Tìm hiểu về chế độ chụp ảnh HDR
Chụp ảnh HDR đã là một trong những tính năng nổi bật được thiết lập mặc định trên một số dòng điện thoại thông minh (smartphone) hiện nay. Nhờ những ưu điểm nổi bật của tính năng chụp ảnh HDR giúp cho chất lượng hình ảnh sắc nét và nổi bật hơn so với tính năng chụp ảnh thông thường. Tuy nhiên, không phải lúc nào tính năng chụp ảnh HDR bằng smartphone cũng khả dụng, không phải thiết bị chụp ảnh nào cũng được thiết lập mặc định tính năng chụp HDR. Chính vì vậy, trong bài viết này Tokyo Camera sẽ cùng anh chị đi vào tìm hiểu và phân tích một số tình huống có thể sử dụng tính năng chụp ảnh HDR, cách thiết lập tính năng chụp ảnh HDR trên một số dòng điện thoại thông minh phổ biến hiện nay.
Tìm hiểu về HDR
HDR là gì? Chụp ảnh HDR là ảnh gì
HDR là viết tắt của “High Dynamic Range” trong tiếng Anh, có nghĩa là “Phạm vi động cao” – trong tiếng Việt là “Dải tương phản rộng”. HDR là một công nghệ trong lĩnh vực hình ảnh và video được sử dụng để tái tạo màu sắc và chi tiết hình ảnh tốt hơn.
Khi chụp ảnh hoặc quay video với HDR, thiết bị sẽ lấy nhiều ảnh với các mức độ chiếu sáng khác nhau và sau đó kết hợp chúng lại thành một bức ảnh hoặc video duy nhất. Qua đó, các chi tiết ở cả các vùng sáng và tối đều được tăng cường, giúp hình ảnh trở nên sống động hơn và trung thực hơn với thực tế. HDR thường được sử dụng nhiều trong ngành nhiếp ảnh chụp cảnh đẹp, chân dung, và trong các ứng dụng giải trí như điện ảnh và trò chơi điện tử.
Mục đích chính của HDR để hỗ trợ cải thiện chất lượng ảnh chụp trong những điều kiện ánh sáng không tốt (chụp thiếu sáng). Vì thực tế, trong quá trình chụp ảnh sẽ có những vùng sáng, tối ở mức độ khác nhau.
Cơ chế và cách thức hoạt động của chức năng chụp ảnh HDR điện thoại
Cơ chế hoạt động của chụp ảnh HDR dựa trên việc ghép nhiều bức ảnh được chụp ở những mức độ phơi sáng khác nhau (tối thiểu 3 bức ảnh ở mức phơi sáng khác nhau). Ví dụ, cùng một bức ảnh, camera điện thoại sẽ chụp ở mức độ phơi sáng từ 3 cấp độ: cao, trung và thấp (+2, 0 và -2).
Sau khi 3 bức ảnh được chụp ở những mảng phơi sáng khác nhau, thuật toán trên phần mềm, ứng dụng điện thoại sẽ tiến hành ghép 3 bức ảnh đó để tạo thành 1 tấm mang những chi tiết tốt nhất trên những vùng sáng, tối của bức ảnh. Từ đó, ta có thành quả là một bức ảnh với màu sắc sinh động, hài hòa về màu sắc nhất.
Giữa ảnh chụp thường và ảnh HDR có những điểm khác biệt gì?
Khi chụp ảnh ở chế độ thường
Những bức ảnh bên dưới sẽ minh họa cho khả năng của chế độ chụp ảnh HDR. Đối với những bức ảnh chụp thông thường (SDR – viết tắt của: Standard Dynamic Range), người dùng cần chụp ảnh theo mức độ hiệu ứng phơi sáng khác nhau. Chẳng hạn như, mức độ phơi sáng kéo lên mức +2, bức ảnh có thể sẽ bị cháy sáng. Nhưng nếu chỉ giơ máy lên chụp bình thường ở mức phơi sáng mặc định. Sự tương phản màu sắc trên bức ảnh sẽ có phần thiếu màu sắc. Đối với những bức ảnh chụp ngược sáng sẽ bị tối hoàn toàn hoặc bị sáng hoàn toàn.
Khi chụp ở Chế độ chụp ảnh HDR
Với việc sử dụng chế độ chụp ảnh HDR, bức ảnh HDR thực tế là kết quả của việc ghép nhiều bức ảnh có độ phơi sáng khác nhau vào để tạo ra một tác phẩm nhiếp ảnh sao cho có màu sắc sống động và hài hòa sắc độ. Cụ thể, hình ảnh minh họa bên dưới ta có thể thấy rõ
bức ảnh chụp thường (ảnh SDR) có phần tổng thể bố cục màu trầm hơn so với ảnh HDR (chụp bên phải). Mức độ sáng của bức ảnh chụp ở chế độ HDR cũng vừa phải, không bị cháy sáng hay mất chi tiết như trên bức ảnh chụp ở chế độ thông thường.
Vậy khi nào chúng ta nên và không nên sử dụng tính năng chụp ảnh HDR
Chụp ảnh HDR mang lại nhiều lợi ích về màu sắc, độ tương phản cũng như độ tươi màu của bức hình. Nhưng khộng phải tình huống nào chúng ta cũng có thể lạm dụng, sử dụng tính năng chụp HDR được. Dưới đây, Tokyo Camera xin gửi đến quý vị và các bạn một số trường hợp nên và không nên sử dụng tính năng chụp ảnh HDR trên một số thiết bị quay chụp.
Xem xét thiết bị của bạn có hỗ trợ tính năng chụp ảnh HDR và chất lượng ảnh thu được khi chụp ở chế độ HDR có đáng giá không
Đơn giản và gần gũi nhất với chúng ta có thể thấy ngay trên những chiếc smartphone hiện hầu hết đều đã được trang bị khả năng tự động nhận diện môi trường để kích hoạt tính năng chụp ảnh HDR, góp phần mang tới trải nghiệm selfie, chụp ảnh ngày càng tiện lợi và nhanh chóng.
Ngoài ra, còn có một số thiết bị quay phim, chụp hình cũng có tính năng chụp ảnh HDR chuyên dụng, cho chất lượng hình ảnh sắc nét và ổn định hơn so với những chiếc smartphone thông thường. Có thể kể đến những chiếc máy ảnh, camera hành động (action cam) tiêu biểu như DJI Osmo Action 4 hay những chiếc flycam chuyên dụng để quay phim và chụp hình tới từ nhà DJI (DJI Mini 3, Mini 3 Pro, Mavic 3 (và bản nâng cấp mới nhất là Mavic 3 Pro)).
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng mức giá của những thiết bị có tính năng chụp ảnh HDR sắc nét như mong muốn trên thị trường hiện nay không hề rẻ và dễ tiếp cận.
Một số tình huống có thể sử dụng tính năng chụp ảnh HDR
Hiện nay, chế độ chụp ảnh HDR là sự lựa chọn phù hợp cho những tình huống chụp chụp ngoài trời (khu vực có bóng râm), chụp ngược sáng hay các tình huống chụp ảnh và ban đêm và chụp ảnh thiết kế nội thất. Tóm lại, chế độ chụp ảnh HDR sẽ phát huy tác dụng đối với những ảnh chụp mà bạn nhìn trong camera mà không giống với khi ban nhìn bằng mắt thường ở ngoài đời.
Những tình huống không nên sử dụng tính năng chụp ảnh HDR
Bối cảnh có màu sắc chân thực quá
Một số trường hợp bạn đang ở trong một bối cảnh có nhiều màu sắc sống động, khi này việc sử dụng tính năng chụp ảnh HDR là có vẻ không cần thiết, thậm chí phản tác dụng vì HDR có thể làm màu ảnh của môi trường sống động đó bị nổi bật quá mức cần thiết. Điều này khiến bức ảnh trông không còn giữ được sắc độ màu chân thực đơn thuần.
Ảnh chuyển động
Không nên sử dụng chế độ chụp ảnh HDR, bởi ảnh HDR được tạo ra bởi nhiều bức ảnh chụp ở những độ phơi sáng khác nhau để ghép lại. Những vật thể chuyển động với tốc độ cao sẽ làm cho các bức ảnh thành phần chụp được không đồng đều. Từ đó cho ra những bức ảnh thành phẩm cuối có thể bị thiếu nét hoặc chi tiết.
(ST)
Comment