Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Cách cắm Hoa Nghệ Thuật

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách cắm Hoa Nghệ Thuật

    Cách cắm Hoa Nghệ Thuật .

    ( Tất cả các bài viết về cắm hoa nghệ thuật dưới đây do Tuyết Nga soạn ra và biên tập )



    Hoa là một trong những tặng phẩm tuyệt vời nhất mà Thiên Chúa ban cho con người ,vì lẽ đó con người đã dùng hoa để cảm tạ Ngài nên thường chưng bày trên bàn thờ hay trên Cung Thánh của giáo đường .Ngoài ra hoa cũng không thể thiếu trong các ngày tết ,lễ ,hội họp hay cưới hỏi _ma chay... và dần dần hoa đã bước chân vào lãnh vực nghệ thuật khi trưng bày .
    .Xin phép Diễn- đàn TCVN được mở một CHƯƠNG MỤC về Nghệ Thuật cắm hoa ! Mong được chia- sẽ đến Các Bạn, những ai cùng sở thích yêu Hoa và muốn tìm hiểu về các trường- phái cắm hoa nghệ- thuật trên thế- giới . TN sẽ lần lượt trình bày từng phần,từng cách cắm của các trường- phái từ Đông sang Tây......... tất cả những gì đã học hỏi được ở trường lớp và thời gian làm việc.....Mong rằng sẽ đem lại một chút niềm vui đến với Bạn .

    Những điều cần nhớ trước khi cắm hoa..

    Cách cắm hoa thể hiện nhân cách của người cắm,người cắm hoa không khác gì người họa sĩ khi dùng bút và màu sắc thể hiện bức tranh , do đó khi cắm hoa tâm hồn ta nên khoáng đạt .Tuỳ điạ thế và hoàn cảnh mà cắm hoa cho hoà hợp :Hoa trong phòng lớn ,phòng tiếp tân,phòng khách,phòng ngủ,hay bàn tiệc....Khung cảnh nơi ta đặt bình hoa và phải tính đến dáng cắm để phù hợp với môi trường chung quanh .Tất cả phải phối hợp với ý nghiã từng loại hoa,ta mới diễn đạt được ý nghiã ngôn ngữ của bình hoa ta đang cắm.Ta cần nắm vững kỹ thuật ,bình nào thì cắm với lại hoa nào cho tương xứng.Bình lớn thể khối hoa phải lớn,màu sắc phải tương phản bình hoa mới nổi.Không gian và tường nhà cũng rất quan trọng ,tường màu sáng ta chọn hoa màu sậm,tường màu tối ta chọn hoa màu sáng.


    Trong nghệ thuật cắm hoa ,người ta không chỉ cắm hoa đơn thuần ,mà dùng cả đến gốc cây,cành khô,sỏi đá,ốc,đồ sứ....để trang trí thêm.Bố cục và màu sắc có mục đích tạo ra một không khí thiên nhiên thu nhỏ.


    Nói chung trong một bình hoa :bình là điểm tựa,cành tạo nên vóc dáng,lá là da thịt góp phần làm nổi bật chủ thể của hoa và ý nghiã của hoa là trọng điểm tinh thần của bình hoa.Khi phối hợp như vậy bạn phải chú ý đến cách tạo hình toàn diện ,nhìn bình hoa về nhiều phiá khác nhau về bố cục cũng như về màu sắc.Khi đã am hiểu về nghệ thuật cắm hoa,ta có thể phân biệt được một bình hoa nghệ thuật !

    Những vật dụng cần thiết


    Bình để cắm hoa


    Đế ghim (kenzan)


    Băng keo dẻo để cuốn hoa


    Dao sắc để cắt thân hoa
    Kéo mũi nhọn để cắt lá và cắt đài hoa
    Dây đồng ,kẽm nhỏ để uốn hoa và lá
    Lạt rơm,chỉ để buộc các cành hoa qúa nhỏ
    Hoa lá mà ta muốn cắm

    Những kỹ thuật trước khi cắm

    1 - Trước khi cắm nên đo chiều dài của hoa để cắt
    2 - Với cành nên cắt xéo cho dễ cắm vào đế ghim
    3 - Với lá và hoa : nên cắt ngang hay xéo tuỳ theo cắm thẳng hay nghiêng
    4 - Khi tiả cành và lá nên sửa sang lại cho có đường nét nhẹ nhàng,thanh thả hơn ,bằng cách tiả bỏ bớt những lá già,sâu,to hoặc là ta có thể cắt theo hình tuỳ ý (tròn ,tam giác...)
    5 - Uốn cành và lá :ta phải uốn bằng tay một cách nhẹ nhàng,liên tục nhiều lần hoặc dùng kẽm nhỏ buộc cành theo độ cong thích hợp
    __ Với loại thân mộc dễ uốn hơn các loại thân thảo .Huệ dễ dập nát chỉ uốn được ở phần ngọn chỗ có nhiều nụ.
    __ Với loại thân xốp như cúc,đồng tiền ta nên dùng kẽm để xuyên qua rồi uốn.
    __ Với loại thân cứng ta phải khứa một đường nhỏ rồi mới bẻ cành cong ngược lại chỗ khưá ,cành sẽ cong gấp lại dễ dàng.
    6 - Sau khi đo xong cành dùng dao cắt xéo cho cuống dễ hút nước.Khi cắm dùng ngón trỏ và ngón cái cầm cành hoa đặt thẳng lên đế ghim,mặt vát ngưả lên rồi từ từ kéo nghiêng về phiá ta muốn.
    Nên xác định vị trí trước khi cắm và chỉ cắm xuống đế ghim một lần thôi .Tránh tình trạng cắm đi cắm lại nhiều lần,vết cắt sẽ bị nát hoa sẽ không đứng vững.
    7 - Với hoa có cuống qúa nhỏ,trước khi cắm phải cuốn thêm vài vòng cho cuống hoa to ra.

    Vài mẹo vặt khi cắm hoa

    __ Trúc tre :chỉ cắm được vài giờ là lá sẽ bị săn lại rồi héo,trước khi cắm ta nên ngâm trúc tre trong nước có hoà chút muối để tránh tình trạng đó
    __ Thủy trúc,lá lưỡi cọp,nếu muốn uốn hình cho khỏi gẫy thì trước khi uốn ta không nên ngâm nước để cho thân được dẻo.



    Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
    Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
    Tương lai nào dám nghĩ xa
    xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường






  • #2
    Bản hòa tấu màu sắc



    Một trong yếu tố quan trọng quyết định vẻ đẹp của một bình hoa là màu sắc,bởi vì mỗi bình hoa cũng như một bức tranh .Màu sắc của bình hoa sẽ gợi cảm xúc cho người cắm lẫn người xem. Thông thường chúng ta cảm nhận được màu sắc của bình hoa hay trong thiên nhiên qua mắt nhìn và qua cả những rung động của tâm hồn.Tuy nhiên để tìm hiểu ta mới thấy rất khó xác định được những qui luật xác đáng về màu sắc trong bình hoa.Vì bản chất của hoa lá đã có vẻ đẹp tự nhiên rồi !Nên khi cắm hoa không cần thiết phải lựa loại hoa đắt tiền hay hiếm ,vì bình hoa là một nghệ thuật chứ không phải sưu tầm các loại hoa. Điểm chính là ta sắp xếp các màu sắc cũng như bố cục của hoa sao cho thể hiện rõ nét suy tư tình cảm của ta ở góc độ nghệ thuật .

    Với người nghệ thuật ở bình hoa cũng là một bàn hoà tấu màu sắc ,bố cục là hình thức sinh động ,cảm giác là mùi hương .Cho nên sự phối hợp chọn màu hoa ,lá và bình cũng như trong hội hoạ vậy.

    Ánh sáng và môi trường chung quanh là yếu tố tối quan trọng đối với bình hoa được đặt. vì nhiều khi ta vô ý chọn phải màu hoa mà khi cắm lên làm căn phòng tối lại hay trơ trẽn vô duyên ở giũa bàn tiệc .

    Có 7 màu căn bản mà Ta hay gặp khi cắm hoa :


    1__ Màu xanh lá cây : là màu căn bản nhất không thể thiếu được trong một bình hoa .Người cắm hoa không có quyền quên màu xanh của lá ,vả chăng màu xanh là màu sinh động vĩnh viễn tươi đẹp ,làm nên một cảm giác êm dịu cho người thưởng thức.
    2__ Màu trắng là màu nhạt nhất,nhưng đôi khi một bình hoa chỉ màu trắng với màu xanh cũng làm cho ta cảm gíac êm dịu và trữ tình .Ngoài ra màu trắng làm sáng ra trong góc phòng tối,và cái đẹp dễ thương của màu trắng là màu trinh nguyên,
    3__ Màu xám : màu tinh diệu của những hoa miền ôn đới hay những vật phụ kèm.Khi đưa màu xám vào bình hoa nên lưu ý vì nó bị hạn chế trong một nhóm màu đơn lẻ. Cần đặt bình hoa này ở giữa sân hay bên cửa sổ có nhiều ánh sáng.
    4__ Màu vàng :màu của ánh sáng mặt trời,màu của ấm áp và tươi vui.Có rất nhiều hoa màu vàng ,nhưng đẹp nhất là kết hợp hài hoà thêm hoa màu trắng .Màu vàng được chọn như màu căn bản thể hiện sự vui vẻ ,nên đặt chỗ có nhiều ánh sáng .Ta kết hợp màu vàng với màu xanh non thì sẽ tạo cảm xúc trữ tình.
    5__ Màu xanh da trời :màu mát nhẹ .màu xanh chỉ hỗ trợ chứ không chi phối các màu khác.Những bông hoa nhỏ màu xanh cũng gợi nhớ lại và đôi khi gây nỗi buồn man mác.
    6__ Màu hồng : màu tươi trẻ,mỗi khi cắm hoa cho ngày vui là ta không quên màu hồng .Màu hồng làm màu xanh thêm tươi và màu xanh lại tăng sự trong sáng của màu hồng .Màu hồng rất dễ kết hợp với các màu khác như tím ,xanh,xám và màu trắng .Ngoài ra màu hồng sẽ đáng yêu và lãng mạn hơn khi đặt ở nơi có ánh đèn mờ thiếu ánh sáng.
    7__ Màu đỏ :màu của chói sáng ,màu của sinh động ,nên khi biểu hiện sự mạnh mẽ ta thường dùng màu đỏ.Màu đỏ chỉ đặt ở đèn mờ,tuyệt đối tránh đặt ở ngoài trời hay chỗ nhiều ánh sáng dễ gây nhức mắt và mệt mỏi cho người thưởng ngoạn.


    Tóm lại ,người cắm hoa phải biết kết hợp nhiều màu sắc với nhau như người nhạc trưởng điều khiển dàn nhạc hoà tấu vậy .Cho nên trước khi cắm ta cần đắn đo trước khi cắm để kết hợp giữa màu nọ với màu kia,giữa màu lá với màu hoa ,để xử dụng những màu hài hoà hay tương phản khi cố ý gây sự chú ý .
    Cuối cùng nếu bản nhạc trình diễn thật tuyệt vời là do tài ba của người nhạc trưởng ,còn sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc chính là do những sáng tạo ,suy tư ,rung động tâm hồn và sự cảm nhận nhạy bén óc thẩm mỹ của người cắm hoa !


    Màu sắc cũng biết nói !

    Thông thường ta chia làm 4 loại :
    1-- màu đỏ,hồng tía : vui tươi ,ồn ào
    2-- vàng ,trắng ,ngà : trang nhã
    3-- xanh,tím ,đen : trầm ngâm ,ảm đạm
    4-- tạp loại các màu sắc nương theo sự phối hợp để tăng thêm ý nghiã của bình hoa.


    Ý nghiã của màu sắc


    _ Trắng : trong sạch
    _ Xanh da trời : sự xoa diụ đam mê
    _ Xanh lục : trầm lặng yên tĩnh trong cô liêu
    _ Xanh lá cây : biểu hiện tương lai hy vọng
    _ Hoàng yến :kiêu hãnh
    _ Hồng phấn : êm ái,khiêm nhu
    _ Hồng :trẻ trung ,sôi động
    _ Hồng tiá : sinh động,biểu hiện năng lực
    _ Tím cà : lâng lâng thoát tục
    _ Tím :khiêm nhường,mộng mơ
    _ Tím than : an ủi đau thương
    _ Nâu : ẩn dật,phụng thờ một lý tưởng
    _ Đỏ thẫm :tượng trưng cho màu lửa màu chiến thắng.Biểu hiện tính mạnh
    _ Đen :tang tóc u buồn
    _ Cam : vui tươi
    _ Chàm : hăng hái nhiệt tâm



    Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
    Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
    Tương lai nào dám nghĩ xa
    xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường





    Comment


    • #3
      Cắm hoa kiểu Nhật Bản



      Khi nhắc đến nghệ thuật cắm hoa thì ai trong chúng ta cũng nghĩ đến Nhật Bản ,bởi vì người Nhật nổi tiếng về nghệ thuật cắm hoa trên thế giới. Khác hẳn với lối cắm của người Tây phương ưa thích hình thể và màu sắc của các bông hoa thì đặc điểm của nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản là sự chú trọng vào đường nét.để tạo ra sự hoà hợp tự nhiên như ở hoa viên hay thôn dã .
      Dù là một cành hoa tầm thường hay chỉ là những nhánh cây đơn giản nhưng phải được sắp xếp thế nào để tạo nên một cách phù hợp với tính tự nhiên.Như vậy đòi hỏi sự hiểu biết của người cắm hoa về cách mọc tự nhiên của hoa lá ,cũng như tấm lòng yêu thiên nhiên của người đó trong mọi giai đoạn tăng trưởng của sinh vật .
      Người Nhật Bản ít khi dùng loại lá hay loại hoa đã nở hết tầm cỡ, bởi vì các hoa lá được cắm vào lúc nở rộ nhất sẽ mau héo tàn, rủ xuống, diễn tả sự suy tàn hay chấm dứt. Các cành cây có lá lớn hay các bụi cây nhiều lá cũng không được dùng đến, mà nụ lá, nụ hoa được ưa thích hơn. Lý do của điều này là vì trong khi ở trạng thái nụ, vẻ đẹp của cành hoa không bị che khuất và trong khi dùng các nụ, người ngắm hoa có được niềm vui là ngắm nhìn chúng nở ra từ từ, chậm chạp… Như vậy nghệ thuật cắm hoa phải mang theo ý nghĩa phát triển liên tục trong đời sống và phải diễn tả sinh lực của cuộc sống.


      Tại Nhật Bản có rất nhiều trường phái cắm hoa nghệ thuật khác nhau : cổ điển nhất là phái Rikka, nổi tiếng và coi như hoàn chỉnh nhất là Ikebana. Từ đó xuất ra hai nhánh lớn là Nageire và Moribana cận đại

      Các trường phái thông thường:

      Rikka (Lập hoa ): thế kỷ XII, Sengyô quy định vào năm 1462. Dùng để dâng lễ tôn giáo – hoa cắm theo hình tam giác, gồm 7 (cổ truyền) hoặc 9 (từ thế kỷ XVIII).
      Nageire hay Heira (Thêm Hoa ): đây là một hình thức thanh lọc từ phái Rikka. Trường phái này bỏ đi những đường thẳng để tạo cho toàn thể bố cục một hình thái tự nhiên hơn.
      Chabana: (hoa trà) Nghệ thuật cắm hoa cho những buổi trà đạo. Bình hoa không theo đúng quy thức của phái Rikka.
      Seika: Thế kỷ thứ XVII – 2 loại thảo mộc – nghệ thuật cắm hoa dựa trên thuyết Tam Tài.
      Shôka (Sinh Hoa ): Thế kỷ XVIII – phái Rikka giản lược – chịu ảnh hưởng Khổng giáo, dựa trên thuyết Tam Tài.
      Moribana (Hợp Hoa ): Thế kỷ XIX – do Ushin Ohara sáng lập (1861.1914). Trường phái này cho phép dùng hoa của tây phương. dòng phái là nguồn gốc của nhiều trào lưu tân tiến. Có thể phân chia thành hai dòng lớn dựa theo kỹ thuật áp dụng. Sự phân chia này chỉ có tính cách lý thuyết. Hai dòng lớn này là “thiên nhiên” và “tân tiến”. Dòng “thiên nhiên” tôn trọng thảo hoa và mùa hơn là dòng “tân tiến”. Trong những bố cục, có thể dùng (Compoto) hay không (Nageire) chân đinh để cắm hoa. Dòng “tân tiến” thường tác động trên khối lượng và thể tích.


      Trường phái Ikenobo giảng dạy những nguyện tắc của phái Rikka, trở thành trường phái Ikebana tiền phong và cổ cựu nhất. Trường phái này được Ono no Imoko thành lập vào năm 607 sau khi mãn nhiệm chức vụ sứ thần Nhật Bản tại Trung Hoa. Ono no Imoko là sứ thần của nữ hoàng Toyomike Kashikiya-hime (554-639) tại Trung Hoa đời nhà Tùy.
      Trường phái này được phát triển tột bực vào thế kỷ thứ XVI, được giản dị hóa vào thế kỷ thứ XVII với trường phái Seikka chỉ dùng không hơn 2 loại hoa thảo. Ikebana không ngừng bành trướng ảnh hưởng và số môn đồ trong suốt triều đại Muromachi (1333 – 1574)
      Vào thế kỷ thứ XV, quyển thư luận đầu tiên về Ikebana (Sendensho) ra đời, theo đó là quyển Senno Kudden vào thế kỷ thứ XVI với khái niệm phong cảnh toàn diện.
      Một khái niệm khác được phát triển song hành bởi trường phái Nageire (“thêm hoa”) khuyến khích sự trở về với tinh thần thiêng liêng, giản dị và tiết độ. Khái niệm Wabi thường được tượng trưng bằng của một nhánh hoa độc nhất trong một chậu hoa bằng đất nung


      Ikebana

      Bất cứ ai yêu thích nghệ thuật cắm hoa thì không thể nào không biết đến danh từ Ikebana,bởi vì đây là trường phái lớn nhất và cũng là hoàn chỉnh nhất.

      Danh từ Ikebana hay Ka-do (hoa đạo) xuất phát từ tiếng Nhật hikeru, làm sinh động, và hana, hoa. Danh từ này có thể tạm dịch “nghệ thuật cắm hoa”.
      Ikebana là một nghệ thuật mà trong đó sự sắp xếp các thành phần của bó hoa được phối trí theo một biểu tượng chính xác, hệ truyền từ những nghi lễ Phật Giáo, để qua tính cách mỹ thuật, tìm đến sự tập trung tinh thần, nhằm mục đích hòa hợp vào cái mà người Nhật gọi “tâm hoa”. Có lẽ nguồn gốc Ikebana xuất phát từ những nghi lễ dâng lên các đấng thần linh bên Ấn Độ, được truyền qua Trung Hoa, Đại Hàn trước khi vào đến Nhật.
      Những nguyên tắc căn bản của Ikebana được bắt đầu thiết lập vào thế kỷ thứ VI, cùng lúc với Phật Giáo. Vào thời đó, thuật cắm hoa chưa được gọi là Ikebana và chưa được quy tắc hóa, có liên hệ mật thiết với Phật Giáo. Vì theo truyền thống nghi lễ Phật Giáo, người ta dâng hoa để cúng Phật. Thế nên, các nhà sư thường cắm những bó hoa để trang hoàng bàn thờ.
      Nghệ thuật này vào thời đó chỉ dành riêng cho các nhà sư, không nhằm mục tiêu thẩm mỹ mà có những nguyên tắc tôn giáo sau :
      hoà hợp giữa người và thiên nhiên;nguyên lý âm và dương.
      ý niệm vô thường và tái sinh;
      Theo thuyết tam tài của Khổng giáo (thiên-địa-nhân)
      Ikebana liên tục phát triển qua từng thế kỷ và dần dần phụ nữ được tham dự vào.Đến thế kỷ thứ XVI cho phép dùng thêm nhiều loại hoa và số trường phái tăng dần kể từ thế kỷ thứ XIX.


      Ikebana có 3 dòng: Ikenobo, Ohara và Sogetsu. Ikenobo là dòng cổ nhất và cũng là truyền thống nhất. Các tác phẩm Ohara là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của nghệ nhân. Moribana là cách cắm hoa theo dòng Ohara trong bình thấp, phẳng, là một phá cách cho Ikebana theo xu hướng hiện đại hơn. Những nghệ nhân thuộc dòng Ohara thường có 4 cách cắm hoa, bao gồm: thiết kế theo màu sắc, đường nét, hiệu quả tổng hợp và thiết kế trừu tượng. . Khía cạnh được chú ý nhiều nhất của Sogetsu là màu sắc và đường nét. Cũng giống như các dòng khác, mục đích của Sogetsu là khai mở cái đẹp độc nhất của mỗi cành hoa. Nhìn chung, sự tỉ mỉ, cầu kỳ của nghệ nhân Ikebana và cách sắp xếp các cành hoa đã làm nên nét đẹp độc đáo cho môn nghệ thuật

      Cách cắm theo Moribana
      Moribana là cách cắm hoa bằng bát hay điã bẹt.Đôi khi ta cũng có thể dùng rổ,rá bằng mây tre hay những ống tre để tạo ấn tượng.Loại cắm này phần lớn dùng bình có chiều rộng lớn hơn chiều cao .Chú ý đừng dùng những bình có màu sắc sặc sỡ hay kiểu cách ,vì chúng ta chưng hoa là chủ yếu chứ không phải trưng bình .
      Moribana là lối cắm hoa đơn giản nhất trong nghệ thuật cắm hoa của Nhật ,chúng ta cắm từ 3 đến 5 cành trở nên (số cành lá hoặc hoa phải là số lẻ )
      Có một trang mạng VN đã nêu :Moribana không phái là trường phái dùng trong trà đạo và không được dùng trong các nghi lễ.Nhưng theo mình thì có lẽ có một sự nhầm lẫn nào đó ,vì trước khi viết nên những dòng này ,kẻ viết đã phải tra cứu và đọc rất kỹ cuốn sách Introducing Ikebana của Meikof Kasuya được dich sang anh ngữ và xuất bản năm 1969,thì không có mục nào đề cập đến vấn đề trên.Chỉ tới nhánh Free styte hay phái cấp tiến Shogetsu thì mới nghiêm cấm cắm ở những nơi trang nghiêm mà thôi .
      Danh từ chuyên môn :
      __ Shim : Thiên ,cành chính tượng trưng cho trời .Ta chọn cành to và chắc
      __ Soe : Nhân ,cành này chỉ được dài bắng 2/3 cành chính mà thôi.
      __ Tai hay Hikae :Điạ ,là cành ngắn nhất thường cắm lệch qua bên cạnh
      __ Juskin :cành phụ
      Qui tắc:
      ___ Bình hoa sau khi cắm phải nổi rõ ba điểm tượng trưng qua 3 cành chính
      ___ Dù cắm kiểu nào hay dạng nào ,những cành chính phải tạo ra hình tam giác

      1_-Dạng thẳng đứng (Upright Form )







      2__ Dạng nghiêng (Slanting form )



      **** Đặt đế ghim (kenzan ) ở góc của bình hoa


      **** cách cắm naỳ đòi hỏi các cành lá phải uốn cho mềm mại .Lúc đầu có thể bạn sẽ chưa quen nên cần phải uốn nhè nhẹ tránh khỏi gẫy các cành.













      3__ Dạng nằm (Flat Form )

      Đây là dạng cắm cần sự tưởng tượng phong phú vì nó diễn tả một không gian thu nhỏ ,hơn nữa đòi hỏi sự khéo léo sắp xếp để bình hoa có thể nhìn toàn diện từ mọi phía .Bình cắm là những bình dẹp miệng rộng ,các cành nhánh hoa lá đều ngắn và xử dụng nhiều đế ghim hay hai bình cắm hoa.Nhưng bạn vẫn nhớ một điều :cho dù các cành có ngắn hay hai bình hoa chăng nữa nhưng bạn vẫn phải giữ đúng qui tắc ,các cành vẫn là số lẻ và vẫn tạo thành hình tam giác









      Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
      Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
      Tương lai nào dám nghĩ xa
      xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường





      Comment


      • #4


        * Ý nghĩa của đường nét:
        Nét thẳng: Sự hùng mạnh, cứng rắn, cương quyết
        Nét nghiêng: Sự mềm mại dịu dàng
        Nét ngang: Trạng thái cân bằn
        * Ý nghĩa màu sắc:
        Màu nóng (đỏ,cam, vàng) thể hiện ý mạnh mẽ, hoạt động
        Màu lạnh (xanh, trắng, tím) thể hiện chiều sâu nội tâm, tình cảm
        - Các vật dụng phụ trợ:
        Nến, quà, thiệp: dùng cho sinh nhật
        Quả tim, vòng nhẫn: dùng cho đám cưới
        * Phương pháp: Giữ hoa lâu tàn
        1 - Thay nước bình hoa mỗi ngày
        2 - Rửa sạch bình và đế ghim trước khi cắm
        3 - Tránh để bình hoa nơi có nắng, gió dưới quạt, bên bệ cửa sổ
        4 - Nếu hoa bị mất nước nhiều, dùng bình xịt phun nước lên hoa. Ngoại trừ hoa Lys và Cúc trắng phải phun phần lưng hoa
        5 - Chọn hoa tươi, màu sắc đậm, đài hoa xanh tốt, cuống hoa không bi thối rửa.


        Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
        Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
        Tương lai nào dám nghĩ xa
        xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường





        Comment


        • #5
          Nageire _ Heira




          Nageira còn gọi là Heira .Nageire có nghĩa là quăng, ném.
          Thường cắm hoa vào những bình cao hay có chân

          Xuất xứ : Cuối thế kỷ 16 ,viên thượng tướng Hidoyoshi sau khi lãnh sứ mạng bình định một vùng núi non hiểm trở ,sau một cuộc giao chiến đẫm máu .Hidoyoshi cảm thấy đau xót nên ra lệnh cho thuộc hạ Senno Rikyu tổ chức lễ trà đạo ngay tại doanh trại .Theo nghi lễ trà dạo phải có hoa mà bấy giờ nhằm mùa tuyết phủ ,cây cỏ tiêu điều .Senno Rikyu chỉ tìm thấy vài nhánh cây truị lá và đôi cành hoa dại.Không có lọ cắm hoa ,Senno đã cắm các cành hoa dại chen lẫn với các cành khô vào một lưỡi dao sắc và để vào chén nước đông đặc băng giá. Kết quả bất ngờ :các cành cây trụi lá trưng bày khéo léo,đúng cảnh mùa đông với những hình dung về bi kịch chiến tranh vừa xảy ra ,khiến tướng Hidoyoshi mủi lòng rơi lệ .

          Câu chuyện đó được truyền cho tới ngày nay thành sự tích của lối cắm hoa tự nhiên thường được gọi là Nageira .Đó là lối cắm hoa tự nhiên nhằm mục đích trà đạo ,giúp con người gần gũi với thiên nhiên trong cuộc sống muôn màu sắc.Nghệ thuật này đòi hỏi sự khéo léo và cảm hứng của người cắm ,phải làm cho người thưởng ngoạn có cảm giác thanh thoát tự nhiên .

          Mùa xuân người ta trưng bày hoa lá đầy đủ ,nhiều đường nét uốn cong và thẳng tượng trưng cho sự mạnh mẽ .Mùa hạ cành lá xum xuê .Mùa thu ít hoa hơn với cành lá trơ trụi .Còn mùa đông phần nhiều là các nhánh cây cành cỗi.Trong ngày tết người Nhật thường dùng bình sứ trắng ,với nhánh thông và bông cúc trắng.Để hồi tưởng qúa khứ người ta dùng hoa nở rồi và lá vàng .Nghĩ đến hiện tại người ta dùng hoa vừa nở và lá xanh tươi ,còn ước vọng cho tương lai thì xử dụng nhiều nụ hoa và lá xanh bám sát vào cành .

          Khi cắm hoa nếu dùng bình trong suốt thì cần chú ý phần nằm khuất trong bình ,và cũng phải diễn tả một cách tự nhiên duyên dáng .Trường phái này cơ bản là giản dị về bố cục,hài hoà về màu sắc.Không dùng lọ hoa có màu sắc sặc sỡ hay trang trí cầu kỳ.Người ta có thể cắm trên khúc tre ,cành cây ....những gì trong thiên nhiên có sẵn .

          Bình cắm hoa






          Nageire là lối cắm khá phức tạp ,đòi hỏi sự khéo léo nhiều ,nếu bình có miệng rộng ta vẫn dùng đế ghim ,còn nếu bạn sử dụng bình cao miệng hẹp thì phải sử dụng các kiểu buộc ghép các thanh cài dọc ngang để cành lá giữ đúng được vị trí .

          Có các cách làm như sau :





          Có những dạng bình suông qúa ,bạn có thể dùng dây kẽm hay đồng làm cho rối lên để đặt trong bình như cách sau đây :



          Nageire cũng giống như Moribana về qui tắc cắm .Có 3 dạng tương tự như Moribana :

          Dạng thẳng _ Chokutai _ Upright Form:








          .



          Dạng nghiêng _ Shatai _ Slanting Form













          Dạng thác đổ _Sutai _ Hanging Form








          Đây là dạng khó nhất vì đòi hỏi phải có những cành lá có dạng cong ,tốt nhất là bạn nên tìm những cành loại mềm ,tự nó đã có độ rũ sẵn rồi .Bình cắm hoa phải cao .
          Last edited by Tinh.Nhi; 05-01-2012, 07:00 AM.


          Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
          Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
          Tương lai nào dám nghĩ xa
          xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường





          Comment

          Working...
          X