Những yếu tố chính tạo nên bức ảnh đẹp
Độ phân giải (megapixel), độ nhạy sáng (ISO), tốc độ chụp liên tục (Continuous Drive) và cách chọn lựa ống kính là những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh như ý muốn.
Độ nhạy và độ phân giải
Với một chiếc máy ảnh có độ nhạy sáng thấp, bạn sẽ gặp khó khăn khi tác nghiệp ở điều kiện ánh sáng yếu như trời sầm, chiều muộn hay ban đêm.
Chiếc Nikon D1x có ISO chỉ lên đến 800 và độ phân giải là 5,3 mpx, từng thịnh hành tại Việt Nam cách đây vài năm nhưng đến nay rất ít người muốn sử dụng. Thời điểm này, dòng camera số chuyên nghiệp trên thị trường đã lên đến trên 21,1 triệu điểm ảnh (ví dụ, Canon 1Ds Mark III). Tuy nhiên, để sở hữu được dòng cao cấp này người dùng sẽ phải bỏ ra trên 100 triệu cho một thân máy (chưa có ống kính).
Nhiều nhiếp ảnh gia cho rằng “chấm” không quan trọng. Điều đó chỉ đúng một phần khi mà thực tế độ phân giải lớn sẽ giúp bức hình mịn màng hơn, đặc biệt là trong điều kiện sử dụng ISO lớn hoặc khi muốn phóng to hình.
Chụp bằng máy xịn, ống kính tốt, ảnh sẽ đẹp.
Với một chiếc Nikon D3 mới ra hiện nay, người chụp sẽ phần nào cải thiện được vấn đề nhiễu hạt trên ảnh. D3 có độ phân giải 12,1 mpx, ISO lên tới 6.400 hoặc khi cần có thể tăng lên cấp số cộng tương đương 25.600, rất tốt cho các phóng viên ảnh tác nghiệp ban đêm.
Sở hữu một chiếc camera rẻ tiền, bạn sẽ có ít sự lựa chọn thông số hay chế độ chụp hơn. Độ nhạy quá thấp hoặc không có phần chỉnh ISO, tốc độ xử lý chậm, không thể chỉnh được theo ý muốn hay chất lượng màu sắc kém… Với những "đồ chơi' như vậy, một thợ ảnh siêu đến mấy cũng phải bó tay khi sử dụng.
Tốc độ chụp
Chức năng này khá quan trọng đối với ảnh động, đặc biệt là thể thao. Các dòng máy bán chuyên nghiệp thường có chế độ chụp khá chậm như Canon 5D, 400D, Nikon D40x... Hai loại phổ biến này chỉ có 3 hình/giây.
Hiện nay dòng máy có tốc độ chụp nhanh nhất đã lên tới 10 hình/giây (Canon 1D Mark III), lý tưởng cho việc chụp từng động tác của các môn thể thao hay chính trị gia gặp gỡ chào hỏi, bắt tay, tuy nhiên chi phí lên tới gần 100 triệu đồng.
Ống kính
Một ống kính có mức mở khẩu độ rộng, lấy nét nhanh, chống rung, chạy êm, cự ly zoom và wide thuận tiện, làm bằng chất liệu tốt là những yếu tố hứa hẹn chụp hình đẹp và cũng có nghĩa là giá sẽ không hề rẻ.
Hiện nay, những ống kính có một mức mở khẩu độ luôn là dòng đắt tiền hơn cả và dễ chụp. Độ mở càng rộng thì càng đắt. Với một ống kính tele zoom hai độ mở (f4.5-5.6) như Nikon 70-300m bạn chỉ phải chi khoảng 500 USD, nhưng chỉ có thể chụp tốt trong điều kiện có nắng hoặc nắng nhạt.
Ở vào tình thế ánh sáng yếu, bạn sẽ không thể sử dụng nó khi hầu như ống kính chỉ mở được f5.6, tốc độ sẽ tụt xuống rất thấp để cho đủ sáng ảnh. Và khi tốc độ xuống thấp, ảnh sẽ bị rung, mất nét, đặc biệt là khi đối tượng cử động, bất chấp việc tăng ISO lên cao. (Thông thường khi máy ảnh tăng ISO quá 1000 sẽ bị nhiễu, rạn hình).
Các ống kính zoom và tele có độ mở lên đến f2.8 (độ mở càng lớn, chụp trong điều kiện ánh sáng yếu càng dễ) là những loại tốt cho việc sáng tác. Tuy vậy, những dòng độ mở rộng thường bị hạn chế về khả năng zoom. Để có một ống kính góc rộng mở f2.8 loại tốt (Luxury) của Canon, bạn chỉ có thể chọn loại 16 -35 mm hay dòng 17 - 55 mm cao cấp của Nikon. Những ống kính zoom vào được nhiều hơn lại có khẩu độ mở ít hơn ( 17 - 40 mm, f4 của Canon và 18 - 70 mm, f3.5-5.6 của Nikon).
“Không thể nói có kỹ thuật tốt, giỏi thì bạn không cần đến máy ảnh xịn. Và khi có trong tay chiếc camera tốt thì cũng phải biết cách sử dụng hoặc xử lý tốt thì mới mong có bức hình đạt yêu cầu”, một nhiếp ảnh gia nhận định.
ST
Độ phân giải (megapixel), độ nhạy sáng (ISO), tốc độ chụp liên tục (Continuous Drive) và cách chọn lựa ống kính là những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh như ý muốn.
Độ nhạy và độ phân giải
Với một chiếc máy ảnh có độ nhạy sáng thấp, bạn sẽ gặp khó khăn khi tác nghiệp ở điều kiện ánh sáng yếu như trời sầm, chiều muộn hay ban đêm.
Chiếc Nikon D1x có ISO chỉ lên đến 800 và độ phân giải là 5,3 mpx, từng thịnh hành tại Việt Nam cách đây vài năm nhưng đến nay rất ít người muốn sử dụng. Thời điểm này, dòng camera số chuyên nghiệp trên thị trường đã lên đến trên 21,1 triệu điểm ảnh (ví dụ, Canon 1Ds Mark III). Tuy nhiên, để sở hữu được dòng cao cấp này người dùng sẽ phải bỏ ra trên 100 triệu cho một thân máy (chưa có ống kính).
Nhiều nhiếp ảnh gia cho rằng “chấm” không quan trọng. Điều đó chỉ đúng một phần khi mà thực tế độ phân giải lớn sẽ giúp bức hình mịn màng hơn, đặc biệt là trong điều kiện sử dụng ISO lớn hoặc khi muốn phóng to hình.
Chụp bằng máy xịn, ống kính tốt, ảnh sẽ đẹp.
Với một chiếc Nikon D3 mới ra hiện nay, người chụp sẽ phần nào cải thiện được vấn đề nhiễu hạt trên ảnh. D3 có độ phân giải 12,1 mpx, ISO lên tới 6.400 hoặc khi cần có thể tăng lên cấp số cộng tương đương 25.600, rất tốt cho các phóng viên ảnh tác nghiệp ban đêm.
Sở hữu một chiếc camera rẻ tiền, bạn sẽ có ít sự lựa chọn thông số hay chế độ chụp hơn. Độ nhạy quá thấp hoặc không có phần chỉnh ISO, tốc độ xử lý chậm, không thể chỉnh được theo ý muốn hay chất lượng màu sắc kém… Với những "đồ chơi' như vậy, một thợ ảnh siêu đến mấy cũng phải bó tay khi sử dụng.
Tốc độ chụp
Chức năng này khá quan trọng đối với ảnh động, đặc biệt là thể thao. Các dòng máy bán chuyên nghiệp thường có chế độ chụp khá chậm như Canon 5D, 400D, Nikon D40x... Hai loại phổ biến này chỉ có 3 hình/giây.
Hiện nay dòng máy có tốc độ chụp nhanh nhất đã lên tới 10 hình/giây (Canon 1D Mark III), lý tưởng cho việc chụp từng động tác của các môn thể thao hay chính trị gia gặp gỡ chào hỏi, bắt tay, tuy nhiên chi phí lên tới gần 100 triệu đồng.
Ống kính
Một ống kính có mức mở khẩu độ rộng, lấy nét nhanh, chống rung, chạy êm, cự ly zoom và wide thuận tiện, làm bằng chất liệu tốt là những yếu tố hứa hẹn chụp hình đẹp và cũng có nghĩa là giá sẽ không hề rẻ.
Hiện nay, những ống kính có một mức mở khẩu độ luôn là dòng đắt tiền hơn cả và dễ chụp. Độ mở càng rộng thì càng đắt. Với một ống kính tele zoom hai độ mở (f4.5-5.6) như Nikon 70-300m bạn chỉ phải chi khoảng 500 USD, nhưng chỉ có thể chụp tốt trong điều kiện có nắng hoặc nắng nhạt.
Ở vào tình thế ánh sáng yếu, bạn sẽ không thể sử dụng nó khi hầu như ống kính chỉ mở được f5.6, tốc độ sẽ tụt xuống rất thấp để cho đủ sáng ảnh. Và khi tốc độ xuống thấp, ảnh sẽ bị rung, mất nét, đặc biệt là khi đối tượng cử động, bất chấp việc tăng ISO lên cao. (Thông thường khi máy ảnh tăng ISO quá 1000 sẽ bị nhiễu, rạn hình).
Các ống kính zoom và tele có độ mở lên đến f2.8 (độ mở càng lớn, chụp trong điều kiện ánh sáng yếu càng dễ) là những loại tốt cho việc sáng tác. Tuy vậy, những dòng độ mở rộng thường bị hạn chế về khả năng zoom. Để có một ống kính góc rộng mở f2.8 loại tốt (Luxury) của Canon, bạn chỉ có thể chọn loại 16 -35 mm hay dòng 17 - 55 mm cao cấp của Nikon. Những ống kính zoom vào được nhiều hơn lại có khẩu độ mở ít hơn ( 17 - 40 mm, f4 của Canon và 18 - 70 mm, f3.5-5.6 của Nikon).
“Không thể nói có kỹ thuật tốt, giỏi thì bạn không cần đến máy ảnh xịn. Và khi có trong tay chiếc camera tốt thì cũng phải biết cách sử dụng hoặc xử lý tốt thì mới mong có bức hình đạt yêu cầu”, một nhiếp ảnh gia nhận định.
ST
Comment