Thưa các bạn, VT lượm được bài viết này do nhiều cao thủ viết lại, thấy hay nên chôm vào đây chia xẻ cùng các ACE, mong rằng sẽ giúp cho những ai có niềm đam mê bộ môn nhiếp ảnh và nhất là chụp chân dung.
1.Khái niệm về ảnh chân dung
Cũng như các ngành văn học và nghệ thuật khác, ngành nhiếp ảnh đặc biệt quan tâm đến việc miêu tả con người, bằng ảnh, thông qua cái máy ảnh kết hợp với việc điểu khiển ánh sáng và sử dụng hoá chất ảnh.
Nhiếp ảnh là một nghệ thuật có tác dụng qua lại rất mật thiết giữa nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và kỹ xảo. Trong nhiếp ảnh, ảnh chân dung là thể loại có sức thuyết phục đặc biệt, quan trọng bậc nhất của ảnh báo chí cũng như ảnh nghệ thuật, nên đòi rất nhiều công phu.
Nếu chụp ảnh chân dung chỉ là ghi lại hình ảnh một cách vô thưởng vô phạt, cốt làm sao ảnh cho sáng sủa, rõ nét, kể cũng chẳng có gì là khó vì chỉ cần hướng dẫn cách sử dụng máy và một số quy tắc sử dụng ánh sáng, đặt chỉ số ống kính, chỉ cần dăm phút thôi là ai cũng có thể chụp được. Nhất là ngày nay, những máy hiện đại, mọi dữ liệu đã được tính trước. Nhà nhiếp ảnh chỉ việc bấm máylà xong.
Một bức ảnh chân dung nghệ thuật vừa lột tả được cái vẻ bề ngoài của bộ mặt, vừa biểu hiện được thế giới nội tâm (tức tâm tư tình cảm của người được chụp) là một việc rất khó khăn, và càng khó khăn hơn nữa đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam là phải thể hiện được hình ảnh của con người theo tâm hồn và phong cách Việt Nam đương đại.
Nghệ thuật và Kỹ thuật nếu không điêu luyện thì khi chụp không diễn tả được mục đích, không làm nổi bật được cái chính giữa, các mảng, chi tiết, rối ren lộn xộn, khó làm xúc động người xem, không mang đến cho người xem một tác động về tâm tư tình cảm và ý suy nghĩ, trong đó kể cả sự cảm thông với trạng thái người cầm máy nữa. Chụp ảnh chân dung là đi vào một trong những lĩnh vực khó nhất của nghệ thuật miêu tả, trong đó, tài năng của người cầm máy được thử thách rất học búa, khiến nhiều tay nghề đã từng phải “nếm” những thất bại chua cay. Đã có không ít tay nghề đeo đẳng ống kính từ buổi thiếu thời đến độ tóc đã hoa râm mà vẫn chưa chụp được bức chân dung nào có giá trị. Tuy nhiên, vẫn có người chỉ mới bước vào nghề với thời gian rất ngắn đã có nhiều bức ảnh đạt đến mức độ khiến mọi người phải khao khát.
Tóm lại, trong cái thể loại nhiếp ảnh, không có phương pháp biểu hiện nào hấp dẫn có ý nghĩa mạnh mẽ bằng phương pháp biểu hiện con người. Muốn nhận rõ sự phong phú và nhạy bén, phát hiện ra cái đẹp điển hình của con người ngày nay, phải tự nâng cao vốn sống, trình độ nhận thức, không chỉ ỷ lại, tự hào về kỹ thuật, mà điều quan trọng là nhờ lòng tin và niềm say mê hứng thú, mới đạt được những hình ảnh chân thật và nên thơ.
2.Thế nào là một bức chân dung giống ?
Tuy ảnh là một công cụ khoa học,nhưng vì khi chụp và làm ảnh còn có nhiều nguyên nhân khác tác động vào, khiến kiểu ảnh khó thuần nhất, thậm chí còn sai lệch khác hẳng đối tượng, nên đã nảy ra vấn để giống và không giống, nhất là trong lĩnh vực ảnh chân dung. Những nguyên nhà là trình độ kỹ thuật của con người và chất lượng của phương tiện sử dụng.
Tuy hai nguyên nhân kể trên có thể khắc phục được để sao chép ra những bức ảnh y hệt nguyên hình cảnh vật hoặc con người đã xuất hiện trước ống kính, nhưng đối với ảnh nghệ thuật, quan niệm về cái giống khác hẳn với sự rập khuôn máy móc.
Từ khi nhiếp ảnh thâm nhập cuộc sống và đã trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho mọi lĩnh vực trong xã hội, ảnh được hình thành ra nhiều thể loại theo mỗi yêu cầu và tác dụng khác nhau.
Đối với các loại ảnh phục vụ cho việc nghiên cứu, ghi chép tư liệu thì cái giống của ảnh hoàn toàn đơn giản, không được thêm bớt, sáng tạo, nhưng đối với ảnh nghệ thuật có tác dụng cải tạo, khích lệ cuộc sống bằng cách phản ánh cho con người nhận thấy mọi vẻ đẹp của cuộc sống, nhất là những cái hay cái đẹp của con người - chủ nhân của sự sống - bởi vậy, người chụp ảnh nghệ thuật phải biết chọn, gạn lọc những đường nét điển hình, đặc sắc nhất trong từng vẻ đẹp và kết hợp vào đó là nhiệt tình sáng tạo cho nó có vẻ đẹp hấp dẫn hơn, miễn sao không bịa đặt giả tạo làm biến đổi hình thái hiện thực.
Giống và không giống đối với ảnh chân dung, chủ yếu là tập trung vào khuôn mặt con người hiện ra trong ảnh, mà đường nét tiêu biểu dễ xác nhận là đôi mắt, cái miệng và một số chi tiết nằm trong hình thể của bộ mặt; và dù nhà nhiếp ảnh có sáng tạo, miêu tả theo kiểu cách nào thì những nét cơ bản của gương mặt, cái miệng, cặp mắt vẫn khiến người xem ảnh dễ dàng nhận ra vẻ mặt quen thuộc như thực tế, không thể lầm người này với người khác, đó là một bức chân dung giống, mặc dù sự thật hình ảnh đã hiện ra duyên dáng hơn hẳn con người bằng da bằng thịt! Giống như thế có phải là sai sự thật không? Vì sao vậy?
Nghệ thuật tạo hình trong nhiếp ảnh cho phép ta giấu bớt những đường nét không mấy đẹp đẽ vào bóng tối và nâng vẻ đẹp lên mức độ hoàn mỹ cần thiết, nhưng không cho phép bất cứ thủ pháp nào làm thay đổi hiện thực khách quan của hình ảnh.
Không phải vì điểm tô thêm đẹp mà cố tình làm sai cả vẻ tự nhiên. Trừ những trường hợp đặc biệt cần sử dụng kỹ xảo Lg ghép để phục vụ cho mục đích nào đó, ảnh vẫn là một nghệ thuật phản ánh hiện thực cụ thể, không thể áp dụng bất cứ hư cấu nào theo kiểu hội hoạ. Đối với ảnh tin tức báo chí tuyệt nhiên không được Lg ghép cảnh vật này sang cảnh vật khác.
Có thể dùng cách chiếu sáng làm nổi bật nét tươi vui ánh lên trong khoé mắt và mọng lên những vành môi, duyên dáng thướt tha thêm nơi mái tóc, nhưng nếu sửa chữa thêm từ ảnh dịu hiền thành sắc sảo, cặp môi dày hoá mỏng, mái tóc chất phác thành yểu điệu lẳng lơ... là lạm dụng và như vậy làm ảnh mất giống, sẽ trở thành vô giá trị.
3. Ăn ảnh là gì?
Như trên ta đã xác định rõ là bất kể đối tượng nào được ống kính thu hình đều mong ảnh đẹp, và ngay chính bản thân những người dùng máy ảnh cũng chẳng ai lại muốn tác phẩm của mình bị đối tượng không ưng ý hoặc người xem chê bai. Nhưng bước vào thể hiện loại ảnh chân dung thường dễ xảy ra hiện tượng như sau:
Có những đối tượng nhìn ngắm ở thân hình và khuôn mặt chẳng thấy nổi bật vẻ gì là đẹp, mà được ống kính thu hình ở bất kỳ trường hợp nào, hoàn cảnh nào, điều kiện nào đều thấy ảnh rất đẹp, không những ảnh rất giống từ đặc điểm hình thể đến phong cách mà còn thể hiện đầy đủ cả nội tâm, có khi lại đẹp hơn, chân thực vì nó mang tính chất điển hình.
Nhưng ngược lại, có những đối tượng thuộc vào loại đẹp cả người lẫn nét, khuôn mặt và thân hình cân đối, nổi bật nhiều đặc điểm, ưa nhìn mà chụp ra ảnh thì lại chẳng thấy một nét nào hấp dẫn khiến các tay cầm máy rất vững cũng thấy khó khăn, công phu xoay sở đủ cách may ra mới thể hiện được kiểu ảnh ưng ý.
Kể cả trong giới nhiếp ảnh và đông đảo quần chúng yêu thích ảnh đều khẳng định hiện tượng này là do vấn đề "ăn ảnh" rồi dựa vào những hiện tượng đã xảy ra để suy diễn thành nhiều quan niệm như:
- Người nào có vẻ ưa nhìn, có thân hình cân đối, nét mặt xinh xắn, phong cách hài hoà là ăn ảnh.
- Hoặc ai dễ bộc lộ tình cảm như diễn viên đều rất ăn ảnh v.v...
Những hiện tượng người này ăn ảnh hơn người kia không phải là không có.Các nhà nhiếp ảnh lão thành cũng phải thừa nhận có những đối tượng rất khó thể hiện chân dung, và từ thực nghiệm người ta đã phát hiện ra rằng những nhân vật được liệt vào loại không ăn ảnh không phải vì màu da, nét mặt họ kỵ ống kính mà thường do hai nguyên nhân thuộc về trạng thái như:
- Không giữ được nét tự nhiên khi ống kính máy ảnh chĩa vào, chính vì sự gò ép làm cho tình cảm của họ khó bộc lộ ra đúng như lúc bình thường.
- Loại người rất ít bộc lộ tình cảm ra nét mặt, hoặc mỗi khi bộc lộ cũng chỉ trong khoảnh khắc là tắt ngấm ngay.
Do đó nếu không để cho họ được thoải mái tự nhiên, hoặc không tranh thủ bấm máy kịp thời, đúng lúc thì dù tốn đến bao nhiêu phim vẫn chỉ được những kiểu ảnh cứng đơ, ngây ngô như tượng gỗ, làm sao mà miêu tả được vẻ đáng yêu của họ để bức ảnh trở thành tác phẩm chân dung.
Muốn thể hiện ảnh chân dung đạt yêu cầu với đối tượng này, nhà nhiếp ảnh phải tốn công phu đi sâu tìm hiểu rõ trạng thái diễn biến tình cảm đặc biệt của họ, kết hợp thủ pháp chuyên môn với việc tạo điều kiện cho phù hợp, và việc quan trọng trong thể chểnh mảng là phải tìm mọi cách bám riết, rình cơ hội thuận lợi để kịp thời "chộp" gọn mới đảm bảo thành công. Khó khăn trong thủ pháp này là những khoảnh khắc thuận lợi cho ta bấm máy đâu phải lúc nào cũng đầy đủ các điều kiện tạo hình, bố cục sẵn sàng theo ý muốn của đề tài. Việc "ăn ảnh" hay không chính là như vậy nhưng nói như vậy không có nghĩa bó tay. Với nhiệt tình vì nghệ thuật, nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu tâm lý con người, giữ được quyết tâm bền bỉ kiên nhẫn, khéo léo kết hợp thủ pháp chuyên môn với việc bấm máy kịp thời, thì dẫu gặp đối tượng "khó ăn ảnh" đến mấy vẫn có thể thực hiện theo ý định.
Nếu không có gì trở ngại, VT sẽ post tiếp các phần sau.
Good Luck
1.Khái niệm về ảnh chân dung
Cũng như các ngành văn học và nghệ thuật khác, ngành nhiếp ảnh đặc biệt quan tâm đến việc miêu tả con người, bằng ảnh, thông qua cái máy ảnh kết hợp với việc điểu khiển ánh sáng và sử dụng hoá chất ảnh.
Nhiếp ảnh là một nghệ thuật có tác dụng qua lại rất mật thiết giữa nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và kỹ xảo. Trong nhiếp ảnh, ảnh chân dung là thể loại có sức thuyết phục đặc biệt, quan trọng bậc nhất của ảnh báo chí cũng như ảnh nghệ thuật, nên đòi rất nhiều công phu.
Nếu chụp ảnh chân dung chỉ là ghi lại hình ảnh một cách vô thưởng vô phạt, cốt làm sao ảnh cho sáng sủa, rõ nét, kể cũng chẳng có gì là khó vì chỉ cần hướng dẫn cách sử dụng máy và một số quy tắc sử dụng ánh sáng, đặt chỉ số ống kính, chỉ cần dăm phút thôi là ai cũng có thể chụp được. Nhất là ngày nay, những máy hiện đại, mọi dữ liệu đã được tính trước. Nhà nhiếp ảnh chỉ việc bấm máylà xong.
Một bức ảnh chân dung nghệ thuật vừa lột tả được cái vẻ bề ngoài của bộ mặt, vừa biểu hiện được thế giới nội tâm (tức tâm tư tình cảm của người được chụp) là một việc rất khó khăn, và càng khó khăn hơn nữa đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam là phải thể hiện được hình ảnh của con người theo tâm hồn và phong cách Việt Nam đương đại.
Nghệ thuật và Kỹ thuật nếu không điêu luyện thì khi chụp không diễn tả được mục đích, không làm nổi bật được cái chính giữa, các mảng, chi tiết, rối ren lộn xộn, khó làm xúc động người xem, không mang đến cho người xem một tác động về tâm tư tình cảm và ý suy nghĩ, trong đó kể cả sự cảm thông với trạng thái người cầm máy nữa. Chụp ảnh chân dung là đi vào một trong những lĩnh vực khó nhất của nghệ thuật miêu tả, trong đó, tài năng của người cầm máy được thử thách rất học búa, khiến nhiều tay nghề đã từng phải “nếm” những thất bại chua cay. Đã có không ít tay nghề đeo đẳng ống kính từ buổi thiếu thời đến độ tóc đã hoa râm mà vẫn chưa chụp được bức chân dung nào có giá trị. Tuy nhiên, vẫn có người chỉ mới bước vào nghề với thời gian rất ngắn đã có nhiều bức ảnh đạt đến mức độ khiến mọi người phải khao khát.
Tóm lại, trong cái thể loại nhiếp ảnh, không có phương pháp biểu hiện nào hấp dẫn có ý nghĩa mạnh mẽ bằng phương pháp biểu hiện con người. Muốn nhận rõ sự phong phú và nhạy bén, phát hiện ra cái đẹp điển hình của con người ngày nay, phải tự nâng cao vốn sống, trình độ nhận thức, không chỉ ỷ lại, tự hào về kỹ thuật, mà điều quan trọng là nhờ lòng tin và niềm say mê hứng thú, mới đạt được những hình ảnh chân thật và nên thơ.
2.Thế nào là một bức chân dung giống ?
Tuy ảnh là một công cụ khoa học,nhưng vì khi chụp và làm ảnh còn có nhiều nguyên nhân khác tác động vào, khiến kiểu ảnh khó thuần nhất, thậm chí còn sai lệch khác hẳng đối tượng, nên đã nảy ra vấn để giống và không giống, nhất là trong lĩnh vực ảnh chân dung. Những nguyên nhà là trình độ kỹ thuật của con người và chất lượng của phương tiện sử dụng.
Tuy hai nguyên nhân kể trên có thể khắc phục được để sao chép ra những bức ảnh y hệt nguyên hình cảnh vật hoặc con người đã xuất hiện trước ống kính, nhưng đối với ảnh nghệ thuật, quan niệm về cái giống khác hẳn với sự rập khuôn máy móc.
Từ khi nhiếp ảnh thâm nhập cuộc sống và đã trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho mọi lĩnh vực trong xã hội, ảnh được hình thành ra nhiều thể loại theo mỗi yêu cầu và tác dụng khác nhau.
Đối với các loại ảnh phục vụ cho việc nghiên cứu, ghi chép tư liệu thì cái giống của ảnh hoàn toàn đơn giản, không được thêm bớt, sáng tạo, nhưng đối với ảnh nghệ thuật có tác dụng cải tạo, khích lệ cuộc sống bằng cách phản ánh cho con người nhận thấy mọi vẻ đẹp của cuộc sống, nhất là những cái hay cái đẹp của con người - chủ nhân của sự sống - bởi vậy, người chụp ảnh nghệ thuật phải biết chọn, gạn lọc những đường nét điển hình, đặc sắc nhất trong từng vẻ đẹp và kết hợp vào đó là nhiệt tình sáng tạo cho nó có vẻ đẹp hấp dẫn hơn, miễn sao không bịa đặt giả tạo làm biến đổi hình thái hiện thực.
Giống và không giống đối với ảnh chân dung, chủ yếu là tập trung vào khuôn mặt con người hiện ra trong ảnh, mà đường nét tiêu biểu dễ xác nhận là đôi mắt, cái miệng và một số chi tiết nằm trong hình thể của bộ mặt; và dù nhà nhiếp ảnh có sáng tạo, miêu tả theo kiểu cách nào thì những nét cơ bản của gương mặt, cái miệng, cặp mắt vẫn khiến người xem ảnh dễ dàng nhận ra vẻ mặt quen thuộc như thực tế, không thể lầm người này với người khác, đó là một bức chân dung giống, mặc dù sự thật hình ảnh đã hiện ra duyên dáng hơn hẳn con người bằng da bằng thịt! Giống như thế có phải là sai sự thật không? Vì sao vậy?
Nghệ thuật tạo hình trong nhiếp ảnh cho phép ta giấu bớt những đường nét không mấy đẹp đẽ vào bóng tối và nâng vẻ đẹp lên mức độ hoàn mỹ cần thiết, nhưng không cho phép bất cứ thủ pháp nào làm thay đổi hiện thực khách quan của hình ảnh.
Không phải vì điểm tô thêm đẹp mà cố tình làm sai cả vẻ tự nhiên. Trừ những trường hợp đặc biệt cần sử dụng kỹ xảo Lg ghép để phục vụ cho mục đích nào đó, ảnh vẫn là một nghệ thuật phản ánh hiện thực cụ thể, không thể áp dụng bất cứ hư cấu nào theo kiểu hội hoạ. Đối với ảnh tin tức báo chí tuyệt nhiên không được Lg ghép cảnh vật này sang cảnh vật khác.
Có thể dùng cách chiếu sáng làm nổi bật nét tươi vui ánh lên trong khoé mắt và mọng lên những vành môi, duyên dáng thướt tha thêm nơi mái tóc, nhưng nếu sửa chữa thêm từ ảnh dịu hiền thành sắc sảo, cặp môi dày hoá mỏng, mái tóc chất phác thành yểu điệu lẳng lơ... là lạm dụng và như vậy làm ảnh mất giống, sẽ trở thành vô giá trị.
3. Ăn ảnh là gì?
Như trên ta đã xác định rõ là bất kể đối tượng nào được ống kính thu hình đều mong ảnh đẹp, và ngay chính bản thân những người dùng máy ảnh cũng chẳng ai lại muốn tác phẩm của mình bị đối tượng không ưng ý hoặc người xem chê bai. Nhưng bước vào thể hiện loại ảnh chân dung thường dễ xảy ra hiện tượng như sau:
Có những đối tượng nhìn ngắm ở thân hình và khuôn mặt chẳng thấy nổi bật vẻ gì là đẹp, mà được ống kính thu hình ở bất kỳ trường hợp nào, hoàn cảnh nào, điều kiện nào đều thấy ảnh rất đẹp, không những ảnh rất giống từ đặc điểm hình thể đến phong cách mà còn thể hiện đầy đủ cả nội tâm, có khi lại đẹp hơn, chân thực vì nó mang tính chất điển hình.
Nhưng ngược lại, có những đối tượng thuộc vào loại đẹp cả người lẫn nét, khuôn mặt và thân hình cân đối, nổi bật nhiều đặc điểm, ưa nhìn mà chụp ra ảnh thì lại chẳng thấy một nét nào hấp dẫn khiến các tay cầm máy rất vững cũng thấy khó khăn, công phu xoay sở đủ cách may ra mới thể hiện được kiểu ảnh ưng ý.
Kể cả trong giới nhiếp ảnh và đông đảo quần chúng yêu thích ảnh đều khẳng định hiện tượng này là do vấn đề "ăn ảnh" rồi dựa vào những hiện tượng đã xảy ra để suy diễn thành nhiều quan niệm như:
- Người nào có vẻ ưa nhìn, có thân hình cân đối, nét mặt xinh xắn, phong cách hài hoà là ăn ảnh.
- Hoặc ai dễ bộc lộ tình cảm như diễn viên đều rất ăn ảnh v.v...
Những hiện tượng người này ăn ảnh hơn người kia không phải là không có.Các nhà nhiếp ảnh lão thành cũng phải thừa nhận có những đối tượng rất khó thể hiện chân dung, và từ thực nghiệm người ta đã phát hiện ra rằng những nhân vật được liệt vào loại không ăn ảnh không phải vì màu da, nét mặt họ kỵ ống kính mà thường do hai nguyên nhân thuộc về trạng thái như:
- Không giữ được nét tự nhiên khi ống kính máy ảnh chĩa vào, chính vì sự gò ép làm cho tình cảm của họ khó bộc lộ ra đúng như lúc bình thường.
- Loại người rất ít bộc lộ tình cảm ra nét mặt, hoặc mỗi khi bộc lộ cũng chỉ trong khoảnh khắc là tắt ngấm ngay.
Do đó nếu không để cho họ được thoải mái tự nhiên, hoặc không tranh thủ bấm máy kịp thời, đúng lúc thì dù tốn đến bao nhiêu phim vẫn chỉ được những kiểu ảnh cứng đơ, ngây ngô như tượng gỗ, làm sao mà miêu tả được vẻ đáng yêu của họ để bức ảnh trở thành tác phẩm chân dung.
Muốn thể hiện ảnh chân dung đạt yêu cầu với đối tượng này, nhà nhiếp ảnh phải tốn công phu đi sâu tìm hiểu rõ trạng thái diễn biến tình cảm đặc biệt của họ, kết hợp thủ pháp chuyên môn với việc tạo điều kiện cho phù hợp, và việc quan trọng trong thể chểnh mảng là phải tìm mọi cách bám riết, rình cơ hội thuận lợi để kịp thời "chộp" gọn mới đảm bảo thành công. Khó khăn trong thủ pháp này là những khoảnh khắc thuận lợi cho ta bấm máy đâu phải lúc nào cũng đầy đủ các điều kiện tạo hình, bố cục sẵn sàng theo ý muốn của đề tài. Việc "ăn ảnh" hay không chính là như vậy nhưng nói như vậy không có nghĩa bó tay. Với nhiệt tình vì nghệ thuật, nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu tâm lý con người, giữ được quyết tâm bền bỉ kiên nhẫn, khéo léo kết hợp thủ pháp chuyên môn với việc bấm máy kịp thời, thì dẫu gặp đối tượng "khó ăn ảnh" đến mấy vẫn có thể thực hiện theo ý định.
Nếu không có gì trở ngại, VT sẽ post tiếp các phần sau.
Good Luck
Comment