Nguyên Văn Bài Viết Của nahoku
View Post
Thông Báo
Collapse
No announcement yet.
Hoa
Collapse
This topic is closed.
X
X
-
Quá sá là đẹp, bác GD ơi! em thích mấy tấm có DOF mỏng mỏng. Nhìn phê như con dê.Ngày tháng anh mong chầm chậm lại
Hững hờ em mặc tháng ngày qua
Chào mừng các bạn đến với www.triphoto.com
Comment
-
Nguyên Văn Bài Viết Của Gia Dze View PostDOF là cái gì á ? Biết chít liền !
Xin được copy lại 1 phần để cụ hiểu thêm về DOF :
Độ sâu trường ảnh (Depth of Field - DOF)
DOF chính là phần hiển thị sắc nét trong bức ảnh, còn được hiểu là vùng ảnh rõ. Độ sâu trường ảnh lớn thì các hình ảnh ở xa hay gần đều rõ nét, thường được dùng để chụp phong cảnh. Độ sâu trường ảnh mỏng có nghĩa là chỉ một phần nào đó trong ảnh rõ nét, và hầu hết phần còn lại không rõ nét.
Nếu bạn thay đổi giá trị của khẩu độ thì độ sâu trường ảnh sẽ đổi theo. Khẩu độ mở càng lớn (trị số càng nhỏ) thì độ nét nông, và ngược lại. Cách tốt nhất để hiểu được độ sâu trường ảnh là bạn nên thử nghiệm ngay vơi máy ảnh của mình. Sau khi hiểu được hiệu ứng do khẩu độ mang lại, bạn sẽ thấy được giá trị của việc kiểm soát khẩu độ.
Ảnh trên có khẩu độ f2.8, nên hậu cảnh bị xóa mờ, ảnh dưới có khẩu độ f22 nên hậu cảnh rõ hơn.
Vài ví dụ về ứng dụng của khẩu độ với một số thể loại ảnh
- Khi chụp phong cảnh, hầu hết các nhà nhiếp ảnh đều chọn khẩu độ nhỏ (trị số lớn) nhằm đảm bảo ảnh có độ nét càng sâu càng tốt.
- Khi chụp chân dung, nhà nhiếp ảnh lại muốn tập trung hơn vào người mẫu của mình, muốn người mẫu tách hẳn ra khỏi hậu cảnh nên chỉ cần nét ở người mẫu (không cần nét ở hậu cảnh), nên khẩu độ lớn (trị số nhỏ) sẽ được chọn.
- Tương tự như thể loại phong cảnh, khi chụp ảnh macro cũng cần sử dụng khẩu độ đóng nhỏ để làm nổi bật chủ thể và tập trung ánh mắt của người xem vào chủ thể chụp.
Độ sâu trường ảnh phụ thuộc nhiều vào loại máy ảnh (kích thước cảm biến), tiêu cự ống kính đang sử dụng, khẩu độ, khoảng cách lấy nét (là khoảng cách từ mặt phẳng cần lấy nét đến ống kính). Độ mở khẩu và khoảng cách lấy nét chính là hai yếu tố quyết định độ sâu trường ảnh, tuy nhiên khả năng xóa phông một phần cũng tùy thuộc vào ống kính.
ST
Thân,
NahokuTài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:
Comment
-
DOF = Depth of field = độ nét mỏng hay dày của ảnh
Ví dụ như 2 tấm cuối DOF vừa đủ để làm nét chủ thể "hoa", phần hậu cảnh bị xóa nhòa hết.
Sẵn đây thì em cũng xin nói luôn cho những ai chưa có dịp tìm hiểu về DOF thì có được chút khái niệm, chứ thấy loạt hình này của bác GD thì em biết bác cũng đã lên cấp sư rồi. hehe
Thường thì có 2 điều kiện căn bản làm thay đổi DOF cho tấm ảnh
1/ Tiêu cự: khoảng cách từ ống kính đến chủ thể. Khoảng cách càng gần thì DOF càng mỏng
2/ Khẩu độ: (f2.8, f3.2,...); khẩu độ càng lớn (f2.8 > f3.2,..) thì DOF càng mỏng.
( có thêm một số điều kiện làm thay đổi DOF nữa nhưng TMT không đủ thời gian để giải thích hết được. Có dịp sẽ giải thích tiếp) hehe
Thêm vào đó, khoảng cách từ chủ thể đến hậu cảnh càng xa thì độ xóa phông sẽ càng nhiều.
Cái khó là mình phải biết chỉnh cho DOF chừng nào thì đủ để cho tấm ảnh đẹp.
Chúc anh em luôn có nhiều tấm ảnh đẹp để chia sẽ với nhau.
TMTNgày tháng anh mong chầm chậm lại
Hững hờ em mặc tháng ngày qua
Chào mừng các bạn đến với www.triphoto.com
Comment
-
haha, vừa post lên thì thấy bác Nah đã ra tay nghĩa hiệp rồi. Cám ơn bác Nah.Ngày tháng anh mong chầm chậm lại
Hững hờ em mặc tháng ngày qua
Chào mừng các bạn đến với www.triphoto.com
Comment
-
Chỉ biết trợn mắt, há mồm ra mà ngắm thôi, chứ còn biết nói chi nữa.
Cám ơn bác GD rất nhiềuNgày tháng anh mong chầm chậm lại
Hững hờ em mặc tháng ngày qua
Chào mừng các bạn đến với www.triphoto.com
Comment
Comment