Alla Pugacheva-1983 Million Rosescc
Mời các bạn vừa đọc bài sưu tầm, vừa nghe nhạc hòa tấu hàng triêu bông hồng
Mời các bạn vừa đọc bài sưu tầm, vừa nghe nhạc hòa tấu hàng triêu bông hồng
Trong cuộc sống, thường buồn vui lẫn lộn,
Nhật là những weekend, mà màn trời cử u buồn nhỏ từng giọt mưa nhỏ
Nhiều lúc ngồi bên khung cứa che màn,
Nhìn ra trời, cử thầm trách sao cha mẹ hồi đó không sinh con ra làm một "thi sĩ"
Để con nhìn khung trời nầy con sẽ tưởng tương làm thơ!
Thôi thì cha mẹ đã sinh con ra, con không là thi sĩ thì con cũng là một khổi óc tưởng tượng vẫn vơ, cuộc đời
Hôm nay trách trời không nắng,
<nhưng ta cũng moi ra được cách nầy
Người con gái cái thủ vui là nhìn những nét đẹp của thiên nhiên, cũng như thiên nhiên đã ưu đại cho nàng một nét đẹp riêng vậy
Hôm nay vô tình trời mưa bùn ta vào mạng đã kiểm được những cái nầy post lên chia sẽ cùng mọi người
Nghệ thuật Ikebana-Nhật Bản
By Thu Trang
Người Nhật không chỉ trồng ra nhiều loại hoa đẹp mà họ có truyền thống cắm hoa nghệ thuật rất phát triển. Cũng như trà đạo hay các văn hóa truyền thống khác, nghệ thuật cắm hoa truyền thống của Nhật bản (Ikebana) có tính nghệ thuật rất cao và tinh túy.
Người Nhật Bản nổi tiếng về nghệ thuật cắm hoa trên thế giới. Trong khi tại nhiều quốc gia khác, mọi người ưa thích hình thể và màu sắc của các bông hoa thì đặc điểm của nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản là sự chú trọng vào đường nét. Một cành hoa tuy tầm thường nhưng phải được xếp đặt thế nào để tạo nên một đường chảy xuôi phối hợp với tính tự nhiên, như vậy đòi hỏi sự hiểu biết của người cắm hoa về cách mọc tự nhiên của vật liệu hoa lá, cũng như tấm lòng yêu thiên nhiên của người đó trong mọi giai đoạn tăng trưởng của hoa lá cành.
1. Ý nghĩa và nội dung của Nghệ thuật Ikebana
Ikebana ra đời vào 14 thế kỷ trước, được nghĩ ra để tượng trưng cho một số quan niệm triết học của Phật Giáo tại Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian trôi dần qua, năng khiếu riêng của người Nhật đã làm cho nghệ thuật cắm hoa mất dần đi ý nghĩa tôn giáo ban đầu, và rồi đặc tính về thiên nhiên trong cách cắm hoa được nhấn mạnh.
Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Việc cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Thí dụ:
Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.
Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.
Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.
Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày:
1*/=Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực.
2*/=Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.
3*/=Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt.
4*/=Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ.
Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vào các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. Hoa cúc trắng là hoa của ngày Tết đầu năm, trong khi vào ngày Tết Búp Bê (mồng 3 tháng 3), người Nhật thường dùng tới hoa đào, và hoa diên vĩ (iris) là thứ hoa của ngày Tết Con Trai (mồng 5 tháng 5).
Còn tiếp part 2
Comment