Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

15 M ẹ o C h ụ p Ả n h P h o n g C ả n h Lúc Thiếu Sáng

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 15 M ẹ o C h ụ p Ả n h P h o n g C ả n h Lúc Thiếu Sáng


    15 M ẹ o C h ụ p Ả n h P h o n g C ả n h Lúc Thiếu Sáng


    Chụp ảnh phong cảnh trong điều kiện thiếu sáng là một trong những thử thách lớn. Tuy vậy, nếu có kĩ năng và khéo léo một chút, kết quả thu được sẽ rất ấn tượng.





    “Nhân vật” cho bức ảnh của bạn có thể là quang cảnh một thành phố đầy năng lượng, cũng có thể là một buổi chiều trên biển đẹp như tiên cảnh. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu vài mẹo nhỏ rất đáng quan tâm khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng.


    1. Săn ảnh lúc chạng vạng. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết, cũng như chụp thử trước vài phô ảnh để đảm bảo cảnh sẽ đúng ý và đón trước những vấn đề có thể làm hỏng tấm ảnh. Cảnh thành phố sẽ ấn tượng nhất nếu được chụp từ xa và cao, trong khi cảnh biển thường sẽ đẹp tuyệt nếu bạn chụp từ gần ven bờ cát. Khi ánh sáng bắt đầu nhá nhem, bạn sẽ chỉ có khoảng 20-30 phút để tối ưu hóa các bức ảnh của mình, vì vậy hãy sẵn sàng trước mọi tình huống có thể xảy ra.


    2. Thời gian tốt nhất để chụp một phô ảnh thiếu sáng sẽ bắt đầu khoảng nửa giờ trước hoàng hôn và kéo dài khoảng nửa giờ đến 1 giờ. Đó sẽ là khoảng thời gian dải màu của bầu trời đẹp hơn cả, thường sẽ là sự pha trộn giữa sắc hồng, tím, đỏ cam và đôi khi còn lại đôi chút sắc xanh huyền ảo. Sự chuyển màu này đồng thời cũng hữu dụng cho bạn, vì nhờ đó, thời gian phơi sáng sẽ giảm so với việc chụp ảnh đêm, bên cạnh đó đối tượng chụp nhìn vẫn khá rõ nét và không bị quá lẫn vào khung cảnh.


    3. Bí quyết để có một bức ảnh chụp thiếu sáng không tì vết là khoảng thời gian phơi sáng đủ dài, đồng nghĩa với việc tốc độ sập cửa chậm. Do đó, không nghi ngờ gì về việc một chân máy đủ chắc chắn sẽ cực kì cần thiết cho bạn.


    4. Nếu bạn không có chân máy, nhưng lại đang rất cần cố định máy để chụp một tấm ảnh, hãy cố gắng tìm cách nào đó để hỗ trợ, chẳng hạn như đặt máy trên hàng rào, trên mặt đất, trên balo, thậm chí là trên giày của bạn, hay trên nóc thùng rác, nếu cần – có rất nhiều cách để giải quyết chuyện này. Nếu bạn thật sự không thể tìm được một điểm cố định máy nào, hãy thử dựa vào tường hoặc một nơi nào đó đủ chắc chắn, áp máy ảnh thật chặt vào đó và giữ nó chắc chắn nhất có thể bằng tay khi chụp.





    5. Sau khi cố định máy ảnh với chân máy, chuyển sang chế độ lấy nét bằng tay hoặc ưu tiên cửa trập nếu bạn muốn. Giảm ISO xuống khoảng 100 và chụp với tốc độ sập cửa khoảng 15 đến 20s (bạn sẽ cần chụp thử và chụp lỗi vài lần để tìm được một giá trị tối ưu nhất). Về khẩu độ, bạn sẽ cần chụp với DOF lớn để đảm bảo các đối tượng ở xa vẫn đủ rõ, vì thế hãy thử với khoảng f9 đến f14.


    6. Đối với ống kính, ống kính càng nhanh sẽ càng cho kết quả tốt. Một ống kính góc rộng sẽ thu được toàn cảnh trong ảnh chụp, thường thì ống kính 12-24mm hoặc 1 ống kính fisheye 10.5 sẽ cho kết quả rất ấn tượng. Tuy vậy, ống kính zoom cũng sẽ rất hữu dụng khi bạn chụp cảnh thành phố và muốn cả đường chân trời cũng được thấy rõ trong bức ảnh của mình.


    7. Sử dụng chế độ cân bằng tự động có thể sẽ làm giảm độ rực rỡ của màu sắc trong bức ảnh. Vì thế, hãy chỉnh cân bằng trắng theo ý bạn, thường vào khoảng 5500k. Bạn cũng nên chụp chế độ RAW để có thể điều chỉnh lại cân bằng trắng nếu cần.


    8. Một thủ thuật nhỏ khác là việc sự dụng một thiết bị điều khiển chụp từ xa, như khiển không dây ML-L3 của Nikon – thích hợp với hầu hết máy Nikon phổ biến: D40, D40x, D80 và D90. Ngoài ra còn rất nhiều lựa chọn khác cho bạn. Lợi ích của một thiết bị điều khiển chụp là nhiếp ảnh gia có thể đảm bảo tránh được trường hợp vô tình chạm vào máy trong thời gian phơi sáng, khiếp phô ảnh bị nhòe, thậm chí hỏng hoàn toàn. Một mẹo khác cho tình huống này, nếu bạn không có điều khiển từ xa, là đặt chế độ chụp hẹn giờ.


    9. Các nhà sản xuất máy ảnh đang không ngừng nỗ lực để đẩy công nghệ của máy ảnh số ống kính rời (DSLR) vượt qua mọi giới hạn. Gần đây nhất là sự xuất hiện đáng chú ý của Nikon D3S với khả năng chụp tại ISO từ 200 tới con số ấn tượng, 12.800. Trong tương lai, rất có thể con số này sẽ lên tới 102,400 chẳng hạn. Với ISO cao hơn, nhiếp ảnh gia có thể chụp hiệu quả hơn trong điều kiện thiếu sáng với tốc độ sập cửa tăng đáng kể.


    10. Việc bật chức năng Mirro Lock – up (nếu có) cũng là 1 mẹo hữu dụng. Đầu tiên, bạn giữ chặt nút bấm chụp (trigger) để khóa gương phản xạ (mirror), đợi máy ngừng rung, ấn nút bấm chụp 1 lần nữa để bắt đầu phơi sáng, và đừng quên giữ chặt nó đủ lâu như bạn đã dự tính.


    11. Mặc dù những “ông lớn” như D3S có thể giải quyết nhiễu trong ảnh một cách đáng ngưỡng mộ, nhưng không phải tất cả các máy ảnh đều có thể làm được điều này. Do đó, nếu máy của bạn không đạt được ISO đủ cao, bạn vẫn có cách khác để giảm được nhiễu. Trước hết, thiết bị của bạn thường có chế độ Noise Reduction. Đừng quên bật chế độ này để máy tự động tìm kiếm những pixel màu lỗi trên ảnh và thay bằng các giá trị chuẩn. Tất nhiên đây không phải là cách tốt nhất, nhưng là lựa chọn không tệ. Ngoài ra, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ giảm nhiễu cho ảnh của bạn, điển hình và phổ biến hơn cả là Photoshop.


    12. Kết hợp những yếu tố thật của quang cảnh với một vài sắp đặt có chủ ý sẽ làm cho bức ảnh của bạn có ý nghĩa hơn nhiều. Ví dụ, phối hợp giữa ánh sáng thực và nhân tạo sẽ làm cho cảnh thành phố trở nên cực kì ấn tượng. Nếu bạn chụp phong cảnh, một hàng cây nằm ngang, một hàng rào của trang trại… chẳng hạn, sẽ là những điểm nhấn đắt giá. Tương tự như thế, cảnh biển sẽ đẹp hơn nếu xuất hiện một ngọn hải đăng, một vách đá hay một đoạn đê trong khung hình của bạn.


    13. Bạn nên sử dụng chế độ đo sáng Matrix (đo theo đánh giá chung – đa điểm) và chụp thử vài phô với các đối tượng có trong bố cục để chọn ra giá chị chuẩn nhất trước khi chụp thật. Tốt hơn cả là bạn nên bắt đầu với các vùng sáng trung bình thay vì vùng tối hoặc sáng, và nếu bạn sử dụng ống kính zoom, hãy chỉnh ống kính để đánh giá kĩ chi tiết của đối tượng trước khi zoom lại và chụp.


    14. Một mẹo nhỏ hữu dụng khác là chụp với chế độ AEB (Auto Exposure bracketing – chụp liền 3 kiểu với 3 chế độ phơi sáng khác nhau). Sử dụng Aperture priority (ưu tiên khẩu độ) và đo sáng ở 1 vùng trong cảnh (rồi lặp lại các bước này với lần lượt các vùng khác). Đừng quên quan sát Histogram để đảm bảo có kết quả chính xác nhất. Giữ nguyên khẩu độ và ISO, cho thay đổi giá trị phơi sáng. Sau này bạn sẽ kết hợp các tấm hình thu được trong quá trình chỉnh sửa để có 1 bức ảnh đúng ý nhất.


    15. Một điều tuyệt vời của công nghệ, đó là bạn có thể xem lại kết quả ngay lập tức. Rất nhiều kĩ thuật của bạn có thể chỉ là thử nghiệm hoặc gặp trục trặc khi thử lần đầu. Hãy luôn sử dụng Histogram để theo dõi sự phơi sáng. Histogram đôi khi sẽ báo cho bạn rằng một phần của bức ảnh bị cháy, như một vùng sáng hơi quá trong bức ảnh chụp cảnh thành phố lúc chiều tà chẳng hạn, nhưng điều đó nhìn chung vẫn chấp nhận được. Một bức ảnh lý tưởng sẽ cho bạn thấy một bầu trời hoàng hôn ánh sắc đỏ tím, pha màu xanh kì ảo, mà vẫn không làm mất các chi tiết của một tòa nhà phía dưới.


    (ictnews)
Working...
X