Những cô gái đến từ dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Cơ Lao, La Chí…mang đến cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm nay vẻ đẹp huyền bí của núi rừng, vừa rạng rỡ vừa nguyên sơ, e ấp…
Vẻ đẹp sắc sảo của thiếu nữ Bàn Thị Phượng, dân tộc Dao. Tại buổi đấu giá từ thiện, Phượng đã giới thiệu chiếc túi thổ cẩm tinh xảo của dân tộc Dao
Hàn Thị Diệp duyên dáng trong bộ trang phục dân tộc Tày với những hoa văn thật rực rỡ. Tại cuộc thi sắc đẹp, cô gái dân tộc Tày 19 tuổi, đến từ tỉnh Thái Nguyên, đã thể hiện điệu Then của dân tộc mình với giọng ca ngọt ngào, trong trẻo. Điệu hát Then thường gắn bó với cây đàn Tính, tạo nên những giai điệu du dương, vang xa trên những triền núi của vùng Tây Bắc…
Lưu Thị Hoà, dân tộc Cơ Lao “khoe” nét đặc trưng của trang phục đồng bào Cơ Lao, với chiếc áo được thêu những hoa văn tinh tế trên cổ, vai và tay áo. Đặc biệt những hoạ tiết trên áo đều được làm theo số lẻ như số cúc trên áo, vì đồng bào Cơ Lao quan niệm, số lẻ là số mang lại may mắn. Cũng theo thiếu nữ này, trong trang phục truyền thống trước đây của đồng bào Cơ Lao không có quần, mà chỉ có áo dài và váy; nhưng trong quá trình phát triển, do đặc thù sản xuất, nên chiếc váy đã dần được thay thế bằng chiếc quần
Lò Thị Phượng, dân tộc Thái
H'Ang Nie, dân tộc Ê đê
Vẻ đẹp sắc sảo của thiếu nữ Bàn Thị Phượng, dân tộc Dao. Tại buổi đấu giá từ thiện, Phượng đã giới thiệu chiếc túi thổ cẩm tinh xảo của dân tộc Dao
Hàn Thị Diệp duyên dáng trong bộ trang phục dân tộc Tày với những hoa văn thật rực rỡ. Tại cuộc thi sắc đẹp, cô gái dân tộc Tày 19 tuổi, đến từ tỉnh Thái Nguyên, đã thể hiện điệu Then của dân tộc mình với giọng ca ngọt ngào, trong trẻo. Điệu hát Then thường gắn bó với cây đàn Tính, tạo nên những giai điệu du dương, vang xa trên những triền núi của vùng Tây Bắc…
Lưu Thị Hoà, dân tộc Cơ Lao “khoe” nét đặc trưng của trang phục đồng bào Cơ Lao, với chiếc áo được thêu những hoa văn tinh tế trên cổ, vai và tay áo. Đặc biệt những hoạ tiết trên áo đều được làm theo số lẻ như số cúc trên áo, vì đồng bào Cơ Lao quan niệm, số lẻ là số mang lại may mắn. Cũng theo thiếu nữ này, trong trang phục truyền thống trước đây của đồng bào Cơ Lao không có quần, mà chỉ có áo dài và váy; nhưng trong quá trình phát triển, do đặc thù sản xuất, nên chiếc váy đã dần được thay thế bằng chiếc quần
Lù Thị Kim Duyên chinh phục giám khảo bằng vẻ dịu dàng trong bộ trang phục dân tộc Giáy rất độc đáo. Là thí sinh đến từ dân tộc khá “hiếm” của Việt Nam, nên những nét văn hoá dân tộc mà Kim Duyên giới thiệu thông qua bộ trang phục của mình đã thực sự là một nét đặc sắc...
Hoàng Thị Chính (dân tộc Nùng), đến từ tỉnh Lạng Sơn từng gây ấn tượng tại phần thi ứng xử vòng chung kết phía Bắc với câu trả lời bằng câu ca “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, và đưa người nghe về với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của phố Lạng, với những món ăn đặc sắc, với ly rượu Mẫu Sơn… và đặc biệt là về với những người dân Lạng Sơn rất chân tình và ấm tình người
Lò Thị Phượng, dân tộc Thái
Điểu Thị Thu Trinh, dân tộc S’Tiêng với tấm khăn choàng làm bằng thổ cẩm của người S’Tiêng, đã được truyền từ đời này sang đời khác trong gia đình cô
Hoàng Thị Kiều Anh, dân tộc Hoa trong trang phục đỏ rực rỡ
A Lăng Thị Pari, dân tộc Cơ Tu
H'Le M'Lo, dân tộc Ê đê
Nguyễn Thị Nhung, dân tộc Thổ
H'Ang Nie, dân tộc Ê đê
Nguyễn Hằng
Ảnh: Tuyết Phạm
Comment