Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Macro

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Macro

    CDX khoái thể loại này trong nhiếp ảnh nên đi tha mấy bài viết trên net về caá này, anh, chị chú bác nào có kinh nghiệm xin vào chia sẻ !

    Bài 1:

    Khi chụp ảnh, để cho hình được rỏ nét ta luôn luôn phải điều chỉnh ống kính tới lui -focus- tùy theo vật ở xa hay gần máy ảnh. Nhớ lại bài học về quang học từ thời trung học, khi vật ở vô cực thì ảnh nằm cách quang tâm 1 khoảng bằng với tiêu cự, nếu vật càng đến gần thì ảnh rỏ sẽ tập họp ở xa quang tâm hơn. Tiêu cự của các ống kính máy ảnh phổ thông tương đối ngắn -50mm cho phim 35 ly, 75mm cho phim 4x6 hay 6x6- khi vật di chuyển từ vô cực đến trước máy ảnh 1-2 feet thì ống kính chỉ cần di chuyền khoảng 1/5 tiêu cự là đáp ứng được nhu cầu cho ảnh rỏ, do đó gần như tất cả máy ảnh thông dụng đều được chế tạo để focus trong khoảng nầy,vì vậy chỉ có thể chụp cở chân dung là tối đa còn nếu muốn chụp cận hơn thì không thể được.

    Muốn có ảnh bằng với vật thì khoảng cách từ vật đến quang tâm = khoảng cách từ quang tâm đến ảnh = 2 lần tiêu cự, như vậy khoảng di chuyển phải tăng nhiều hơn, việc chế tạo khó khăn hơn và tốn kém hơn.

    Chắc các anh chị còn nhớ máy ảnh ở các tiệm chụp hình ngày xưa, giửa ống kính và phim là một màn xếp như đàn accordeon, mấy ông thợ chụp hình chỉ việc kéo màn nầy dài ra là chụp macro được ngay. Một số ống kính Zoom cho máy SLR có ghi là macro, nhưng thật ra chỉ có giá trị tương đối - focus gần hơn một chút nếu so sánh với các ống kính khác chớ không thật sự là macro.

    Vậy muốn chụp macro với các camera phổ thông thì sao?

    1. Chụp close-up với máy ảnh SLR (single lens reflex) film hay digital.
    Đặc điểm của máy SLR là khi ngắm qua máy hình ảnh thấy sao là được ghi lên phim đúng y như vậy nên có nhiều cách để chụp macro.

    MACRO LENSES-
    Mỗi hãng máy ảnh hay hảng chế tạo ống kính độc lập thường có sản xuất 1 vài ống kính đặc biệt có khả năng focus liên tục từ vô cực đến thật gần để có ảnh bằng với hoặc bằng 1/2 vật. - 1:1 hay 1:2 - gọi là MACRO LENSES (riêng hảng Nikon thì gọi là Micro).

    Xin chú ý đây là kích thước của ảnh hiện trên phim so với kích thước của vật - không phải là kích thước của ảnh sau khi phóng đại - Các ống kính nầy vì không được thông dụng nên giá khá mắc- khoảng 400-1000 dollars -



    Vài điểm kỷ thuật cần chú ý khi chụp macro.

    Mỗi rung động nhỏ cũng ảnh hưởng nhiều đến ảnh nên ảnh dể bị nhòe - nên gắn máy trên tripod. Độ sâu của ảnh rỏ (depht of field) rất ngắn khi chụp macro nên phải đóng diaphragm lại thật nhỏ và thường phải dùng thêm flash. Vì độ phóng đại khá lớn ở macro nên độ sáng giảm đi rất nhiều - thường là giảm đi 2 nấc - thí dụ như ống kính set vào khẩu độ 4 thì khẩu độ thật sự chỉ còn 8 mà thôi- nếu set manual thì phải làm bài toán gia giảm nầy, còn nếu dùng các máy có bộ phận đo sáng sau ống kính TTL -through the lens- và set Auto thì máy có thể tự điều chỉnh compensate dùm đỡ phãi làm toán.

    CLOSE-UP SET-

    Nếu không muốn bỏ ra một số tiền khá lớn cho macro lenses thì close up set là một alternate để chụp macro. Close up set là một bộ kính lúp có độ diopter +1 +2 và +4 được gắn trước ống kính giống như filter- ghi theo đường kính - thí dụ 49mm hay 52mm, giá cả tương đối nhẹ nhàng khoảng 20 dollars / set. Mặc dù khoảng di chuyển của ống kính không thay đổi nhưng tiêu cự của tập hợp "lens + close up" đã ngắn lại hơn, tính tương đối ống kính di chuyển khoảng cách dài hơn nên có thể chụp ảnh ở gần hơn, số diopter càng lớn thì chụp được càng gần - có thể gắn chồng nhiều close up chồng lên nhau để tăng độ diopter - có một vài lời khuyên là khi gắn nhiều close-up lens thì nên gắn cái có số lớn sát ống kính rồi cái có số nhỏ hơn ở bên ngoài. Nếu không có close-up lenses thì kính lúp hay kính lão cũng thay thế được, chỉ có bất tiện là không gắn chặt được phải cầm tay.

    EXTENSION TUBES / EXTENSION BELLOW

    Dụng cụ nầy là các ống hay màn xếp accordeon gắn giửa máy ảnh và ống kính, dụng cụ nầy chỉ thích hợp cho các máy ảnh xưa hoàn toàn manual, nhưng với các máy ảnh hiện nay auto focus, auto everthing ống kính có nhiều contact nối với thân máy thì thật chẳng tiện lợi và giá cả không rẻ chút nào.



    REVERSED LENS

    Có một adapter giúp cho gắn quay ngược ống kính lên thân máy cũng giúp chụp được macro. Có thể giải thích như sau- trong các ống kính máy ảnh, quang tâm thường nằm về phía sau nhiều hơn nên khi quay ngược ống kính, khoảng cách từ quang tâm đến phim dài hơn nên có thể chụp ảnh gần hơn.

    2. Macro với máy Point & shot FILM hay Twin Lens Reflex cameras.
    Vì hệ thống điều chỉnh khoảng cách và lấy khung ở máy auto focus PS, rangefinder cũng như máy TLR khác với hệ thống ghi ảnh, nên bị parallax. Khi gắn thêm phụ tùng vì không có preview nên không thể xác định được lúc nào ảnh rỏ... Vì vậy ở các máy nầy gần như không thể chụp macro được.

    3. Macro với point & shot DIGITAL cameras

    Máy ảnh digital point & shot đang chiếm một thị trường khá lớn nhờ giá cả giảm đến mức vừa túi tiền của mọi người. Điều lý thú bất ngờ là khả năng chụp macro của các máy ảnh nầy. Phần lớn các máy có option để chụp macro, khi bấm nút MACRO - logo hình cánh hoa- thì ống kính được đẩy ra xa hơn một chút giúp cho focus lại gần hơn. Tiêu cự của ống kính thường rất ngắn nên cho depht of field khá lớn, hình nhận được rất rỏ. Máy lại có preview nên khi quan sát hình hiện trên monitor ta kiểm soát được độ lớn, độ rỏ nét cũng như bố cục của ảnh (đặc tính nầy đâu khác gì máy SLR). Nếu cần có thể ghép thêm close up lenses phía trước ống kính. Khi preview rất tiện lợi vì có thể cầm máy ở xa, đưa lên cao hay xuống thấp, vào các chổ chật hẹp cũng được không như máy SLR phải áp mắt vào sát viewfinder (vì monitor không có preview được - chỉ có postview mà thôi).


    Nút chụp Macro - hình cánh hoa - ở máy digital PS

    Chuyện khó tin nhưng với máy digital point & shot, dù không phải chuyên môn, ai cũng có thể chụp được ảnh macro đẹp, chắc chắn ăn bứt so với máy SLR mắc tiền (nếu không kể đến máy SLR với macro lenses với giàn đồ nghề rắc rối). Cái hay của máy digital là tha hồ chụp không sợ tốn tiền phim đồng nghỉa với tốn tiền, hình có thể check ngay để điều chỉnh sửa chửa lại cho đúng, ngoài ra còn có thể crop theo ý muốn tại gia mà không phải lệ thuộc vào photo lab.

    Mới đây đọc trong báo có người đã thành công trong việc chụp SUPER MACRO với máy digital PS bằng cách áp sát một ống kính normal 50mm quay ngược phía trước ống kính của máy digital và zoom máy đến hết mức tele.

    Trần Đắc Thọ

  • #2
    Cảm ơn CDX nhiều thật nhiều, bài học khá hay.
    Thân,
    VT
    Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
    Đồng Khởi vùng lên mất Tự do

    Comment


    • #3
      CDX,bài hay lắm rút được nhiều điều bổ ích...


      ***Chuyện gì rồi cũng qua,và Cũng Mất***
      Nhưng kỹ Niệm,là còn Mãi mãi trong Chúng Ta.!

      Comment


      • #4
        Tiếp, mong mọi người góp ý.

        Chụp ảnh macro - khó mà dễ


        Có lẽ các bạn thích chụp hình đã từng nghe qua cụm từ "ảnh macro" hay "ảnh close-up" ít nhất 1 lần. Vậy macro và close-up là thể loại ảnh như thế nào? macro và close-up giống nhau hay khác nhau? làm sao để chụp?. Tôi mạn phép viết loạt bài này để cùng các bạn chia sẻ kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh closeup và macro.

        I. Thế nào là macro? close-up?

        - Close-up: diễn tả việc bạn chụp đối tượng chụp ảnh ở 1 cự ly gần/rất gần

        Ví dụ: ảnh close-up (c )binhpt - cho em khoe hàng 1 tí nhé):




        - Macro: chụp lại đối tượng với độ phóng đại cao, hoặc ít nhất thể hiện đúng kích thước của đối tượng chụp trong tương quan với kích thước của tấm film/sensor máy ảnh.
        Do đặc điểm này mà kỹ thuật chụp ảnh macro thường được dùng để chụp các vật thể nhỏ, các loại côn trung, hay các sản phẩm trong quảng cáo (kim hoàn, mỹ phẩm,....)

        Ví dụ:



        Vậy để chụp được ảnh macro, bạn cần trang bị những gì?

        Bài 2: Các dụng cụ cần thiết để chụp macro (với máy ảnh KTS du lịch - point and shoot)

        1. Máy ảnh: Phần lớn các máy ảnh đang bán trên thị trường đều có trang bị chế độ Macro và/hoặc Super Macro (Sony, Olympus, Panasonic). Tuy nhiên các bạn nên lưu ý ở chế độ macro cài đặt sẵn của nhà sản xuất, các bạn thường chỉ chụp được ảnh close-up mà thôi, trừ 1 số dòng máy của SOny, Olympus với chế độ Super Macro cho phép bạn lấy nét gần vật ảnh từ 5cm đến 1cm có thể cho bạn độ phóng đại cao hơn (chế độ này chỉ hữu hiệu khi bạn sử dụng máy ở tiêu cự rộng nhất của máy).

        Tips: khi chọn mua máy, bạn nên lưu ý chọn các loại máy cho phép lấy nét càng gần càng tốt, hoặc các dòng máy mà nhà sản xuất cho phép bạn sử dụng lens adapter (vòng nối ống - dịch nôm)

        2. Một chân máy ảnh (tripod)

        tips: nên chọn loại chân máy tốt, không có chạc ba giữa, và cho phép bạn hạ thấp góc máy. Chân máy không phải là phụ kiện bắt buộc với thể loại ảnh này, nhất là đối với các bạn thích chụp ảnh côn trùng. Ví dụ như loại Slik Sprint Pro (tôi đang sử dụng loại này [Smile] )


        (Nguồn: www.coueswhitetail.com)

        3. Đèn flash: do ảnh macro đòi hỏi có độ sâu trường ảnh khá sâu, và độ nét cao nên khẩu độ chụp khá thấp thường ở mức f/8-f/16, thậm chí đến f/22. Do đó tốc độ chụp thường khá chậm. Flash sẽ là 1 giải pháp khá hữu hiệu để giúp ta vẫn duy trì được DOF sâu, tốc độ chụp không quá chậm gây ra tình trạng rung máy, mất nét. Ngoài ra, flash còn giúp tạo catch-light trong 1 số trường hợp, giúp ảnh sinh động hơn.

        Tips: do đèn flash của máy PnS không điều chỉnh được góc đánh cùng với việc áp sát đối tượng khi chụp sẽ khiến cho ánh sáng của flash trên vật ảnh rất gắt, thậm chí làm ảnh "cháy", mất chi tiết. Nên khi dùng bạn có thể dùng thêm flash diffuser (tấm tản sáng) nhằm mục đích làm ánh sánh dịu hơn, tỏa ra đều và rộng hơn.

        Đây là 1 flash diffuser do 1 người bạn của tôi tự chế cho chiếc máy S2 IS của anh:



        Nếu máy ảnh có sẵn của bạn không có chế độ Super Macro hay không cho phép bạn lấy nét ở gần hơn 20cm, bạn vẫn có thể chơi ảnh macro với các phụ kiện sau:

        a. Close-up filter: Thực chất đây là 1 thấu kính lồi, như 1 kính lúp giúp thu ngắn khoảng cách giữa máy và vật ảnh, đồng thời tăng độ phóng đại ảnh. các filter này thường được ký hiệu +1, +2, .. hay x1, x4 để thể hiện độ phóng đại của filter này (ký hiệu này tùy theo hãng sản xuất filter).



        b. Close-up lens: thực chất đây cũng là 1 loại close-up lens có độ phóng đại cao, chất lượng thấu kính tốt. Loại lén được nhiều người nhắc đến là lens Raynox. dưới đây là hình của Raynox M250.



        Ngoài 2 cách nói trên, người ta còn có thể dùng đảo đầu 1 lens có tiêu cự cớ định của máy ảnh ống kính rời. trường hợp này khá giống với close-up lens nói ở trên, nhưng do độ phóng đại rất cao nên đòi hỏi người chụp phải biết cách khống chế DOF tốt và rất kiên nhẫn nên tôi mạn phép không nhắc đến trong bài này.

        Để dễ hình dung tác dụng của các phụ kiện nói trên, tôi gửi 2 ảnh minh họa để các bạn xem. Ảnh được chụp bằng Canon S2 lần lượt với Macro mode, Closeup filter +1, +4, Raynox M250.

        Hoa lan vũ nữ Việt Nam



        Bao da của Treo 650



        1 số kinh nghiệm khi chụp macro của cá nhân tôi:
        - Tôi thường dùng chế độ macro sẵn có của máy, thậm chí là auto.
        - Với các máy có chế độ manual (như FZ10, Canon S2 tôi đã từng dùng) tôi thích chọn chế độ A, hoặc M (tùy trường hợp) với khẩu độ nhỏ nhất có thể.
        - Luôn dùng flash + tản sáng.
        - Dùng tripod khi điều kiện cho phép.

        Rất mong các bạn cùng chia sẻ những kinh nghiệm của mình về mảng đề tài này nhé.

        Gửi bởi binhpt
        Last edited by cungdanxua; 21-04-2008, 07:04 AM.

        Comment


        • #5
          Cám ơn

          Comment

          Working...
          X