kinh doanh hoa thuỷ tiên ở Hà Nội đều có cách thức và bí quyết riêng để chăm sóc cho cây thuỷ tiên ở giai đoạn ươm cây, trổ nụ đầy khó khăn này. Ví như củ nào kém đâm rễ, phải đem vùi trong cát ẩm. Cát phải được đãi rửa thật sạch. Thế mà trước khi vùi củ hoa vào trong bồn cát, lại phải đặt nó trong một tấm vải bông mới và sạch tinh, để chống nhiễm khuẩn làm thối bộ rễ. Khi cụm hoa trổ đủ số mầm chính, ba, năm, bẩy, chín- số lẻ bao giờ cũng hay hơn: tam đa, ngũ phúc, thất hiền, cửu long, cụm hoa cần phải được đặt trong bình thuỷ tinh hay bát sứ, cho cụm cây cố định dáng vẻ. Như thế, các mầm cây và giò hoa, cánh lá mới vưn lên thẳng ngay, không bị xiên lệch, vẹo vọ. Bởi như vậy là phạm phải một điều tối kỵ trong kỹ thuật tạo dáng thuỷ tiên. Hoặc như ở các nhà kinh doanh thuỷ tiên chuyên nghiệp, họ thường đặt những phên tre đan thành giàn, ngâm xăm xắp trong bể nước. Mỗi ô mắt phên sẽ thay cho công dụng giữ thăng bằng, cố định cho cụm hoa như ở trong bình, trong bát nhỏ, rất tiện cho việc thay nước hoa hàng loạt mỗi ngày. Lúc nào chuẩn bị đưa hoa ra chợ, mới nương nhẹ tay cho cụm hoa vào các bình bát.

                  Tuy nhiên, việc chăm sóc hoa trong giai đoạn này thật chẳng dễ dàng chút nào. Nhất là vào những năm gần đây, trong điều kiện thời tiết và môi trường Hà Nội có rất nhiều biến đổi bất lợi. Dân ta đi chợ mua hoa thuỷ tiên, khi hỏi đến giá cả, thường chê đắt rẻ, song ai đã từng tận mắt theo dõi những công việc của người làm hoa và cùng chia sẻ với họ bao bất trắc, gian nan của nghề hoa, mới cảm nhận rõ giá trị của mỗi giò hoa quý. Tháng chạp năm Ðinh Sửu trước tết Mậu Dần 1998, thời tiết nước ta không thuận, mưa nắng thất thường, có buổi nồng nực hơn cả mùa hè. Môi trường và nguồn nước nhiều khu vực lại bị ô nhiễm nặng. Hàng chục nhà kinh doanh đã cầm chắc lỗ vốn bạc triệu. Riêng đợt thuỷ tiên mới ra giống của nhà anh Thanh ở làng Thanh Nhàn là có chút hứa hẹn cho triển vọng kha khá. Song chủ nhân của chúng cũng không giấu nổi nỗi lo âu, thấp thỏm. Nhất là khi anh đã rót vào đợt thuỷ tiên ấy số vốn ban đầu hơn một chục triệu đồng. Ðó là chưa kể tới các đợt hoa thí điểm hồi trước, khi được, khi mất, hồi anh Thanh mới bước vào nghề và Hà Nội mới gây dựng lại thú chơi thuỷ tiên.

                  Chừng vào khoảng tết Ông Công, Ông Táo, khi hơi xuân nồng nàn đã vây bọc khắp không gian, những giò thuỷ tiên sớm sẽ trổ hoa đợt đầu, đưa hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng. Song mà vào ngày trước, những người chơi hoa thuỷ tiên sành điệu, cứ nhất định tìm cách hãm cho hoa nở đúng vào thời khắc giao thừa, mới cho là đúng phép. Bà Phúc Lâm, nhà ở phố Hàng Ðồng cũ, là con cụ Ký Hanh, một viên chức dưới thời Pháp thuộc. Bà vẫn hãy còn nhớ cách thức thúc hoa và hãm hoa của cụ Ký khi xưa. Mỗi khi đến ngày 28,29 giáp tết mà nụ hoa coi vẻ còn se sắt, chưa có dáng sắp nở, thì phải lấy nước âm ấm thay luôn, nhằm thúc nụ chóng mập. Còn nếu như thấy nụ hoa đã ra chiều muốn mở cánh, thì phải lấy chút lòng trắng trứng gà, phết một đôi lượt bên ngoài nụ, nhằm hãm cho hoa nở đúng lúc giao thừa. Thế mới gọi là đại cát cho năm mới.

                  Còn nếu như trong nhà không có người rảnh rỗi, hoặc là có người aarnh rỗi nhương chẳng thành thục với nghệ thuật gọt tỉa thuỷ tiên, thì vào dịp giáp tết âm lịch, người ta sẽ tìm lên chợ hoa Cống Chéo- Hàng Lược. Nơi ấy, giữa một vườn đào quất cây cảnh, hoa tươi rực rỡ muôn màu, những bình thuỷ tiên bé nhỏ, xinh xắn với vẻ đẹp khiêm nhường, duyên dáng, với hương thơm cao sang, độc đáo, luôn là điểm hấp dẫn bước chân của những người hâm mộ.

                  Phần lớn khách chơi hoa thuỷ tiên vào dịp tết, thường là các cụ ông trí thức, văn nghệ sĩ cao tuổi. Có thể hiểu như là, họ đã từng trải qua biết bao thăng trầm, cũng như nếm trải biết bao hương vị đắng ngọt của cuộc sống, của nỗi buồn, niềm vui. Cái điểm dừng thuỷ tiên hoa, phải chăng là nơi ẩn chứa, nơi gửi gắm những điều tâm sự, những nỗi ước mong cao xa và thầm lắng khó nói thành lời ở cái tuổi ngoại tuổi tri thiên mệnh? .

                  Khi thuỷ tiên nở hoa, mỗi cụm hoa mang một dáng vẻ khác nhau theo lối đặt tên của các cụ xưa. Dáng phượng múa, dáng rồng bay, dáng hạc chầu, dáng tiên sa...Mỗi cụm hoa thực sự là một tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn độc đáo của bàn tay người yêu hoa, và là kết quả của nghệ thuật gọt tỉa thuỷ tiên khởi từ trước đó hàng tháng trời. Chính bởi vậy, người xưa mới ham thích thú chơi thuỷ tiên, thú chơi giàu sáng tạo và giàu tính thẩm mỹ, nghệ thuật. Ông Chi, một chủ vườn nổi danh ở làng Ðịnh Công, Thanh Trì kể rằng, các cụ ta xem thuỷ tiên khi nở hoa như một bộ mâm bạc chén vàng của nhà vua. Ngày trước, ở Hà Nội, thường có các cuộc thi hoa thuỷ tiên ở đền Bạch Mã trên phố Hàng Buồm và đền Ngọc Sơn giữa hồ Hoàn Kiếm. Bình chọn một cụm thuỷ tiên đẹp, phải xét toàn diện. Lá phải xanh đều và uốn lượn theo hình thế nhịp nhàng chứ không thẳng đuồn đuỗn. Các dò hoa phải cao thấp hài hoà, chứ không đâm tua tủa ngang mặt nhau, rễ phải rậm, dài, mềm mại và trắng muốt, không bợn một nốt nâu ủng, trông hệt như bộ râu của một lão ông đại thượng thọ. Hoa phải là hoa đn, cánh dõng dạc, nhuỵ phân minh. Hoa kép rối cánh, lại kém thơm, không mấy được chuộng. Và nhất thiết phải là giò hoa chớm nở đúng lúc giao thừa, mới thập phần hoàn ho, toàn bích. Hễ gia đình nào thắng gaari, thì coi như đạt được niềm vinh hạnh hiếm có trong đời người. Và họ thường tổ chức buổi rước hoa, khao gii linh đình lắm. Việc ấy, ta cũng có thể hình dung lại qua câu chuyện của nhà văn Vũ Bằng in trong cuốn Mê Chữ.

                  Trong nghệ thuật, người A Ðông thường giữ quan niệm " Quý hồ tinh bất quý hồ đa" . Trong chiếc bình pha lê trong suốt, cụm thuỷ tiên bé nhỏ lộ vẻ đẹp thơ ngây, trong trắng, dịu dàng, tựa như một bầy tiên vừa từ thượng giới bay xuống tắm mình trên dòng suối mát, giữa một cánh rừng cổ tích nguyên sơ.

                  Thế là một thú chơi cao sang vào dịp tết cổ truyền dân tộc đã và đang trở lại với người Hà Nội sau cái khoảng cách thời gian dằng dặc bằng cả mấy cuộc chiến tranh liên miên cộng lại, với biết bao đổi thay về thời cuộc trên đất nước ta.

                  Với mùi hương thơm ngát mà không nồng nã, ngạt ngào, quyến rũ mà sâu thẳm, kín đáo, dịu nhẹ mà chẳng nhạt nhoà, pha tạp, hương thuỷ tiên thật xứng là một thứ hương thanh cao, nổi trội trong thời khắc thiêng liêng của đất trời khi chuyển sang năm mới. Trong không khí xum họp gia đình của ngày đầu xuân, hương thuỷ tiên lẫn trong làn khói hương trầm ấm áp, nồng đượm, hoà trong hương cam Canh, bưởi Diễn thơm tho, ngọt ngào. Tất thảy, tạo nên một hương vị tết nhất cổ truyền đặc biệt Hà Nội, cho những kẻ xa quê khó cầm lòng khi tưởng đến.




                  Comment


                  • #10


                    Thủy Tiên -" Nàng Tiên Nước "


                    (bức họa của John William Waterhouse - Echo and Narcissus)
                    Thêm một truyền thuyết về hoa Thuỷ Tiên - Narcisse


                    Thuở xưa, có một chàng trai tên gọi Narcisse ,rất trẻ đẹp nhưng lại nhút nhát vô cùng! Chàng chạy trốn tất cả các cô gái cùng lứa tuổi.
                    Một ngày nọ, trong lúc đi dạo chàng đã lạc hướng trong rừng, Echo, vị nữ thần sông núi nhận ra tiếng chàng, nàng đã rì rào tiếng suối để đưa chàng tìm được lối ra! Trớ trêu thay, Echo gặp được Narcisse và đem lòng yêu thương chàng! Như bao lần khác, Narcisse lại tránh xa Echo ; Vị nữ thần của sự báo thù, Némésis đã thấy tường tận việc ấy nên bà quyết tâm trừng phạt Narcisse...

                    Một hôm Narcisse đi dạo quanh bờ hồ, chàng chợt nhìn thấy một gương mặt tuyệt đẹp nằm lung linh trên mặt nước, Narcisse đâm ra yêu cuồng si và nhứt quyết chiếm đoạt bóng hình toàn mỹ ấy ( nữ thần Némésis đã thực hiện sự trừng phạt của bà là làm cho Narcisse yêu chính mình! ). Chàng đưa tay ra bắt giữ người mộng và đã chìm xuống lòng hồ sâu thẳm, nơi chàng té ngã mọc lên một loài hoa vàng rực thật đẹp mà người đời dùng tên của chàng để gọi: Narcisse ! Vì họ thấy loài hoa này giống chàng ở chổ lúc nào cũng nghiêng đầu như muốn chiêm ngưỡng và chỉ biết yêu sắc đẹp của chính mình !


                    Thủy Tiên, theo cách gọi tên hoa có nghĩa là "Nàng tiên nước", nàng tiên hoa nơi thuỷ cung. Quả như vậy, Thủy Tiên là một loài hoa không nhan sắc loè loẹt, rực rỡ như những loài hoa khác mà mảnh mai, trinh khiết, thuỳ mị, mang phong cách nữ tính, ưa sạch sẽ, đầy vẻ quý phái. Thủy Tiên thuộc họ hàng, bà con với hoa huệ, nhưng lá ngắn hơn, củ to hơn, gần như củ hành tây và củ loa kèn (dại).

                    Xưa kia cứ khoảng tháng mười âm lịch, ở phố Hàng Buồm, những chủ hàng Hoa Kiều đã có bán nhiều củ Thủy Tiên. Người Hà Nội mua về gọt tỉa, để có hoa nở vào dịpTết Nguyên Ðán. Nếu trồng bình thường Thủy Tiên không ra hoa. Muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Thủy Tiên phải bỏ công gọt, tỉa ngâm trong nước khá công phu. Những bông hoa cứ "nằm ngủ" trong lòng củ để đợi bàn tay người đến đánh thức, hoa mới trở dạy, thở hương vào mùa xuân.

                    Người chơi hoa Thủy Tiên thường là các cụ có tính kiên nhẫn, trầm tư, cẩn thận và sạch sẽ. Từ khi cái đầu rễ nhú ra trong nước cho đến những cái lá có màu xanh ngả ra xung quanh đều được theo dõi một cách hết sức cẩn trọng. Niềm vui hoặc ưu tư cứ hiện dần lên nét mặt, thay đổi theo từng ngày, từng giờ để chờ đợi kết quả sự công phu, tỉ mỉ của mình.Mùa xuân thường đến sớm hơn với người chơi hoa Thủy Tiên.

                    Chiều ba mươi Tết những bông hoa bắt đầu hé cánh, bát Thủy Tiên được trịnh trọng đặt lên bàn thờ, xung quanh có đèn nến sáng choang, khói hương nghi ngút. Không khí trong nhà ấm hẳn lên khiến cho những bông hoa, những "nàng tiên nước" nở nhanh hơn để kịp đón xuân sang làm vui lòng chủ nhân. Sáng mồng một Tết, sau tuần trà nước, Thủy Tiên được hạ xuống bàn, kê trên một cái đế gỗ tiện hình tròn, sơn son, thiếp vàng, to nhỏ tuỳ theo bát Thủy Tiên mà đặt mua từ những ngày trước đó. Khách tới chúc tết say sưa ngắm những bông hoa trắng muốt như bạch ngọc, điểm xuyến nhị vàng mảnh mai, đang toả ra hương thơm dịu mát, như có lại như không, như thật lại như mộng ảo. Hương thơm có lúc hơi nồng nàn, quấn quýt, lúc lại xa vời thoảng nhẹ như hương từ một thế giới huyền bí nào chợt tới. Những chiếc lá xanh được toả ra xung quanh theo vết cắt gọt khéo léo, càng tôn thêm cái vẻ đẹp mảnh mai, trinh trắng, thơm mát của một loài hoa quý. Và bộ rễ trắng như những sợi tơ, nõn nà đan cài vào nhau che kín mảnh ngói kê dưới củ, gợi nhớ đến những dải xiêm y nào đó của "nàng tiên nơi thủy cung" trong giấc chiêm bao xa vời vợi của xuân xưa...


                    Narcissus
                    John
                    William Waterhouse
                    Last edited by whitesky; 01-01-2010, 10:48 AM.



                    Comment


                    • #11
                      Thêm một bài sưu tầm nữa về cách hưởng dẫn cách cắt tỉa của hoa Thủy Tiên nữa rất hay,
                      Tôi post lên đây cho cũng thích thì đọc

                      Thủy Tiên


                      Thủy Tiên gợi trong trí ta hình ảnh một nàng tiên tha thướt, xiêm y trắng toát, uyển chuyển với vũ khúc nghê thường trên mặt nước. Thủy Tiên là tên một loài hoa thanh nhã, cánh hoa trắng muốt, đường kính không quá ba phân, mọc từng chùm, nhụy hoa màu vàng hình chuông, lá xanh hình lưỡi liềm dài độ hơn một gang tay, mọc trên một củ như loại hành tây.

                      Thủy Tiên có mùi thơm thoảng nhẹ hay nồng đượm tuỳ theo từng loại, có loại cánh đơn, loại cánh kép, loại nhụy trắng, loại nhụy vàng. Họ hàng Thủy Tiên có hàng trăm loại khác nhau, gần nhất là loại hoa Daffodil màu vàng rực rỡ. Thủy Tiên có tên ngoại quốc là Narcisscus . Huyền thoại Tây phương về Narcisscus không đẹp như tên Thủy Tiên của ta. Tương truyền chàng trai Narcisscus là một đấng nam nhi trời cho đẹp. Chàng trai này lại say mê nhan sắc của mình nên thường soi hình trên mặt nước. Một hôm lâng lâng sảng khoái quá, chàng bèn nhảy xuống nước để ôm bóng mình. Chàng chết đuối và tại đó một cây hoa mọc lên, mang tên chàng.

                      Ngày tôi còn bé, Thủy Tiên chỉ có trong trí tưởng qua văn chương và tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn, họa hoằn lắm mới thấy được một vài chậu nhỏ đem về từ Hồng Kông chưa có hoa. Sang đây thấy củ Narcisscus của Mỹ tôi đem về trồng thử, cây cao vọt lên, cũng hoa trắng, nhưng mùi quá nồng, không đáp ứng được hình ảnh mình nâng niu tưởng tượng từ nhiều năm qua, tôi đâm ra thất vọng. Một ông anh trọng niên đã quá cố, anh Hoàng Nguyên, gọi đùa nó là “Thổ Tiên”.

                      Tình cờ nói chuyện với Cụ Xuân, một tiểu thư Bắc Hà thời trước, cụ nói về nghệ thuật gọt tỉa Thủy Tiên và bảo : Sau bao nhiêu năm loạn lạc từ Bắc và Nam rồi tị nạn xứ người, châu báu vàng bạc gì cũng mất hết nhưng cụ còn giữ được bên mình một bộ dao gọt Thủy Tiên từ thời con gái, cách đây hơn nửa thế kỷ. Lòng yêu chuộng hoa của cụ đã thúc đẩy tôi tìm được loại Thủy Tiên của Tàu để nhờ cụ dạy cách gọt tỉa. Cụ sốt sắng chỉ dẫn và tôi đã xin phép cụ phổ biến nghệ thuật này kẻo sợ rồi thất truyền một thú vui tao nhã, nhân ngày Xuân đến.

                      Nói đến gọt Thủy Tiên là ta nghĩ đến những cụ đồ ngồi tụ quần bên những chậu Thủy Tiên chờ giao thừa và những cánh hoa trắng muốt hương thơm nhẹ nhàng từ từ hé nở chào mừng ngày đầu năm. Các cụ đặt ra các giải thưởng cho những chậu tỉa khéo và người thắng giải rất lấy làm vinh dự, nhất là các cô tiểu thư đang độ tuổi kén chồng.

                      Những chậu hoa đủ tiêu chuẩn phải hoàn mỹ cả bốn phần: hoa, lá, vẩy củ và rể. Hoa đẹp thường là hoa đơn, đồng loạt nở mãn khai hay hàm tiếu. Lá phải xanh mướt mà không xanh sậm, hình lưỡi kiếm gọi là kiếm điệp, hay hình hơi quăn gọi là kiểu cua bò. Vẩy củ được xem như vẩy rồng, phải giữ sao cho trắng tinh và hình cong đều đặn. Rể phải cong vòng, trắng muốt, xem như …râu rồng.

                      Hàng năm cứ khoảng Noel đến Tết, chợ Á Châu có bán củ Thủy Tiên trong một vài tháng. Mỗi củ giá độ $3 đến $5, gồm một củ lớn độ bằng nắm tay trẻ em và vài ba củ nhỏ kèm theo. Phải lựa củ Thủy Tiên hai bên xốp kẻo có nhiều mầm phụ, khó tỉa, lá chỉ vừa mới nhú, đừng bị khô héo đầu mút, mất đẹp. Bạn cứ lựa sẵn vài củ, đem về bỏ trong bao giấy đục cho vào ngăn rau trong tủ lạnh để chờ thời.

                      Muốn có hoa nhân dịp Tết, phải gọt từ ngày 4 hay ngày 6 tháng Chạp, tuỳ theo thời tiết khí hậu nóng hay lạnh. Dụng cụ cần thiết gồm một cây dao nhỏ, mỏng và thật bén, một dao nhỏ hình lòng máng và một nhíp nhỏ. Mục đích cắt tỉa Thủy Tiên là gây vết sẹo do dao cắt vào một phía lá hay cành hoa, phía không cắt sẽ phát triển bình thường, làm cho lá hay cọng hoa cong lại nhiều hay ít tùy theo độ cắt.


                      Dụng Cụ Gọt Củ Thuỷ Tiên

                      Hình 1: Củ Thủy Tiên được nằm ngang, lựa mặt trên là phía có mầm lá cong lên

                      Hình 2: Bắt đầu tỉa từ củ lớn nhất. Cắt một đường ngang cách rể độ một phân, và hai đường bên hông từ 1/3 đến non một nửa trên mặt củ.

                      Hình 3: Bóc dần từng vảy từ ngoài vào trong, không xấn dao sâu, không bẩy mạnh, tránh tổn thương các mầm bên dưới.

                      Hình 4: Nếu có mầm ở cạn quá cần cắt bỏ, chỉ giữ lại các mầm ở cùng một mặt phẳng nằm ngang. Lúc tỉa vào sâu, phải cẩn thận khi tỉa đến 1/3 bề dày của củ. Khi các mầm đã lộ ra dùng dao hình lòng máng gỡ dần các vảy mầm để lộ bao nang chứa nụ hoa. Muốn có các lá hình cong kiểu cua bò thì dùng dao gọt nhẹ cạnh trên của lá mầm khoảng 2 mm hay 1/3 đến ½ bề ngang của lá



                      Hình 5 & 6: Tiếp tục tỉa những củ nhỏ bên cạnh đến khi thấy bao nang của hoa, có thể cạo nhẹ vào cuốn bao hoa để cành hoa sẽ cong vào bên trong và ngắn lại.

                      Hình 7: Úp sấp củ Thủy Tiên đã tỉa vào chậu nước sạch trong một ngày. Hôm sau đem rửa sạch nhớt, dùng bông gòn lau nhẹ các nách lá, tìm một chậu nhỏ thích hợp, đặt củ nằm ngang, phần cắt ở trên. Đổ ngập nước và đặt thêm bông gòn nhúng nước vào các phần cắt và rể để củ không bị thâm. Rửa sạch và thay nước hàng ngày, gỡ dần những vảy hay rể đen xấu.


                      Hình 8: Từ một tuần đến 10 ngày, lá bắt đầu vươn lên, các vảy củ và giò hoa tách rời nhau và rể mọc dần trắng muốt. Nên lựa một chậu hay tô có đáy tròn và gọn để rể sẽ gom theo hình cong như ý.


                      Hình 9 (ở dưới): Từ 20 ngày trở đi, chờ hoa xé bao nang khoảng 7 ngày và hàm tiếu đến mãn khai trong vòng 26 đến 30 ngày.
                      *~*~*

                      Tỉa làm sao để hoa hàm tiếu hay mãn khai vào ngày đầu năm là thành công. Trong khi nụ hoa đang vươn lên, có thể hướng giò hoa theo ý mình bằng cách gọt nhẹ vào cạnh độ một ly, giò hoa sẽ cong theo phía cắt.

                      Thủy Tiên rất thích hợp với nước, khi đã cắt lộ một phần và ngâm trong nước, củ vẫn không bị thối, và khi đặt nằm ngang, lá và giò hoa vươn thẳng đứng, rể đâm xuống theo chiều ngược lại, lá vây quanh các giò hoa như những bàn tay nâng niu những cánh hoa tinh khiết.

                      Có thể đặt hoa trong chậu nước có lót sỏi trắng để ổn định vị thế. Hoa Thủy Tiên không đẹp rực rỡ như hoa Hồng, không bền bĩ như Cúc, nhưng những cánh hoa trắng muốt điểm nhụy vàng còn được gọi là chén vàng trong đĩa ngọc, như một đỏm dáng rất cốt cách, lại thêm hương thơm ngọt ngào thoảng nhẹ không có hoa nào so sánh được. Chính vì tao nhã và thanh thoát mà hoa có một giá trị riêng.

                      Củ Thủy Tiên sau khi tỉa sẽ cho lá và hoa ngắn lại, lá cong vòng, bao bọc cành hoa ở giữa. Theo chiều hướng tạo nên sự phát triển không đều của lá và cành hoa do sự cắt tỉa, ta có thể tạo nên nhiều hình thế đặc biệt, ví dụ tạo hình chim, gà, giỏ hoa, hoa sen, con rồng…Có thể đặt củ trên bình thuỷ tinh cao để rể vươn dài ra như chòm râu bạc.

                      Không phần thưởng nào lâng lâng thanh thoát bằng nhìn một chậu hoa đẹp nở theo đúng ý định mỗi phần hoa, lá, củ và rể hoà hợp giữa công trình của tạo hoá và người yêu hoa. Chúc các bạn yêu hoa có một chậu Thủy Tiên đẹp trong ngày đầu Xuân.

                      Theo Liên Hương
                      ( bản nguyên tác của người viết )





                      Comment


                      • #12

                        Chú ý cách chăm sóc hoa Thủy Tiên


                        Có một bình hoa thủy tiên trong nhà, không khí Tết như "đậm" hơn...


                        Thủy tiên có tên khoa học(Narcissus Tazetta Linn.) thuộc họ Hành tỏi mùa thu sinh trưởng, mùa đông nở hoa, mùa xuân tích dinh dưỡng, mùa hè ngủ nghỉ. Nguyên sản ở Trung
                        Quốc, nhất là vùng Phúc Kiến, Thượng Hải Thủy tiên là loài cây ưa sáng, ưa ấm và ẩm, chịu ẩm ướt kỵ khô hạn, sợ rét. Vì vậy trồng thủy tiên cần nắm vững những điều sau đây:

                        1.Chiếu sáng hợp lý.
                        Muốn thủy tiên sinh trưởng bình thường, hàng ngày chiếu sáng ít nhất hơn 6 giờ, thiếu ánh sáng, sẽ làm cho lá mọc vống dài, ít hoa hoặc không có hoa, nếu eo hoa đầu hoa gầy trông rất xấu. Nhưng không được đem cây phơi nắng, phơi nhiều rất không lợi cho sinh trưởng.

                        2 Nước và chất lượng nước.
                        Thủy tiên ưa ẩm, sinh trưởng phát triển cần lượng nước lớn, đến kỳ thành thục trao đổi chất giảm nên lượng nước cũng phải giảm. Thủy tiên cần nuôi trong nước sạch, không dùng nước cứng, nước bẩn hoặc nước lẫn dầu, nếu không sẽ thối rễ, sinh trưởng kém.

                        3 Nhiệt độ.
                        Thủy tiên trước kỳ sinh trưởng ưa mát, nhưng về sau ưa ấm. Khi nhiệt độ 20-24oC, độ ẩm 70-
                        80%, rất thích hợp cho sinh trưởng vẩy củ. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa là 17-20oC, vượt quá 25oc ức thế sự ra hoa và ảnh hưởng đến hoa nở.

                        4 Bón phân.
                        Khi trồng thủy tiên ngoài trời, đối với củ mỗi tháng chỉ cần tưới nước giải 1-2 lần. Nếu phân Nitơ quá nhiều, lá cây mọc vống, sự phân chia củ nhanh ảnh hưởng đến sự ra hoa năm đó. Khi nuôi trong nước không cần bón phân, nếu có điều kiện, trong kỳ ra hoa cho thêm
                        một ít N,P,K sẽ cho hoa đẹp hơn.

                        5 Đất.
                        Khi trồng thủy tiên ngoài trời, đất phải tơi xốp, nhiều mùn. khả năng giữ nước tốt tầng đất dày, ph 5 -7,5 như vậy mới bảo đảm cây sinh trưởng bình thường. Nếu thủy tiên trồng chậu cần dùng 2 phần đất cát pha, 1 phấn lá mục.. phần cát và trộn một ít phân bón lót. Sau
                        khi trồng cần tưới nước, để nơi eo đủ ánh sáng. Không nên bón quá nhiều phân.


                        ST by net
                        Last edited by whitesky; 31-12-2009, 03:34 PM.



                        Comment


                        • #13












                          Comment


                          • #14
                            Wow.....bộ sưu tập về hoa Thuỷ Tiên quá đầy đủ , cám ơn WS thiệt nhiều nha...


                            Thân,
                            Nahoku
                            Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên Văn Bài Viết Của nahoku View Post
                              Wow.....bộ sưu tập về hoa Thuỷ Tiên quá đầy đủ , cám ơn WS thiệt nhiều nha...


                              Thân,
                              Nahoku
                              Cảm ơn bác Naho nhiều















                              Last edited by whitesky; 01-01-2010, 11:21 AM.



                              Comment

                              Working...
                              X