Nikon V1 đọ sức Sony NEX-5N
Nikon V1 ưu thế hơn với chip xử lý, công nghệ mới, trong khi NEX-5N có cảm biến lớn hơn và giá hấp dẫn hơn.
Dù thị trường máy ống kính rời không gương lật đã phát triển được 2 năm nhưng cho tới tận tuần vừa rồi, Nikon mới ra sản phẩm đầu tiên mang tên J1 và V1. Đây có thể coi là hai sản phẩm đối đầu trực tiếp với dòng NEX của Sony. Model cao cấp hơn trong bộ đôi của Nikon, V1, sẽ đối đầu trực tiếp với NEX-5N do có cùng khoảng giá.
Dưới đây là một số so sánh hai mẫu máy này theo từng tiêu chí.
Chất lượng thiết kế.
NEX-5N: Vỏ hợp kim, kích thước 110,8 x 58,8 x 38,2 mm, cân nặng 269 gram.
Nikon V1: Vỏ hợp kim, kích thước 113 x 76 x 43,5 mm, cân nặng 383 gram.
NEX-5N nhỏ hơn một chút so với Nikon V1.
Cả hai mẫu máy này đều có thiết kế rất chắc chắn với lớp vỏ bằng hợp kim ma-giê, tương tự như các dòng máy DSLR. Cảm giác cầm trên tay vừa vặn, dễ dàng thao tác do cả Nikon và Sony đều đã có kinh nghiệm sản xuất máy ảnh từ lâu. Tuy nhiên, NEX-5N tỏ ra xuất sắc hơn đối thủ với kích thước nhỏ hơn một chút ở tất cả các cạnh và cân nặng chỉ 269 gram trong khi Nikon V1 lên tới 383 gram.
Tuy nhiên, trên thực tế là ống kính của máy NEX-5N to hơn một chút nếu xét cùng loại (góc rộng, tele hoặc fix cùng tiêu cự). Vì vậy, người dùng vẫn cần một chiếc túi to hơn khá nhiều so với máy ảnh compact thông thường để đựng cả thân máy và ống kính.
Thắng cuộc: NEX-5N.
Màn hình
Sony NEX-5N: Màn hình 3 inch, cảm ứng, độ phân giải 921.000 điểm ảnh, có khớp lật.
Nikon V1: Màn hình 3 inch độ phân giải 921.000 điểm ảnh.
Hầu hết việc quay video và ngắm trước khi chụp ở cả hai model này đều thực hiện qua màn hình phía sau nên chi tiết kỹ thuật này hẳn nhiên rất quan trọng. Cả hai đều có độ phân giải lớn giống nhau với 921.000 điểm ảnh và kích thước 3 inch. Công nghệ TruBlack của Sony và XtraFine từ Nikon thực tế không khác nhau nhiều về góc nhìn và hiển thị màu sắc.
Màn hình của NEX-5N có cảm ứng và khớp lật linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, hai điểm nâng cấp ở NEX-5N là chi tiết khiến nó vượt hơn đối thủ với màn hình cảm ứng xem lại ảnh hay thao tác dễ dàng hơn cùng khớp lật cho phép chụp ở các tư thế khó, linh hoạt hơn.
Thắng cuộc: NEX-5N.
Kính ngắm
Nikon V1: TFT LCD độ phân giải 1.440.000 điểm ảnh, hiển thị 100% khung hình
NEX-5N: Phụ kiện kính ngắm XGA OLED độ phân giải 2.359.000 điểm ảnh, hiển thị 100% khung hình.
Kính ngắm quang học là một phần không thể thiếu đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng đối với các mẫu máy ảnh nhỏ gọn, đây vẫn là một niềm "mơ ước". Cả Nikon và Sony đều có các trang bị kính ngắm điện tử cho mẫu máy của mình như sự khác biệt nằm ở chỗ, một được tích hợp vào máy, một là phụ kiện gắn ngoài.
Nikon V1 có kính ngắm điện tử.
Nikon tỏ rõ ưu thế của mình trong "hiệp đấu" này với kính ngắm điện tử độ phân giải tới 1,44 triệu điểm ảnh và hiển thị 100% khung hình được tích hợp thẳng vào máy trong khi NEX-5N có phụ kiện kính ngắm OLED độ phân giải tới 2,36 triệu điểm ảnh, hiển thị 100% khung hình và người dùng phải mua riêng.
Thắng cuộc: Nikon V1.
Cảm biến
Sony NEX-5N: Exmor APS-C (hệ số crop 1,5x) HD CMOS 16 Megapixel.
Nikon V1: Định dạng CX (hệ số crop 2,7x) CMOS 10,1 Megapixel.
Hệ số crop là một vấn đề rất đáng lưu tâm khi nói đến hệ thống máy ảnh không gương lật cũng như số điểm ảnh "nhồi nhét" trên cảm biến. Mật độ pixel càng nhiều trên cùng một diện tích cảm biến càng khiến ảnh bị "noise" hơn. Thông thường, độ phân giải 10 Megapixel là đủ cho đa số nhu cầu của người dùng trừ khi cho các mục đích khác như chụp in băng-rôn hay biển quảng cáo.
Khả năng lấy siêu nhanh của Nikon V1. Ảnh: Dpreview.
Tuy nhiên, cảm biến của NEX-5N là lớn hơn đáng kể so với Nikon V1 và hệ số crop tương ứng là 1,5x và 2,7x. Trong trường hợp sử dụng máy Nikon và ngàm chuyển đổi, tiêu cự ống kính sẽ bị kéo dài khá nhiều và người dùng khó có cơ hội sử dụng được các ống kính góc rộng.
Những hình ảnh so sánh thực tế về khả năng khử nhiễu hiện chưa được công bố nhưng ở các thông số kỹ thuật, Sony ưu thế hơn hẳn với dải ISO từ 100 đến 25.600. Trong khi đó, Nikon 1 V1 chỉ giới hạn ở 3.200 và mở rộng lên 6.400.
Thắng cuộc: NEX-5N.
Chip xử lý ảnh
Nikon V1: EXPEED 3
Sony NEX-5N: BIONZ
Sau cảm biến, bộ vi xử lý ảnh là linh kiện tối quan trọng của một chiếc máy ảnh giúp xử lý hình ảnh, khử nhiễu, tái tạo màu sắc, quay video.... Ở tiêu chí này, chiến thắng dường như nằm chắc trong tay Nikon với chip EXPEED thế hệ mới nhất được hãng giới thiệu là nhanh nhất thế giới với tốc độ xử lý 600 Megapixel mỗi giây gấp nhiều lần so với Bionz của Sony.
Thắng cuộc: Nikon V1.
Lấy nét tự động
Nikon V1: Hệ thống lấy nét kép Hybrid AF (73 điểm lấy nét theo pha và 135 điểm phát hiện tương phản).
Sony NEX-5N: Hệ thống lấy nét 25 điểm phát hiện tương phản.
Đây là thời điểm các nhà sản xuất đang chạy đua tốc độ lấy nét cho mẫu máy ảnh của mình. Nikon hiện giữ "ngôi vương" với việc kết hợp cả hai kiểu lấy nét hiện nay với tốc độ được hãng tự hào cho là "nhanh nhất thế giới". Trong một hình ảnh so sánh thú vị, Nikon V1 có tốc độ nhanh như máy bay chiến đấu trong khi Nikon D3x hay Canon EOS 7D, những model nổi tiếng với tốc độ lấy nét nhanh cũng "chỉ" tương đương với một chiếc siêu xe.
Thắng cuộc: Nikon V1.
NEX-5N không có kính ngắm điện tử mà sử dụng như một phụ kiện.
Tốc độ chụp.
Nikon V1: Lên tới 60 khung hình mỗi giây.
Sony NEX-5N: 10 khung hình mỗi giây.
Các màn trập cơ khí tiêu chuẩn thường chỉ dừng lại ở tốc độ 10 khung hình mỗi giây. Tuy nhiên, như một phần trong tuyên bố nhanh nhất của Nikon, V1 và J1 đều trang bị màn trập điện tử với tốc độ lên tới 30 hoặc 60 khung hình mỗi giây, độ phân giải tối đa.
Theo Nikon, đối với tốc độ 30 khung hình mỗi giây, máy có thể lấy nét tự động lại 10 điểm sau mỗi kiểu và 60 khung hình mỗi giây nếu chỉ lấy nét lần đầu tiên. Dễ dàng nhận thấy, Nikon tiếp tục thắng thế ở hiệp đấu này.
Thắng cuộc: Nikon V1.
Ống kính
Nikon V1: 10-30mm, 30-110mm, 10mm, 10-100mm.
Sony NEX-5N: 50mm, 24mm, 55-210, 30mm, 16mm, 18-55mm, 18-200mm.
Ra mắt trước nên Sony có lợi thế với số lượng ống kính với NEX-5N. Hãng thậm chí còn đặt tên Zeiss (ống kính cao cấp) cho một số model bao gồm ZA 24 mm f/1.8. Tuy nhiên, Nikon cũng dán nhãn Nikkor 1 vào dòng Nikon 1 cho thấy khả năng tương thích ống kính tốt như thế nào của dòng máy mới này. Tuy chỉ có 4 ống cơ sở nhưng dễ dàng nhận thấy với ngàm chuyển, Nikon có lợi thế với các ống kính đã có sẵn. Xét tương quan về số lượng và chất lượng, Nikon có ưu thế hơn so với đối thủ.
Thắng cuộc: Nikon V1.
Giá thành.
Sony NEX-5N: 900 USD cho bộ 2 ống kit.
Nikon V1: 900 USD cho bộ kit.
Cùng giá thành nhưng dễ dàng nhận thấy Sony lợi thế với 2 ống kính đi kèm bộ kit là 18-55mm và 55-210mm trong khi đó, V1 chỉ có kèm một ống 10-30 mm.
Thắng cuộc: Sony NEX-5N.
Kết luận
Với chiến thắng trong 5/9 "hiệp đấu", Nikon V1 tỏ ra mạnh hơn đối thủ, đặc biệt công nghệ chip xử lý ảnh, màn trập bỏ khá xa NEX-5N. Tuy nhiên, cảm biến nhỏ và giá thành đắt hơn vẫn sẽ khiến nhiều người phân vẫn để lựa chọn giữa hai model này.
Nikon V1 ưu thế hơn với chip xử lý, công nghệ mới, trong khi NEX-5N có cảm biến lớn hơn và giá hấp dẫn hơn.
Dù thị trường máy ống kính rời không gương lật đã phát triển được 2 năm nhưng cho tới tận tuần vừa rồi, Nikon mới ra sản phẩm đầu tiên mang tên J1 và V1. Đây có thể coi là hai sản phẩm đối đầu trực tiếp với dòng NEX của Sony. Model cao cấp hơn trong bộ đôi của Nikon, V1, sẽ đối đầu trực tiếp với NEX-5N do có cùng khoảng giá.
Dưới đây là một số so sánh hai mẫu máy này theo từng tiêu chí.
Chất lượng thiết kế.
NEX-5N: Vỏ hợp kim, kích thước 110,8 x 58,8 x 38,2 mm, cân nặng 269 gram.
Nikon V1: Vỏ hợp kim, kích thước 113 x 76 x 43,5 mm, cân nặng 383 gram.
NEX-5N nhỏ hơn một chút so với Nikon V1.
Cả hai mẫu máy này đều có thiết kế rất chắc chắn với lớp vỏ bằng hợp kim ma-giê, tương tự như các dòng máy DSLR. Cảm giác cầm trên tay vừa vặn, dễ dàng thao tác do cả Nikon và Sony đều đã có kinh nghiệm sản xuất máy ảnh từ lâu. Tuy nhiên, NEX-5N tỏ ra xuất sắc hơn đối thủ với kích thước nhỏ hơn một chút ở tất cả các cạnh và cân nặng chỉ 269 gram trong khi Nikon V1 lên tới 383 gram.
Tuy nhiên, trên thực tế là ống kính của máy NEX-5N to hơn một chút nếu xét cùng loại (góc rộng, tele hoặc fix cùng tiêu cự). Vì vậy, người dùng vẫn cần một chiếc túi to hơn khá nhiều so với máy ảnh compact thông thường để đựng cả thân máy và ống kính.
Thắng cuộc: NEX-5N.
Màn hình
Sony NEX-5N: Màn hình 3 inch, cảm ứng, độ phân giải 921.000 điểm ảnh, có khớp lật.
Nikon V1: Màn hình 3 inch độ phân giải 921.000 điểm ảnh.
Hầu hết việc quay video và ngắm trước khi chụp ở cả hai model này đều thực hiện qua màn hình phía sau nên chi tiết kỹ thuật này hẳn nhiên rất quan trọng. Cả hai đều có độ phân giải lớn giống nhau với 921.000 điểm ảnh và kích thước 3 inch. Công nghệ TruBlack của Sony và XtraFine từ Nikon thực tế không khác nhau nhiều về góc nhìn và hiển thị màu sắc.
Màn hình của NEX-5N có cảm ứng và khớp lật linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, hai điểm nâng cấp ở NEX-5N là chi tiết khiến nó vượt hơn đối thủ với màn hình cảm ứng xem lại ảnh hay thao tác dễ dàng hơn cùng khớp lật cho phép chụp ở các tư thế khó, linh hoạt hơn.
Thắng cuộc: NEX-5N.
Kính ngắm
Nikon V1: TFT LCD độ phân giải 1.440.000 điểm ảnh, hiển thị 100% khung hình
NEX-5N: Phụ kiện kính ngắm XGA OLED độ phân giải 2.359.000 điểm ảnh, hiển thị 100% khung hình.
Kính ngắm quang học là một phần không thể thiếu đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng đối với các mẫu máy ảnh nhỏ gọn, đây vẫn là một niềm "mơ ước". Cả Nikon và Sony đều có các trang bị kính ngắm điện tử cho mẫu máy của mình như sự khác biệt nằm ở chỗ, một được tích hợp vào máy, một là phụ kiện gắn ngoài.
Nikon V1 có kính ngắm điện tử.
Nikon tỏ rõ ưu thế của mình trong "hiệp đấu" này với kính ngắm điện tử độ phân giải tới 1,44 triệu điểm ảnh và hiển thị 100% khung hình được tích hợp thẳng vào máy trong khi NEX-5N có phụ kiện kính ngắm OLED độ phân giải tới 2,36 triệu điểm ảnh, hiển thị 100% khung hình và người dùng phải mua riêng.
Thắng cuộc: Nikon V1.
Cảm biến
Sony NEX-5N: Exmor APS-C (hệ số crop 1,5x) HD CMOS 16 Megapixel.
Nikon V1: Định dạng CX (hệ số crop 2,7x) CMOS 10,1 Megapixel.
Hệ số crop là một vấn đề rất đáng lưu tâm khi nói đến hệ thống máy ảnh không gương lật cũng như số điểm ảnh "nhồi nhét" trên cảm biến. Mật độ pixel càng nhiều trên cùng một diện tích cảm biến càng khiến ảnh bị "noise" hơn. Thông thường, độ phân giải 10 Megapixel là đủ cho đa số nhu cầu của người dùng trừ khi cho các mục đích khác như chụp in băng-rôn hay biển quảng cáo.
Khả năng lấy siêu nhanh của Nikon V1. Ảnh: Dpreview.
Tuy nhiên, cảm biến của NEX-5N là lớn hơn đáng kể so với Nikon V1 và hệ số crop tương ứng là 1,5x và 2,7x. Trong trường hợp sử dụng máy Nikon và ngàm chuyển đổi, tiêu cự ống kính sẽ bị kéo dài khá nhiều và người dùng khó có cơ hội sử dụng được các ống kính góc rộng.
Những hình ảnh so sánh thực tế về khả năng khử nhiễu hiện chưa được công bố nhưng ở các thông số kỹ thuật, Sony ưu thế hơn hẳn với dải ISO từ 100 đến 25.600. Trong khi đó, Nikon 1 V1 chỉ giới hạn ở 3.200 và mở rộng lên 6.400.
Thắng cuộc: NEX-5N.
Chip xử lý ảnh
Nikon V1: EXPEED 3
Sony NEX-5N: BIONZ
Sau cảm biến, bộ vi xử lý ảnh là linh kiện tối quan trọng của một chiếc máy ảnh giúp xử lý hình ảnh, khử nhiễu, tái tạo màu sắc, quay video.... Ở tiêu chí này, chiến thắng dường như nằm chắc trong tay Nikon với chip EXPEED thế hệ mới nhất được hãng giới thiệu là nhanh nhất thế giới với tốc độ xử lý 600 Megapixel mỗi giây gấp nhiều lần so với Bionz của Sony.
Thắng cuộc: Nikon V1.
Lấy nét tự động
Nikon V1: Hệ thống lấy nét kép Hybrid AF (73 điểm lấy nét theo pha và 135 điểm phát hiện tương phản).
Sony NEX-5N: Hệ thống lấy nét 25 điểm phát hiện tương phản.
Đây là thời điểm các nhà sản xuất đang chạy đua tốc độ lấy nét cho mẫu máy ảnh của mình. Nikon hiện giữ "ngôi vương" với việc kết hợp cả hai kiểu lấy nét hiện nay với tốc độ được hãng tự hào cho là "nhanh nhất thế giới". Trong một hình ảnh so sánh thú vị, Nikon V1 có tốc độ nhanh như máy bay chiến đấu trong khi Nikon D3x hay Canon EOS 7D, những model nổi tiếng với tốc độ lấy nét nhanh cũng "chỉ" tương đương với một chiếc siêu xe.
Thắng cuộc: Nikon V1.
NEX-5N không có kính ngắm điện tử mà sử dụng như một phụ kiện.
Tốc độ chụp.
Nikon V1: Lên tới 60 khung hình mỗi giây.
Sony NEX-5N: 10 khung hình mỗi giây.
Các màn trập cơ khí tiêu chuẩn thường chỉ dừng lại ở tốc độ 10 khung hình mỗi giây. Tuy nhiên, như một phần trong tuyên bố nhanh nhất của Nikon, V1 và J1 đều trang bị màn trập điện tử với tốc độ lên tới 30 hoặc 60 khung hình mỗi giây, độ phân giải tối đa.
Theo Nikon, đối với tốc độ 30 khung hình mỗi giây, máy có thể lấy nét tự động lại 10 điểm sau mỗi kiểu và 60 khung hình mỗi giây nếu chỉ lấy nét lần đầu tiên. Dễ dàng nhận thấy, Nikon tiếp tục thắng thế ở hiệp đấu này.
Thắng cuộc: Nikon V1.
Ống kính
Nikon V1: 10-30mm, 30-110mm, 10mm, 10-100mm.
Sony NEX-5N: 50mm, 24mm, 55-210, 30mm, 16mm, 18-55mm, 18-200mm.
Ra mắt trước nên Sony có lợi thế với số lượng ống kính với NEX-5N. Hãng thậm chí còn đặt tên Zeiss (ống kính cao cấp) cho một số model bao gồm ZA 24 mm f/1.8. Tuy nhiên, Nikon cũng dán nhãn Nikkor 1 vào dòng Nikon 1 cho thấy khả năng tương thích ống kính tốt như thế nào của dòng máy mới này. Tuy chỉ có 4 ống cơ sở nhưng dễ dàng nhận thấy với ngàm chuyển, Nikon có lợi thế với các ống kính đã có sẵn. Xét tương quan về số lượng và chất lượng, Nikon có ưu thế hơn so với đối thủ.
Thắng cuộc: Nikon V1.
Giá thành.
Sony NEX-5N: 900 USD cho bộ 2 ống kit.
Nikon V1: 900 USD cho bộ kit.
Cùng giá thành nhưng dễ dàng nhận thấy Sony lợi thế với 2 ống kính đi kèm bộ kit là 18-55mm và 55-210mm trong khi đó, V1 chỉ có kèm một ống 10-30 mm.
Thắng cuộc: Sony NEX-5N.
Kết luận
Với chiến thắng trong 5/9 "hiệp đấu", Nikon V1 tỏ ra mạnh hơn đối thủ, đặc biệt công nghệ chip xử lý ảnh, màn trập bỏ khá xa NEX-5N. Tuy nhiên, cảm biến nhỏ và giá thành đắt hơn vẫn sẽ khiến nhiều người phân vẫn để lựa chọn giữa hai model này.
Comment