Bài này VT thấy hay cho những người mới vào nghề và vào nghề lâu rồi cũng có khi quên hay đọc để có những gì khác biệt hay thiếu sót xin hãy bổ xung để mọi người cùng học.
Và bài này VT lượm được từ 1 trang web, có vài lời nói của tác giả mà VT thấy không cần thiết nên VT edit. Nếu tác giả có vô tình đọc được nơi đây, xin bỏ qua cho. Cảm ơn tác giả của bài viết này thật nhiều, một bài học thật bổ ích.
Vũ Thanh.
1.Sơ bộ về lịch sử nhiếp ảnh:
Từ rất xa xưa(có tài liệu ghi trước công nguyên khoảng 3 thế kỷ) con người đã phát hiện ra nguyên lý thu hình: Một lỗ thủng bé ở tường nhà cho ánh sáng bên ngoài lọ vào trong phòng tối đã đem theo hình ảnh đối diện nó.
Nguyên lý này đã được Leona De Vinci (Nhà bác học nổi tiếng nhiều lĩnh vực, mà hiện nay quyển sách viết về ông Mật mã De vinci đang bán chạy) nhắc đến năm 1519 khi nói về cách quan sát bầu trời những khi có nhật thực.
Cùng thế kỷ 16 nhà vật lý Morolico đã rút nhỏ không gian buồng tối trên thành hộp tối. Chiếc hộp tối này được làm bằng một cái hộp kín, một mặt ngắn tạo lỗ thủng nhỏ cho ánh sáng đi vào. Mặt đối diện là tâm kính mờ để quan sát.
Vào năm 1568 ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra một hộp tối có một thấu kính và một lỗ có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của ảnh. Trước đó mọi người còn biết đến hộp Porta được các hoạ sĩ dùng để vẽ ảnh phóng tranh...
Cái hộp kiểu này vẫn còn chụp ảnh ngon Very Happy . Các bạn có thể nhìn thấy khi xem triển lãm ảnh “Hà Nội nhìn qua một cái hộp” ngày 12-1-2005 tại sảnh triển lãm của Trung tâm văn hóa Pháp L’ Espace (24, Tràng Tiền, Hà Nội). Do hai nhà nhiếp ảnh Francois Perri và Philippe Masson hướng dẫn các em trẻ mồ côi làm quen với kỹ thuật chụp ảnh bằng hộp tối sténopé.
Đó là một công cụ nhiếp ảnh đơn giản, làm từ vỏ đồ hộp, không có bất kỳ chi tiết cơ khí nào, không có thấu kính. Nó giúp các em quan sát, sáng tạo hình ảnh, học cách làm thời gian ngừng lại, giúp các em hiểu rõ hơn về thời gian và ánh sáng.
Một hiện tượng ngẫu nhiên như quả táo của Niwton đã đến với nhiếp ảnh đó là vào năm 1727,một nhà khoa học người Đức tên là Schulet khi phơi tờ giấy có tráng muối bạc AgNO3, chẳng may cái lá cây rơi xuống. Một lúc sau thì in rõ hình chiếc lá... Sau đó các nhà Khoa học đã khẳng định nguyễn lý nhiễm hình.
Và năm 1824 khi Nicéphore Niépce nhaf khoa học người Pháp - người đặc biết chú ý đến các chất nhiễm hình, cộng tác với Daguerre, dùng hộp tối Porta để chụp ảnh. Sự kiện này được coi như đánh dấu sự khai sinh của Nhiếp ảnh, năm đó bức ảnh đầu tiên của Nghệ thuât nhiếp ảnh với thời gian chụp mất 8 tiếng đồng hồ về "nóc phố" được ra đời.
Khoảng năm 1833 khi Nicéphore Niépce mất. Daguerre đã sáng tạo ra máy chụp lấy tên là Daguerreobtypes, đây được coi như là chiếc máy ảnh hoàn chỉnh đầu tiên.
Đây là bức ảnh đầu tiên của xã hội loài người. Thời gian để chụp mất 8h, do nhà nghiên cứu Nicéphore Niépce người Pháp chụp năm 1824.( Phần 2 vì toàn là web quảng cáo nên VT không post)
3. Sơ bộ về hoạt động của máy ảnh:
Từ Nhiếp ảnh do một người Anh gọi đầu tiên, theo nghĩa gốc La tinh có nghĩa là : Vẽ bằng ánh sáng. Chính vì vậy mà mọi bộ phận của máy ảnh chỉ phục vụ cho ánh sáng mà thôi Very Happy .
Còn chụp ảnh được hiểu là sự tổng hợp của các biện pháp về hoá học, vật lý, quang học, thẩm mỹ, tâm lý.. kết hợp lại với nhau để thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Máy ảnh và mắt chúng ta đều có sự hoạt động tương đồng. Chủ đề cần chụp nhờ ánh sáng phản chiếu qua hệ thống dẫn sáng (ống kính, đối với mắt đó là thuỷ tinh thể), lượng ánh sáng vào nhiều hay ít được điều khiến bởi khẩu độ (như chấm đen con ngươi trên mắt người). Qua màn chập (cửa chớp) để điều khiển tốc độ vào của ánh sáng nhanh hay chậm (đối với mắt đó là bờ mi nó chỉ khác máy ảnh là nó lại nằm ngoài). Cuối cùng hiện lên phim (lấy nét sai thì hình ảnh sẽ hiện đằng trước hoặc sau phim, đôí với mắt đó chính là võng mạc). Mắt chung ta tự điều tiết được con máy ảnh thì không... Ba yếu tố độ nhậy (Iso), khẩu độ (f) , tốc độ (s) là ba yếu tố quan trọng bậc nhất để quyết định tính chất kỹ thuật của ảnh. Các yếu tố khác như đo sáng, cân bằng trắng... cần nắm vững để phục vụ, phối hợp tốt cho 3 yếu tố đầu tiên...
- Cảnh vật nhìn được là do chúng phản chiếu ánh sáng.
- ống kính để truyền ánh sáng.
- Khẩu độ điều khiển khiển về lượng của ánh sáng.
- Màn chập để điều khiển thời gian vào của ánh sáng.
- Phim (cảm biến) là nơi tiếp nhận ánh sáng.
Trước khi xác định các chỉ số máy ảnh những động tác sau đây cũng rất cần lưu ý:
3.1. Cầm máy:
Đối với cách cầm dọc hay ngang thì động tác truyền thống vẫn là một tay đỡ ống kính một tay cầm máy. Chỉ lưu ý đừng che các "Mắt thần" của máy.
Bác nào cho em cái ảnh minh hoạ nhé vì không tự chụp mình được Very Happy Nhưng cũng rất cần chắc chắn vì nó không chỉ là tài sản lớn mà là đồ nghề yêu quý.
- Đeo dây vào cổ hoặc tay nếu có thể.
- Tránh để va chạm hay bụi đầu ống kính
3.2. Lấy nét:
Riêng lấy nét phải đọc kỹ hướng dẫn của từng máy. Chỉ lưu ý là có loại ống kính zoom lệch nét. Nghĩa là nếu ta đã lấy nét ở 35mm khi zoom lê 70mm nó bị lêch nét phải lấy lại chứ không khoá lấy nét được.
Đối với trường hợp thao tác bằng tay (M). Chỉ áp dụng cho Ống kính không có Af (lấy nét tự động) hoặc có cả Af và M. Chụp theo cách này phụ thuộc vào dự đoán của bạn về khoảng cách đến đối tượng chụp. Tuy nhiên cần lưu ý:
- Khi đã lấy nét đối tượng chụp cần kiểm tra lại bằng cách lấy nét quá (thấy đối tượng chụp hơi mờ) rồi lại vặn trở lại.
- Ống kính có cả Af thì khi sử dụng chế độ này xong hãy chuyển ngay về chế độ Af và phải kiểm tra lại trước khi chụp tiếp, không có thể cả bộ ảnh của bạn sẽ tan theo mây khói.
Vậy phải kiểm tra mọi thông số của máy trước khi chụp
Các máy đều cho phép ta lấy nét và khoá bằng cách bấm nhẹ vào nút chụp. Nên đừng bấm một cách vội vàng nhất là đối với chân dung và Macro..
4.Khẩu độ và xác định khẩu độ:
4.1. Khẩu độ (Aperture):
Cái van điều tiết lượng sáng vào máy ảnh này dược gọi là cửa điều sáng, độ mở ống kính và giá trị đo nó được gọi là khẩu độ. Ánh sáng cũng như thời gian nó hình như "vô hình" với con người. Nên đôi khi chúng ta quên nó, không hình dung rõ về nó. Vì vậy để minh hoạ tôi cứ ví như cái vòi nước.
Cửa thoát nước cấu tạo như cửa điều sáng (f nhỏ (1;1.4;2.Cool là cửa mở to và ngược lại). Chúng ta mở to của thoát nước, nước sẽ vào nhiều (tương đương f nhỏ (1.4;2.Cool thì ánh sáng vào nhiều) nhưng lại nước chảy ngay trước vòi (tương đương với Dof ngắn). Còn để lỗ nhỏ nước vào ít (f lớn (16;22) ánh sáng vào ít) nhưng sẽ bắn ra xa hơn (tương đương Dof dài), đây chính là cách để hình dung trực quan nhất về Vùng ảnh rõ (dof)
Khẩu độ ống kính tức là độ mở tương đối của cửa điều sáng.Theo quy ước của hội nghị Nhiếp ảnh quốc tế năm 1909 thì khẩu độ cho máy ảnh từ mở hết cỡ đến đóng hết cỡ như sau:
f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, f/32.
Cơ cấu chỉnh khẩu độ chính là một loại cửa điều tiết ánh sáng đặt trong ống kính, cấu tạo bởi các lá thép mỏng chồng so le với nhau, ở giữa mở ra một lỗ tròn đồng tâm với các thấu kính.
Các cánh thép này có thể trượt trên nhau khi ta điều chỉnh để tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho ánh sáng đi qua. Hoạt động bóp nhỏ/mở rộng khẩu độ khẩu độ của ống kính giống như sự điều tiết của con ngươi mắt. Độ mở lớn hay nhỏ sẽ cho ánh sáng đi vào phim nhiều hay ít. Trị số khẩu độ được sắp xếp theo chuỗi lớn dần gọi là f-number.
Công thức tính:
f-number = độ dài tiêu cự ống kính (focal length) / đường kính lỗ xuyên sáng (đường kính lỗ xuyên sáng do các lá thép mở ra.).
Focal length = khoảng cách từ tâm ống kính tới mặt phim của nó
1-----1.4-----2.0-----2.8-----4.0-----5.6-----8.0-----11-----16-----22
---1.2-----1.8----2.5----3.5------4.5-----6.7-----9.1----13-----19
Trên cùng một dãy ngang, các trị số liền kề chênh lệch nhau một khẩu (f-stop). Ví dụ từ 1.4 sang 2.0 hay 2.5 sang 3.5 (hàng dưới).
Xoay sang trái là mở mọt khẩu, xoay sang phải là đóng một khẩu. Ví dụ Xoay vòng chỉnh từ 2.8 sang 4.0 là đóng một khẩu, về giá trị 2.0 là mở một khẩu.
Theo chiều từ trái qua phải, trên một hàng ngang, lượng ánh sáng đi qua mỗi khẩu độ sẽ giảm còn một nửa.
Hàng số bên dưới hiển thị các giá trị lệch nửa khẩu so với hàng trên. Ví dụ: từ 2.5 sang 2,8 là đóng hẹp lại nửa khẩu, nhưng khi chuyển từ 2,5 sang 3,5 tức là đóng một khẩu.
Lưu ý:
- Tuy chức năng chính của cơ cấu chỉnh khẩu độ là điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào phim, nó còn có tác dụng chi phối độ nét sâu (depth of field) trên hình ảnh cuối cùng ghi vào phim . Độ mở càng nhỏ thì ảnh càng nét sâu, độ mở càng lớn thì vùng ảnh rõ càng cạn (như hình dung về vòi nước đã nêu trên).
- Những máy ảnh kỹ thuật số ngày nay cửa điều sáng luôn ở trong trạng thái mở lớn nhất để hỗ trợ ánh sáng cho việc canh nét. Chỉ khi có trập nhấn xuống thì cơ phận chỉnh khẩu độ mới đóng các lá thép lại theo thông số xác định trước.
Điều này lại dẫn đến một nhược điểm là khung cảnh hiện ra trong kính ngắm luôn ở tình trạng nét nông nhất và không phản ánh đúng chiều sâu ảnh trường thực tế sẽ được ghi hình.
Nhược điểm này được khắc phục bằng nút bấm xem trước vùng ảnh rõ(depth of field preview button). Khi nút này được nhấn, máy sẽ điều chỉnh các lá thép đóng lại theo khẩu độ định trước để người chụp thấy chiều sâu ảnh thực tế sẽ được ghi vào phim. Chụp macro không nên bỏ qua nút này
4.2. Tác dụng của Khẩu độ:
Việc đóng hẹp hay mở rộng khẩu độ sẽ ảnh hưởng tới độ sáng của vật chụp, góc chụp và độ nét sâu (hay còn gọi là chiều sâu rõ nét của ảnh trường) theo các quy luật sau:
- Càng đóng nhỏ khẩu độ (trị số f càng lớn) càng làm giảm độ sáng của vật chụp.
- Càng mở rộng khẩu độ thì góc chụp càng nhỏ.
- Khẩu độ càng đóng hẹp thì vùng ảnh rõ càng dài.
Các Nhiếp ảnh gia thường điều chỉnh khẩu độ để phục vụ cho độ nét nông hay sâu của ảnh.
Các bạn có thể xem hai ảnh dưới đây, thông qua độ rõ nét của hàng ghế để thấy sự ảnh hưởng của khẩu độ tới độ nét nông hay sâu.
]
Ảnh 1: Với khẩu độ F/22 **************Ảnh 2: Với khẩu độ F/2.8
Và bài này VT lượm được từ 1 trang web, có vài lời nói của tác giả mà VT thấy không cần thiết nên VT edit. Nếu tác giả có vô tình đọc được nơi đây, xin bỏ qua cho. Cảm ơn tác giả của bài viết này thật nhiều, một bài học thật bổ ích.
Vũ Thanh.
1.Sơ bộ về lịch sử nhiếp ảnh:
Từ rất xa xưa(có tài liệu ghi trước công nguyên khoảng 3 thế kỷ) con người đã phát hiện ra nguyên lý thu hình: Một lỗ thủng bé ở tường nhà cho ánh sáng bên ngoài lọ vào trong phòng tối đã đem theo hình ảnh đối diện nó.
Nguyên lý này đã được Leona De Vinci (Nhà bác học nổi tiếng nhiều lĩnh vực, mà hiện nay quyển sách viết về ông Mật mã De vinci đang bán chạy) nhắc đến năm 1519 khi nói về cách quan sát bầu trời những khi có nhật thực.
Cùng thế kỷ 16 nhà vật lý Morolico đã rút nhỏ không gian buồng tối trên thành hộp tối. Chiếc hộp tối này được làm bằng một cái hộp kín, một mặt ngắn tạo lỗ thủng nhỏ cho ánh sáng đi vào. Mặt đối diện là tâm kính mờ để quan sát.
Vào năm 1568 ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra một hộp tối có một thấu kính và một lỗ có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của ảnh. Trước đó mọi người còn biết đến hộp Porta được các hoạ sĩ dùng để vẽ ảnh phóng tranh...
Cái hộp kiểu này vẫn còn chụp ảnh ngon Very Happy . Các bạn có thể nhìn thấy khi xem triển lãm ảnh “Hà Nội nhìn qua một cái hộp” ngày 12-1-2005 tại sảnh triển lãm của Trung tâm văn hóa Pháp L’ Espace (24, Tràng Tiền, Hà Nội). Do hai nhà nhiếp ảnh Francois Perri và Philippe Masson hướng dẫn các em trẻ mồ côi làm quen với kỹ thuật chụp ảnh bằng hộp tối sténopé.
Đó là một công cụ nhiếp ảnh đơn giản, làm từ vỏ đồ hộp, không có bất kỳ chi tiết cơ khí nào, không có thấu kính. Nó giúp các em quan sát, sáng tạo hình ảnh, học cách làm thời gian ngừng lại, giúp các em hiểu rõ hơn về thời gian và ánh sáng.
Một hiện tượng ngẫu nhiên như quả táo của Niwton đã đến với nhiếp ảnh đó là vào năm 1727,một nhà khoa học người Đức tên là Schulet khi phơi tờ giấy có tráng muối bạc AgNO3, chẳng may cái lá cây rơi xuống. Một lúc sau thì in rõ hình chiếc lá... Sau đó các nhà Khoa học đã khẳng định nguyễn lý nhiễm hình.
Và năm 1824 khi Nicéphore Niépce nhaf khoa học người Pháp - người đặc biết chú ý đến các chất nhiễm hình, cộng tác với Daguerre, dùng hộp tối Porta để chụp ảnh. Sự kiện này được coi như đánh dấu sự khai sinh của Nhiếp ảnh, năm đó bức ảnh đầu tiên của Nghệ thuât nhiếp ảnh với thời gian chụp mất 8 tiếng đồng hồ về "nóc phố" được ra đời.
Khoảng năm 1833 khi Nicéphore Niépce mất. Daguerre đã sáng tạo ra máy chụp lấy tên là Daguerreobtypes, đây được coi như là chiếc máy ảnh hoàn chỉnh đầu tiên.
Đây là bức ảnh đầu tiên của xã hội loài người. Thời gian để chụp mất 8h, do nhà nghiên cứu Nicéphore Niépce người Pháp chụp năm 1824.
3. Sơ bộ về hoạt động của máy ảnh:
Từ Nhiếp ảnh do một người Anh gọi đầu tiên, theo nghĩa gốc La tinh có nghĩa là : Vẽ bằng ánh sáng. Chính vì vậy mà mọi bộ phận của máy ảnh chỉ phục vụ cho ánh sáng mà thôi Very Happy .
Còn chụp ảnh được hiểu là sự tổng hợp của các biện pháp về hoá học, vật lý, quang học, thẩm mỹ, tâm lý.. kết hợp lại với nhau để thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Máy ảnh và mắt chúng ta đều có sự hoạt động tương đồng. Chủ đề cần chụp nhờ ánh sáng phản chiếu qua hệ thống dẫn sáng (ống kính, đối với mắt đó là thuỷ tinh thể), lượng ánh sáng vào nhiều hay ít được điều khiến bởi khẩu độ (như chấm đen con ngươi trên mắt người). Qua màn chập (cửa chớp) để điều khiển tốc độ vào của ánh sáng nhanh hay chậm (đối với mắt đó là bờ mi nó chỉ khác máy ảnh là nó lại nằm ngoài). Cuối cùng hiện lên phim (lấy nét sai thì hình ảnh sẽ hiện đằng trước hoặc sau phim, đôí với mắt đó chính là võng mạc). Mắt chung ta tự điều tiết được con máy ảnh thì không... Ba yếu tố độ nhậy (Iso), khẩu độ (f) , tốc độ (s) là ba yếu tố quan trọng bậc nhất để quyết định tính chất kỹ thuật của ảnh. Các yếu tố khác như đo sáng, cân bằng trắng... cần nắm vững để phục vụ, phối hợp tốt cho 3 yếu tố đầu tiên...
- Cảnh vật nhìn được là do chúng phản chiếu ánh sáng.
- ống kính để truyền ánh sáng.
- Khẩu độ điều khiển khiển về lượng của ánh sáng.
- Màn chập để điều khiển thời gian vào của ánh sáng.
- Phim (cảm biến) là nơi tiếp nhận ánh sáng.
Trước khi xác định các chỉ số máy ảnh những động tác sau đây cũng rất cần lưu ý:
3.1. Cầm máy:
Đối với cách cầm dọc hay ngang thì động tác truyền thống vẫn là một tay đỡ ống kính một tay cầm máy. Chỉ lưu ý đừng che các "Mắt thần" của máy.
Bác nào cho em cái ảnh minh hoạ nhé vì không tự chụp mình được Very Happy Nhưng cũng rất cần chắc chắn vì nó không chỉ là tài sản lớn mà là đồ nghề yêu quý.
- Đeo dây vào cổ hoặc tay nếu có thể.
- Tránh để va chạm hay bụi đầu ống kính
3.2. Lấy nét:
Riêng lấy nét phải đọc kỹ hướng dẫn của từng máy. Chỉ lưu ý là có loại ống kính zoom lệch nét. Nghĩa là nếu ta đã lấy nét ở 35mm khi zoom lê 70mm nó bị lêch nét phải lấy lại chứ không khoá lấy nét được.
Đối với trường hợp thao tác bằng tay (M). Chỉ áp dụng cho Ống kính không có Af (lấy nét tự động) hoặc có cả Af và M. Chụp theo cách này phụ thuộc vào dự đoán của bạn về khoảng cách đến đối tượng chụp. Tuy nhiên cần lưu ý:
- Khi đã lấy nét đối tượng chụp cần kiểm tra lại bằng cách lấy nét quá (thấy đối tượng chụp hơi mờ) rồi lại vặn trở lại.
- Ống kính có cả Af thì khi sử dụng chế độ này xong hãy chuyển ngay về chế độ Af và phải kiểm tra lại trước khi chụp tiếp, không có thể cả bộ ảnh của bạn sẽ tan theo mây khói.
Vậy phải kiểm tra mọi thông số của máy trước khi chụp
Các máy đều cho phép ta lấy nét và khoá bằng cách bấm nhẹ vào nút chụp. Nên đừng bấm một cách vội vàng nhất là đối với chân dung và Macro..
4.Khẩu độ và xác định khẩu độ:
4.1. Khẩu độ (Aperture):
Cái van điều tiết lượng sáng vào máy ảnh này dược gọi là cửa điều sáng, độ mở ống kính và giá trị đo nó được gọi là khẩu độ. Ánh sáng cũng như thời gian nó hình như "vô hình" với con người. Nên đôi khi chúng ta quên nó, không hình dung rõ về nó. Vì vậy để minh hoạ tôi cứ ví như cái vòi nước.
Cửa thoát nước cấu tạo như cửa điều sáng (f nhỏ (1;1.4;2.Cool là cửa mở to và ngược lại). Chúng ta mở to của thoát nước, nước sẽ vào nhiều (tương đương f nhỏ (1.4;2.Cool thì ánh sáng vào nhiều) nhưng lại nước chảy ngay trước vòi (tương đương với Dof ngắn). Còn để lỗ nhỏ nước vào ít (f lớn (16;22) ánh sáng vào ít) nhưng sẽ bắn ra xa hơn (tương đương Dof dài), đây chính là cách để hình dung trực quan nhất về Vùng ảnh rõ (dof)
Khẩu độ ống kính tức là độ mở tương đối của cửa điều sáng.Theo quy ước của hội nghị Nhiếp ảnh quốc tế năm 1909 thì khẩu độ cho máy ảnh từ mở hết cỡ đến đóng hết cỡ như sau:
f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, f/32.
Cơ cấu chỉnh khẩu độ chính là một loại cửa điều tiết ánh sáng đặt trong ống kính, cấu tạo bởi các lá thép mỏng chồng so le với nhau, ở giữa mở ra một lỗ tròn đồng tâm với các thấu kính.
Các cánh thép này có thể trượt trên nhau khi ta điều chỉnh để tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho ánh sáng đi qua. Hoạt động bóp nhỏ/mở rộng khẩu độ khẩu độ của ống kính giống như sự điều tiết của con ngươi mắt. Độ mở lớn hay nhỏ sẽ cho ánh sáng đi vào phim nhiều hay ít. Trị số khẩu độ được sắp xếp theo chuỗi lớn dần gọi là f-number.
Công thức tính:
f-number = độ dài tiêu cự ống kính (focal length) / đường kính lỗ xuyên sáng (đường kính lỗ xuyên sáng do các lá thép mở ra.).
Focal length = khoảng cách từ tâm ống kính tới mặt phim của nó
1-----1.4-----2.0-----2.8-----4.0-----5.6-----8.0-----11-----16-----22
---1.2-----1.8----2.5----3.5------4.5-----6.7-----9.1----13-----19
Trên cùng một dãy ngang, các trị số liền kề chênh lệch nhau một khẩu (f-stop). Ví dụ từ 1.4 sang 2.0 hay 2.5 sang 3.5 (hàng dưới).
Xoay sang trái là mở mọt khẩu, xoay sang phải là đóng một khẩu. Ví dụ Xoay vòng chỉnh từ 2.8 sang 4.0 là đóng một khẩu, về giá trị 2.0 là mở một khẩu.
Theo chiều từ trái qua phải, trên một hàng ngang, lượng ánh sáng đi qua mỗi khẩu độ sẽ giảm còn một nửa.
Hàng số bên dưới hiển thị các giá trị lệch nửa khẩu so với hàng trên. Ví dụ: từ 2.5 sang 2,8 là đóng hẹp lại nửa khẩu, nhưng khi chuyển từ 2,5 sang 3,5 tức là đóng một khẩu.
Lưu ý:
- Tuy chức năng chính của cơ cấu chỉnh khẩu độ là điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào phim, nó còn có tác dụng chi phối độ nét sâu (depth of field) trên hình ảnh cuối cùng ghi vào phim . Độ mở càng nhỏ thì ảnh càng nét sâu, độ mở càng lớn thì vùng ảnh rõ càng cạn (như hình dung về vòi nước đã nêu trên).
- Những máy ảnh kỹ thuật số ngày nay cửa điều sáng luôn ở trong trạng thái mở lớn nhất để hỗ trợ ánh sáng cho việc canh nét. Chỉ khi có trập nhấn xuống thì cơ phận chỉnh khẩu độ mới đóng các lá thép lại theo thông số xác định trước.
Điều này lại dẫn đến một nhược điểm là khung cảnh hiện ra trong kính ngắm luôn ở tình trạng nét nông nhất và không phản ánh đúng chiều sâu ảnh trường thực tế sẽ được ghi hình.
Nhược điểm này được khắc phục bằng nút bấm xem trước vùng ảnh rõ(depth of field preview button). Khi nút này được nhấn, máy sẽ điều chỉnh các lá thép đóng lại theo khẩu độ định trước để người chụp thấy chiều sâu ảnh thực tế sẽ được ghi vào phim. Chụp macro không nên bỏ qua nút này
4.2. Tác dụng của Khẩu độ:
Việc đóng hẹp hay mở rộng khẩu độ sẽ ảnh hưởng tới độ sáng của vật chụp, góc chụp và độ nét sâu (hay còn gọi là chiều sâu rõ nét của ảnh trường) theo các quy luật sau:
- Càng đóng nhỏ khẩu độ (trị số f càng lớn) càng làm giảm độ sáng của vật chụp.
- Càng mở rộng khẩu độ thì góc chụp càng nhỏ.
- Khẩu độ càng đóng hẹp thì vùng ảnh rõ càng dài.
Các Nhiếp ảnh gia thường điều chỉnh khẩu độ để phục vụ cho độ nét nông hay sâu của ảnh.
Các bạn có thể xem hai ảnh dưới đây, thông qua độ rõ nét của hàng ghế để thấy sự ảnh hưởng của khẩu độ tới độ nét nông hay sâu.
]
Ảnh 1: Với khẩu độ F/22 **************Ảnh 2: Với khẩu độ F/2.8
Comment