Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Mốc Và Những Biện Pháp Phòng Chống Mốc Cho Ống Kính

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mốc Và Những Biện Pháp Phòng Chống Mốc Cho Ống Kính

    Mốc là căn bệnh thường gặp nhất và cũng để lại những hậu quả nặng nề nhất cho ống kính máy ảnh. Ở một đất nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, vấn đề này lại càng trở nên nghiêm trọng.

    Tất cả các loại nấm mốc đều phát triển trên những bề mặt ẩm ướt và mốc trong ống kính máy ảnh xuất hiện bởi hơi nước đọng lại trên bề mặt thấu kính do độ ẩm không khí cao.

    Các dạng mốc ở ống kính và máy ảnh

    Mốc thường thể hiện ở những điểm màu trắng bất thường xuất hiện trong thấu kính máy ảnh. Chúng có dạng sợi, dạng đốm, nhưng có khi là cả một lớp màng trắng bao phủ lên bề mặt.
    Mốc ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của ống kính và có thể lau dễ dàng.
    Tuy nhiên, nếu ống kính không được bảo quản tốt, mốc sẽ phát triển rộng và ăn sâu vào lớp tráng phủ bề mặt (coating), vốn có vai trò ngăn chăn sự phản xạ của ánh sáng đi vào thấu kính. Khi đó, chất lượng ống kính sẽ suy giảm, với biểu hiện bị mờ, mất độ tương phản, lóe sáng ở viền hình ảnh.
    Với những ống kính bị mốc nặng tới mức “rễ tre” hoặc “mù”, việc lau chùi không thể triệt tiêu hết, thậm chí còn có thể làm tổn hại thêm cho lớp tráng phủ.

    Sau đây là một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận về hiện tượng mốc trong ống kính:


    Mốc trong ống kính được nhận diện như những điểm màu trắng bất
    thường trên bề mặt các thấu kính.



    Chúng thường bắt đầu xuất hiện từ viền thấu kính, với mức độ nhỏ,
    khó nhận ra nếu không tinh ý.



    Đây là những vi nấm có dạng sợi, phát triển trên bề mặt ẩm của các
    thiết bị quang học.



    Khi những sợi mốc này lan tỏa trên diện rộng và ăn sâu vào bề mặt
    thấu kính, ống kính đã bị “rễ tre”.



    Một dạng mốc khác bắt đầu từ những đốm trắng nhỏ li ti như bụi
    xuất hiện đều trên bề mặt thấu kính.



    Nếu không được ngăn chặn kịp thời, mật độ của chúng sẽ trở nên ngày càng
    dầy đặc, cho đến khi tạo thành lớp màng trắng trên thấu kính. Khi ấy ống kính đã bị "mù".


    Mốc ở tâm thấu kính hiện lên trong bokeh của một bức ảnh. Thông thường,
    mốc ở viền thấu kính không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hình ảnh thu được.


    Mốc ở mức độ nhẹ có thể lau dễ dàng. Nhưng với hiện tượng ống kính bị “rễ
    tre” và “mù”, việc lau mốc không đơn giản và thường để lại "di chứng" nặng nề cho ống kính.



    Lớp tráng phủ của thấu kính bị “loang lổ” sau khi lau mốc.


    Lau không cẩn thận có thể làm bong, tróc, xước lớp tráng phủ.
    Tất cả những điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng hình chụp.

    Các biện pháp phòng - chống mốc cho vật tư ngành ảnh

    Ở Việt Nam, khi độ ẩm trong không khí thường xuyên vượt ngưỡng 70%, thậm chí đạt tới gần 100% trong những ngày ẩm nồm của mùa xuân, việc bảo vệ ống kính máy ảnh trước sự tấn công của mốc là nhiệm vụ cấp thiết của những người chơi ảnh.
    Độ ẩm cao chính là nguyên nhân làm phát sinh nấm mốc. Bởi vậy, bảo quản ống kính máy ảnh trong một môi trường khô ráo là yếu tố chủ đạo trong việc ngăn ngừa nấm mốc.
    Có khá nhiều cách thức hữu hiệu để chống ẩm cho ống kính máy ảnh. tùy theo nhu cầu và điệu kiện tài chính mà những người chơi ảnh có thể lựa chọn cho mình một cách thức phù hợp.

    Sau đây là những hình ảnh Đất Việt ghi nhận về các phương pháp chống ấm, phòng ngừa nấm mốc cho ống kính máy ảnh:


    Một cách chống ẩm mốc đã được sử dụng từ lâu đời là sử dụng tủ kính có lắp bóng đèn. Nguồn nhiệt tỏa ra từ bóng đèn có tác dụng làm giảm lượng hơi nước bên trong tủ bảo quản. Trong ảnh là tủ máy ảnh có lắp đèn quả nhót tại nhà ông Nguyễn Văn Phượng, thợ sửa máy ảnh đã có 50 năm nghề ở Hà Hội. Theo các chuyên gia, nên chọn bóng màu đỏ vì ánh sáng ở dải sóng này có khả năng diệt nấm mốc.



    Nhiều nhiếp ảnh gia thời xưa cũng sử dụng gạo rang và vôi sống, đặt vào tủ bảo quản để làm
    chất hút ẩm hữu hiệu. Ngày nay, những vật liệu này đã được thay thế bởi Silica gel.



    Silica gel (SiO2.nH2O) là những hạt hóa chất có hàng triệu khoang rỗng li ti, có khả năng hút một lượng hơi nước bằng 40% trọng lượng của nó. Khi đã ngậm no nước, Silica gel có thể được tái sử dụng bằng cách sấy trong vòng 5-10 phút. Chúng được bán phổ biến ở các cửa hàng hóa chất, với giá khoảng 15.000 đồng/kg cho loại thường (màu trắng) và 40.000 đồng/kg cho loại có chỉ thị màu (khi khan nước màu xanh biển, no nước màu hồng).


    Một cách chống ẩm khá rẻ tiền và hiệu quả hiện được nhiều người áp dụng là dùng hộp chống ẩm. Đây là những hộp nhựa kín có gioăng cao su ở nắp, kèm theo một bộ sạc nhiệt chứa Silica gel. Giá của 1 bộ dưới 500.000 đồng, tùy thể tích. Cũng có người sử dụng hộp nhựa đựng thực phẩm với một túi vải chứa Silical gel, có tính năng tương đương, nhưng giá thành chỉ bằng phân nửa.


    Giải pháp bảo quản chuyên nghiệp nhất là sử dụng một chiếc tủ chống ẩm chạy bằng điện, hút ẩm bằng IC làm lạnh, có khả năng điều chỉnh độ ẩm theo ý muốn. Giá của mối chiếc tủ này từ trên 100 USD cho tới hàng nghìn USD.


    Một chiếc tủ bếp đóng bằng nhôm, trang bị thêm bóng đèn, Silica gel và ẩm kế cũng trở thành một chiếc tủ chống ẩm treo tường xinh xắn và tiện dụng, với chi phí chỉ trên dưới 500.000 đồng.


    Nguồn nhiệt tỏa ra từ máy tính, TV hoặc các thiết bị điện cũng có thể được tận dụng để tạo ra một môi trường khô ráo, thuận lợi cho việc bảo quản ống kính mà không đòi hỏi một phí tổn nào. Tuy nhiên, đây chỉ có thể là giải pháp tạm thời, vì nhiệt độ của các thiết bị này có thể làm nóng, giòn vi mạch trong các ống kính và máy ảnh.


    Độ ẩm lý tưởng để bảo quản ống kính là từ 35% đến 45%. Với những thiết bị chuyên nghiệp, việc quản lý độ ẩm rất dễ dàng. Đối với các giải pháp không chuyên, việc trang bị thêm một chiếc ẩm kế là cần thiết. Ẩm kế có bán tại các cửa hàng dụng cụ y tế và một số cửa hàng bán thiết bị ngành ảnh với giá khoảng 200.000 đồng.


    Phơi nắng định kỳ, mỗi lần khoảng chục phút sẽ góp phần tiêu diệt các mầm mống của nấm mốc. Việc đặt đèn cực tím (tử ngoại) vào nơi bảo quản ống kính cũng ngăn chặn khá hiệu quả sự phát sinh của nấm mốc.

    ST ! (Hồng Quân
    DVOL 24/02/2010 )
    ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

    ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

    ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.
Working...
X