Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

H ư ớ n g D ẫ n Kiến Thức Nhiếp Ảnh Cơ Bản Cho Người Mới

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • H ư ớ n g D ẫ n Kiến Thức Nhiếp Ảnh Cơ Bản Cho Người Mới



    H ư ớ n g D ẫ n Kiến Thức Nhiếp Ảnh Cơ Bản Cho Người Mới






    Khi mới bắt đầu sử dụng, chúng ta có xu hướng tìm hiểu nhiều hơn về các thông số, cách vận hành máy cũng như các bố cục chụp ảnh. Tuy nhiên, càng tìm hiểu sâu, lượng kiến thức về nhiếp ảnh lại càng làm cho ta cảm thấy bối rối hơn. Vì thế đối với người mới, những hướng dẫn cơ bản dưới đây chính là bước đầu cần thiết cho bạn làm quen nhé.


    1. Hiểu về tam giác phơi sáng


    Đầu tiên chúng ta cần hiểu về phơi sáng. Phơi sáng chính là thước đo để đánh giá một bức ảnh có bị thừa hay thiếu sáng hay không. Và trong những hoàn cảnh khác nhau, lượng ánh sáng được cung cấp cũng khác nhau, vì vậy đôi khi máy ảnh cũng không tính toán chính xác và đưa ra được độ phơi sáng phù hợp. Trong trường hợp này, để có được độ sáng cần thiết cho bức ảnh, bạn cần điều chỉnh các thông số bằng tay để bù sáng.

    Tam giác phơi sáng là khái niệm để chỉ sự kết hợp của ba yếu tố liên quan mật thiết đến độ phơi sáng của một bức ảnh bao gồm độ nhạy sáng (ISO), tốc độ màn trập (Shutter Speed) và khẩu độ (Aperture). Khi một trong ba yếu tố này thay đổi sẽ làm thay đổi độ phơi sáng trong bức ảnh của bạn.



    Tốc độ màn trập (Shutter Speed)

    Mỗi máy ảnh đều có màn trập riêng. Khi bắt đầu bấm chụp, màn trập sẽ mở ra giúp đưa lượng ánh sáng nhất định vào ống kính và thu lại hình ảnh trên cảm biến. Tốc độ màn trập chính là khoảng thời gian cửa trập mở để ánh sáng đi qua. Nếu cửa trập mở càng lâu, lượng ánh sáng đi qua càng nhiều và hình ảnh thu được sẽ càng sáng.

    Để chụp những cảnh chuyển động nhanh như chụp thể thao, động vật hoang dã, bạn cần điều chỉnh tốc độ màn trập nhanh hơn, khi đó chuyển động sẽ được đóng băng và và bạn sẽ thu được những bức ảnh sắc nét nhất. Ngược lại với tốc độ màn trập chậm, bạn có thể tạo ra nhiều hiệu ứng khác nhau nhờ vật thể chuyển động bị mờ nhòe.




    Khẩu độ (Aperture)

    Tương tự như màn trập, khẩu độ cũng là một bộ phận cho phép ánh sáng đi vào ống kính và máy ảnh nhiều hay ít. F là thông số để đo lượng ánh sáng này. Nếu f càng lớn, độ mở khẩu càng nhỏ, lượng ánh sáng đi vào ống kính sẽ càng ít. Còn khi f càng nhỏ, độ mở khẩu sẽ càng lớn, ánh sáng đi qua ống kính sẽ nhiều hơn, cho ảnh sáng rõ hơn.

    Ngoài ảnh hưởng đến độ sáng tối của bức ảnh, khẩu độ còn tác động đến phạm vi vùng lấy nét (Độ sâu trường ảnh). Khẩu độ mở càng lớn (f càng nhỏ), vùng lấy nét sẽ càng nhỏ, bạn sẽ dễ dàng tạo ra những bức hình xóa phông ấn tượng. Ngược lại, khẩu độ mở nhỏ (f càng lớn), bạn sẽ có những bức hình phong cảnh rõ nét với độ sâu trường ảnh sâu.




    Độ nhạy sáng (ISO)

    Khác với cả khẩu độ và tốc độ màn trập, ISO có chức năng khuếch đại lượng ánh sáng đi vào máy ảnh do khẩu độ và tốc độ màn trập đem lại. Độ nhạy sáng càng cao sẽ cho bức hình càng sáng, tuy nhiên đi kèm với đó là hiện tượng noise ảnh, làm giảm chất lượng khung hình.






  • #2



    2. Hiểu về máy ảnh
    Chế độ đo sáng (Metering Modes)

    Chế độ đo sáng sẽ cho máy ảnh của bạn biết cách mà bạn muốn camera nhìn vào một cảnh cụ thể. Theo đó, khi thực hiện đo sáng tại các điểm khác nhau trong cùng một bức ảnh, cùng một chế độ, bạn sẽ có độ phơi sáng hoàn toàn khác nhau.



    Histogram

    Histogram cho phép bạn xem lại các công thức phơi sáng sau khi hình ảnh đã được chụp lại. Nó sẽ chỉ ra cho bạn làm cách nào để phơi sáng một bức ảnh. Những người mới bắt đầu tham gia chụp ảnh thường cảm thấy khó khăn để có thể hiểu được chúng. Nhưng biểu đồ này không đến nỗi quá khó như bạn nghĩ.



    Màn hình LCD không quá tốt để có thể cho bạn xem được các thông tin qua màn hình hiển thị về hình ảnh. Điều này có nguyên nhân bởi vì chúng bị ảnh hưởng bởi điều kiện ánh sáng từ môi trường ngoài và độ sáng của màn hình của chúng. Đó là lý do tại sao biểu đồ Histogram là một công cụ cực mạnh để sử dụng khi bắt đầu chụp ảnh một cách chính xác.


    Các chế độ chụp ảnh (Shooting Modes)

    Lựa chọn chế độ chụp ảnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh ba thông số về ánh sáng, đó là khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO. Đối với người mới, điều này rất quan trọng vì nếu bạn chưa hiểu rõ cách vận hành của máy thì ảnh chụp ra cũng sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.


    Đối với một chiếc máy ảnh thông thường có khá nhiều chế độ chụp ảnh cho bạn lựa chọn. Đặc biệt một số nhà sản xuất máy ảnh còn tích hợp chế độ chụp ảnh tự động giúp cho người dùng tập làm quen với máy. Thông thường sẽ có ba chế độ chụp ảnh bạn cần biết gồm: chế độ chỉnh tay (M), chế độ ưu tiên khẩu độ (A), chế độ ưu tiên tốc độ (S).

    Chế độ chỉnh tay (M): đây là chế độ cho phép bạn toàn quyền kiểm soát thông số máy liên quan đến ánh sáng.
    Chế độ ưu tiên khẩu độ (A): chế độ này sẽ cho phép bạn kiểm soát khẩu độ trước khi chụp và máy ảnh sẽ tự điều chỉnh tốc độ màn trập, ISO trong quá trình chụp
    Chế độ ưu tiên tốc độ (S): đây là chế độ cho phép bạn kiểm soát tốc độ màn trập trước khi chụp trong khi máy ảnh sẽ tự động chỉnh khẩu độ, ISO trong quá trình chụp.

    Độ sâu của trường ảnh (Depth of Field)

    Nói đến những điều cơ bản của nhiếp ảnh, độ sâu trường ảnh cũng là điểm rất quan trọng. Hiểu đơn giản, độ sâu trường ảnh là vùng hiển thị hình ảnh sắc nét nhất. Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh bao gồm: Khẩu độ, Tiêu cự ống kính và khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể.

    Cách đơn giản nhất để kiểm soát được độ sâu trường ảnh đó là kiểm soát khẩu độ. Độ mở khẩu càng lớn (số F nhỏ), bạn sẽ có được trường ảnh nông; ngược lại, khi độ mở khẩu càng nhỏ (số F lớn), bạn sẽ có trường ảnh sâu. Ứng dụng vào thực tế, trường ảnh nông sẽ thích hợp với các thể loại chụp ảnh chân dung xóa phông, làm nổi bật chủ thể; còn với trường ảnh sâu, bạn hoàn toàn có thể sử dụng để chụp những bức ảnh phong cảnh, kiến trúc,...




    Cân bằng trắng (White Balance)

    Màu sắc ảnh nghe có vẻ đơn giản nhưng khi chụp bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của chế độ cân bằng trắng. Cân bằng trắng có khả năng xử lý các thay đổi về màu sắc của toàn bộ bức ảnh. Nó chịu trách nhiệm cho độ đậm, nhạt của màu khi phát hiện ra sự xuất hiện của điểm màu nóng, lạnh có trong bức ảnh.

    Nhìn chung, cân bằng trắng quyết định đến độ chính xác của màu sắc. Theo đó, cái cách chúng ta nhìn bảng màu rất khác với cách mà thiết bị kỹ thuật số giải mã chúng. Trong khi bộ não người có thể tiếp nhận màu sắc trong các điều kiện ánh sáng khác nhau nhưng máy ảnh kỹ thuật số lại không như vậy. Chúng chỉ có thể đoán đúng nhiệt độ màu. Vì vậy, đối với máy ảnh, bạn chỉ có thể cài đặt các thông số trên máy và cân bằng trắng sẽ giúp kiểm soát màu sắc của các vùng ánh sáng đến từ ngoại cảnh.




    Tiêu cự

    Bạn có bao giờ thắc mắc về đơn vị “mm” có trong thông số kỹ thuật về ống kính. Hay tại sao người ta lại dùng tiêu cự dài cho các bức ảnh chụp chân dung. Theo đó, tiêu cự sẽ ảnh hưởng đến độ thu phóng của ống kính dưới các góc độ khác nhau.

    Ống kính được chia ra làm hai loại dựa trên khả năng thu phóng của chúng. Một loại là ống kính có tiêu cự cố định (prime lenses) và loại còn lại là ống kính tiêu cự thay đổi (zoom lenses). Nhìn chung, prime lenses cho hình ảnh sắc nét và thường có khẩu độ lớn, thích hợp để chụp trong điều kiện ánh sáng thấp. Trong khi đó, zoom lenses cho phép bạn sử dụng một ống kính để bao phủ ở các khoảng cách ảnh khác nhau.




    Một ống kính có tiêu cự dài quyết định đến khả năng phóng đại cận cảnh của đối tượng. Trong khi đó, một ống kính có tiêu cự ngắn quyết định khả năng chụp toàn cảnh đối tượng. Các khoảng tiêu cự khác nhau của ống kính mà bạn có thể tham khảo như:

    Ống kính Ultra Wide Angle và ống kính Fisheye có tiêu cự 14 – 24mm
    Ống kính Wide Angle có tiêu cự 24-35mm
    Ống kính Standard có tiêu cự 35-70mm
    Ống kính Tele ngắn có tiêu cự 70-105mm
    Ống kính Tele dài có tiêu cự 105-300mm và hơn nữa

    Hệ số Crop

    Một người mới bắt đầu biết đến nhiếp ảnh cần hiểu hệ số Crop hay FullFrame của máy ảnh. Lấy cảm biến Full-frame làm tiêu chuẩn, một máy ảnh có hệ số Crop sẽ cho chúng ta biết cảm biến của máy đó có kích thước nhỏ hơn bao nhiêu, và sự chênh lệch về diện tích nhận sáng so với cảm biến Full-frame thông thường.

    Theo đó, với cùng một ống kính có tiêu cự tương đương, máy có cảm biến với hệ số Crop lớn hơn sẽ cho khung hình và góc chụp hẹp hơn, giúp tạo hiệu ứng phóng to đối tượng hơn.



    Bộ lọc phân cực

    Bộ lọc phân cực chỉ cho phép ánh sáng đi vào ống kính từ một hướng nào đó. Đây là kết quả của việc loại bỏ hiện tượng lóa sáng và sự phản xạ ánh sáng không cần thiết từ các bề mặt kim loại và phi kim loại. Nước, gương và thủy tinh thường gây ảnh hưởng nhiều nhất cũng giống như lăng kính. Việc loại bỏ các hiện tượng này sẽ làm cho màu sắc của bức ảnh có độ bão hòa tự nhiên hơn, sống động hơn.





    Comment


    • #3


      3. Hiểu về bố cục cơ bản

      Bố cục là cách bạn sắp xếp đối tượng và chủ thể có trong khung hình. Một bố cục hình ảnh chuyên nghiệp có thể khiến cho bức ảnh của bạn rõ ràng về chủ đề và trông độc đáo hơn. Các quy tắc về bố cục dưới đây sẽ cho các bạn có những gợi ý thú vị.


      Quy tắc 1/3


      Đây là một quy tắc về bố cục đầu tiên mà bất kỳ người mới nào cũng cần biết đến vì nó rất dễ thực hành. Theo quy tắc 1/3, khung hình của bạn sẽ được chia đều ra làm 9 hình chữ nhật nhỏ theo hai đường dọc và hai đường nằm ngang. Theo đó, bốn đường này sẽ giao nhau tại 4 điểm đối xứng và là vị trí bạn đưa chủ thể vào khung hình.


      Quy tắc tầm nhìn trọng tâm

      Đây là quy tắc hướng ánh mắt của bạn vào điểm thu hút của bức ảnh. Nếu bạn hiểu được quy tắc này thì bạn sẽ hiểu cách mà người khác nhìn vào bức ảnh của bạn. Cũng như cách mà bạn lựa chọn vị trí trong một khung hình để hướng người xem tập trung vào nơi bạn muốn họ chú ý trong bức ảnh.




      Quy tắc đường dẫn

      Là một trong những quy tắc dễ dàng để thực hành cho người mới bắt đầu tham gia nhiếp ảnh. Bạn có thể tìm ra các điểm thú vị của quy tắc đường dẫn thông qua cách tìm ra điểm đặc biệt của đối tượng. Mặc dù là một bố cục đơn giản nhưng lại mang đến hiệu ứng tốt nhất để tạo ra một bức hình đẹp.


      Quy tắc Eye-lines

      Nếu bạn chụp ảnh người hay con vật, điều quan trọng bạn cần hiểu là hướng nhìn của đối tượng. Khi chúng ta xem ảnh, ánh mắt của chủ thể trong bức ảnh có khả năng gây chú ý đến người xem, khiến họ tò mò về ánh mắt, nơi mà chủ thể bức ảnh hướng vào




      Quy tắc cân đối


      Độ cân đối về mặt hình ảnh là một trong những ví dụ quan trọng ảnh hưởng đến bố cục. Sự cân đối ở đây có thể hiểu là khả năng cân bằng trong bố cục ảnh. Một bức ảnh chỉn chu sẽ quyết định đến cảm nhận của người xem khi thưởng thức. Bằng cách cân bằng các yếu tố có trong hình ảnh, bạn có thể khiến bức ảnh trông chuyên nghiệp và đẹp mắt hơn.





      Lời kết


      Trên đây là những điều cần thiết để hiểu về nhiếp ảnh cơ bản cho người mới. Bạn chỉ cần nắm vững những yếu tố trên là chắc chắn đã phần nào có thể tham gia vào sáng tác những bức ảnh độc đáo cho bản thân rồi nhé.



      Nguyễn Xuân Mai

      Comment

      Working...
      X