Chân dung: chụp sao cho đẹp?
Ảnh chân dung là thể loại quen thuộc với nhiều nguời cầm máy. Nhưng để có một bức ảnh chân dung như ý, bạn nên lưu ý một số điểm sau.
Ảnh chân dung
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Mục đích chính của ảnh chân dung là nắm bắt được cái “thần” của chủ thể. Ảnh chân dung đẹp khi chủ thể trông hoàn toàn tự nhiên và thoải mái như thể họ không nhìn vào ống kính. Khi bạn cố gắng mỉm cười hoặc tạo một vẻ mặt dễ thương trước ống kính thì thường kết quả lại khá gượng và giả tạo.
Bí quyết để có vẻ tự nhiên cho bức ảnh là hãy “chộp” khi chủ thể không quá chú tâm vào ống kính máy hình.
Mỗi tay máy có những bí quyết riêng để lưu giữ cái “thần” của chủ thể. Một trong số đó chính là bấm máy chụp khi chủ thể vừa chớm mỉm cười và sau đó chụp vài tấm liên tục khi nụ cười đang tắt dần. Hoặc bạn có thể kể một mẩu chuyện vui và khi chủ thể không thể nhịn được mà bật cười thật tự nhiên, hãy nắm bắt ngay khoảnh khắc ấy.
Nhưng cách tốt nhất là hãy đợi chủ thể lơ là quên bẵng đi ống kính máy ảnh, bạn chọn đúng thời điểm rồi chộp ngay khi họ nhìn bạn mà không còn nhớ đến chiếc ống kính.
Chân dung cận mặt
Chân dung chụp cận thường lấy gương mặt chủ thể cho đến vai hoặc vùng đầu hay thậm chí zoom vào cận hơn nữa. Chân dung loại này chủ yếu tập trung vào gương mặt chủ thể nên ảnh loại này nắm bắt tốt nhất các biểu cảm trên gương mặt.
Với chân dung cận mặt, chọn góc sáng đẹp là điều rất quan trọng. Nếu muốn đặc tả những nếp nhăn hoặc các chi tiết nhỏ, bạn nên chọn góc sáng từ trên rọi xuống hoặc chiếu sáng từ cạnh bên. Còn nếu muốn bức ảnh đẹp hài hòa, hãy chụp vào một ngày trời râm mát khi ánh sáng bị khuếch tán nên không tạo bóng trên gương mặt chủ thể cho ảnh của bạn.
Để có bức ảnh chân dung cận đẹp, chủ thể phải sáng hơn hậu cảnh. Bạn nên chọn khẩu độ rộng (f/stop hoặc f/number thấp) nhằm làm mờ hậu cảnh và tránh loãng chủ thể. Các tay máy chuyên thường dùng ống kính tele cố định 90 mm hoặc hơn đôi chút khi chụp chân dung nhằm tránh nhấn phần mũi hoặc các điểm nhô cao trên gương mặt chủ thể.
Chân dung bán thân
Chân dung bán thân hoặc demi không đặc tả cảm xúc riêng tư nhiều như chân dung chụp cận. Chủ thể càng thoải mái, bạn càng dễ đạt kết quả mong muốn cho bức ảnh. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm một ít hậu cảnh cho chân dung.
Thể loại ảnh này thường dùng chụp các chủ thể đơn hoặc chủ thể gồm nhiều người. Ống kính lý tưởng khi chụp demi là ống kính tele cố định ở khoảng 90 mm. Tuy nhiên, nếu có nhiều chủ thể trong khung ngắm, bạn sẽ cần đến một ống kính góc rộng.
Chân dung bán thân thường chụp trong những dịp đặc biệt như lễ tốt nghiệp, ảnh kỷ yếu học đường, sinh nhật…
Chân dung có hậu cảnh
Chân dung có hậu cảnh là loại ảnh chân dung miêu tả cuộc sống của chủ thể. Chủ thể thường được chụp toàn thân trong một khung cảnh cụ thể hoặc đang thực hiện một hoạt động ưa thích của mình.
Đây là cách hay nhất để kể về chủ thể thông qua những bức ảnh. Giới phóng viên ảnh hầu hết đều dùng thể loại này để tìm hiểu về cuộc sống của những con người đáng chú ý. Ảnh loại này cũng rất đẹp khi chụp Trắng Đen.
ST ! ( DIGILIFE )
Ảnh chân dung là thể loại quen thuộc với nhiều nguời cầm máy. Nhưng để có một bức ảnh chân dung như ý, bạn nên lưu ý một số điểm sau.
Ảnh chân dung
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Mục đích chính của ảnh chân dung là nắm bắt được cái “thần” của chủ thể. Ảnh chân dung đẹp khi chủ thể trông hoàn toàn tự nhiên và thoải mái như thể họ không nhìn vào ống kính. Khi bạn cố gắng mỉm cười hoặc tạo một vẻ mặt dễ thương trước ống kính thì thường kết quả lại khá gượng và giả tạo.
Bí quyết để có vẻ tự nhiên cho bức ảnh là hãy “chộp” khi chủ thể không quá chú tâm vào ống kính máy hình.
Mỗi tay máy có những bí quyết riêng để lưu giữ cái “thần” của chủ thể. Một trong số đó chính là bấm máy chụp khi chủ thể vừa chớm mỉm cười và sau đó chụp vài tấm liên tục khi nụ cười đang tắt dần. Hoặc bạn có thể kể một mẩu chuyện vui và khi chủ thể không thể nhịn được mà bật cười thật tự nhiên, hãy nắm bắt ngay khoảnh khắc ấy.
Nhưng cách tốt nhất là hãy đợi chủ thể lơ là quên bẵng đi ống kính máy ảnh, bạn chọn đúng thời điểm rồi chộp ngay khi họ nhìn bạn mà không còn nhớ đến chiếc ống kính.
Chân dung cận mặt
Chân dung chụp cận thường lấy gương mặt chủ thể cho đến vai hoặc vùng đầu hay thậm chí zoom vào cận hơn nữa. Chân dung loại này chủ yếu tập trung vào gương mặt chủ thể nên ảnh loại này nắm bắt tốt nhất các biểu cảm trên gương mặt.
Với chân dung cận mặt, chọn góc sáng đẹp là điều rất quan trọng. Nếu muốn đặc tả những nếp nhăn hoặc các chi tiết nhỏ, bạn nên chọn góc sáng từ trên rọi xuống hoặc chiếu sáng từ cạnh bên. Còn nếu muốn bức ảnh đẹp hài hòa, hãy chụp vào một ngày trời râm mát khi ánh sáng bị khuếch tán nên không tạo bóng trên gương mặt chủ thể cho ảnh của bạn.
Để có bức ảnh chân dung cận đẹp, chủ thể phải sáng hơn hậu cảnh. Bạn nên chọn khẩu độ rộng (f/stop hoặc f/number thấp) nhằm làm mờ hậu cảnh và tránh loãng chủ thể. Các tay máy chuyên thường dùng ống kính tele cố định 90 mm hoặc hơn đôi chút khi chụp chân dung nhằm tránh nhấn phần mũi hoặc các điểm nhô cao trên gương mặt chủ thể.
Chân dung bán thân
Chân dung bán thân hoặc demi không đặc tả cảm xúc riêng tư nhiều như chân dung chụp cận. Chủ thể càng thoải mái, bạn càng dễ đạt kết quả mong muốn cho bức ảnh. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm một ít hậu cảnh cho chân dung.
Thể loại ảnh này thường dùng chụp các chủ thể đơn hoặc chủ thể gồm nhiều người. Ống kính lý tưởng khi chụp demi là ống kính tele cố định ở khoảng 90 mm. Tuy nhiên, nếu có nhiều chủ thể trong khung ngắm, bạn sẽ cần đến một ống kính góc rộng.
Chân dung bán thân thường chụp trong những dịp đặc biệt như lễ tốt nghiệp, ảnh kỷ yếu học đường, sinh nhật…
Chân dung có hậu cảnh
Chân dung có hậu cảnh là loại ảnh chân dung miêu tả cuộc sống của chủ thể. Chủ thể thường được chụp toàn thân trong một khung cảnh cụ thể hoặc đang thực hiện một hoạt động ưa thích của mình.
Đây là cách hay nhất để kể về chủ thể thông qua những bức ảnh. Giới phóng viên ảnh hầu hết đều dùng thể loại này để tìm hiểu về cuộc sống của những con người đáng chú ý. Ảnh loại này cũng rất đẹp khi chụp Trắng Đen.
ST ! ( DIGILIFE )
Comment