Nói năng từ tốn, điềm đạm nhưng lại quả quyết, dứt khoát là nét cuốn hút đặc trưng của người con gái đẹp sông Hương.
Giọng nói nhỏ nhẹ và rất duyên của những người con gái đẹp Huế được một nhà thơ mô tả một cách hình tượng: "Em ơi giọng Huế có chi. Mà trong hoa nắng thềm thì cơn mưa".
Trong lịch sử, Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong rồi trở thành kinh đô của nước Đại Việt thời Quang Trung – Nguyễn Huệ nên ngoài cung cấm còn có nhiều phủ đệ, quan viên, con vua cháu chúa rất nhiều. Sinh hoạt của tầng lớp quý tộc, trong đó có cách ăn nói của họ đã ảnh hưởng đến lối sống của vùng đất này.
Vua chúa với quyền uy của mình không cần ăn to nói lớn, quan lại cũng không dám nói mạnh trước đức vua và triều thần. Ở kinh đô, tai vách mạch dừng, lời nói phải từ tốn nhỏ nhẹ, tránh lỡ lời mà mang vạ vào thân. Chốn kinh đô cũng cần sự trang nghiêm, kính cẩn, yên tĩnh cho sinh hoạt của vương triều cũng như cộng đồng xã hội phong kiến nơi đây. Trong suốt gần 350 năm, phong thái ấy đủ để lại dấu ấn trong cách giao tiếp, ứng xử của con người Huế.
Huyền thoại nhan sắc Nha Mân
Từ xưa, việc “trời sinh” ra con người ta, đẹp xấu là lẽ thường tình ở đời và không theo một quy luật bất biến nào. Tuy nhiên, hàng trăm năm nay, trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều câu chuyện thú vị về một vùng đất toàn sinh ra con gái đẹp mà thôi. Ở đó hễ con gái sinh ra thì ai cũng “mắt phượng mày ngài”, khiến người ta nhìn không chán mắt. Ðó là vùng Nha Mân, một ngôi làng nhỏ nằm nép bên dòng sông Tiền thơ mộng ở xã Tân Nhuận Ðông (Châu Thành, Ðồng Tháp).
Huyền thoại cung tần
Không mất nhiều thời gian, từ cầu Mỹ Thuận rẽ vào Quốc lộ 80, chạy chừng 7 cây số, tới thị trấn Cái Tàu Hạ, hỏi đường rồi rẽ vào Nha Mân. Dọc đường đi, nỗi niềm háo hức một vùng đất mà hàng trăm năm nay, huyền thoại về những mỹ nhân từng làm nao lòng bao chàng trai cứ khiến chúng tôi vừa mừng vui, vừa phấn khích. Hai bên đường, trong ánh nắng lấp lánh, những ruộng lúa đang vào mùa thu hoạch chín ửng vàng, tỏa mùi hương thơm khắp cả một vùng quê.
Đến chợ Nha Mân khi trời đã gần trưa, ngồi ở quán nước ven đường, ông Năm đờn ca thấy chúng tôi vừa uống nước, vừa ngó nghiêng bèn cười cười, có phải các chú về Nha Mân tìm gái đẹp hay không? Thấy cả hai còn ngượng ngùng, ông tiếp, đa phần cách lữ khách nam nhi lặn lội đường xa đến vùng này chỉ vì muốn được chiêm ngưỡng nhan sắc con gái miệt Nha Mân mà thôi. Cái đó chẳng có gì sai cả. Người đẹp thì ai chẳng yêu, chẳng quý và muốn được chiêm ngưỡng chứ.
Kể về sự tích “trời sinh” con gái đẹp của mảnh đất quê mình, ông Năm không giấu nổi vẻ tự hào: Con gái Nha Mân chúng tôi đẹp cũng là có lý do chứ không đơn thuần chỉ do đồn đại. Theo sử sách, cách đây chừng 250 năm, chúa Nguyễn Ánh (sau này là Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn) đã cầu viện quân Xiêm (Thái Lan) sang giúp để chống lại nhà Tây Sơn.
Và, một trận thủy chiến kịch liệt ở sông Tiền, đoạn từ vùng Mỹ Tho tới Rạch Gầm - Xoài Mút đã diễn ra. Kết quả, chính sử đã ghi rõ, quân Xiêm thua tan tác phải bỏ chạy về nước còn chúa Nguyễn Ánh cũng dẫn theo tùy tùng ngược sông Tiền tìm cách trốn đi. Khi đến Nha Mân, do quân của Nguyễn Huệ truy đuổi ác liệt quá bèn bỏ hết “đội quân” cung tần, mỹ nữ hàng trăm người lại để “nhẹ gánh chinh phu” với lời hứa, sau này làm nên sự nghiệp sẽ quay lại đón rước mọi người.
Những mỹ nữ này đều là những người con gái nhan sắc tuyệt trần được Nguyễn Ánh tuyển chọn khi ấy, đã lập gia đình với những chàng trai người bản địa. Truyền rằng, các thế hệ sau, con trai không nói chứ nếu là con gái, ai sinh ra cũng đẹp như Ngọc Nữ, Hằng Nga. Thêm nữa, do nơi đây là vùng đất nằm giữa hai bờ sông Tiền, sông Hậu, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, sông nước êm đềm cũng là một phần tạo nên vẻ đẹp nhan sắc cho những người con gái này.
Trải qua mấy trăm năm, bao nhiêu thăng trầm của thời cuộc, bao nhiêu biến động của cả một vùng đất nhưng nhan sắc và vẻ đẹp mặn mà của người con gái Nha Mân thì dường như mãi mãi không bao giờ phai nhạt, dù những phi tần mỹ nữ ngày xưa chỉ còn trong cổ tích. Nay, ở Nha Mân, mười người con gái thì có đến chín người đẹp còn người kia cũng sắc nước hương trời. Dường như, khi những mỹ nữ cung tần biến thành những nông dân hiền lành chất phác, nhan sắc của họ càng tươi thắm mặn mà hơn, lưu truyền mãi cùng thời gian.
Câu chuyện về những nhan sắc của những người con gái Nha Mân từ lâu đã vượt ra khỏi mảnh đất nhỏ bé này. Hàng trăm các chàng trai, từ khắp nơi nghe tiếng đã tìm đến Nha Mân. Người muốn tìm cho mình một mỹ nhân của đời mình. Kẻ muốn được tận mắt ngắm những người đẹp tưởng chừng chỉ thuộc quyền sở hữu của bậc đế vương, vua chúa ngày xưa. Hay đơn giản, nhiều người tìm về Nha Mân chỉ để lấy cảm hứng… làm thơ. Có lẽ, vì thế mà bao đời nay, dân gian đã truyền tụng những câu ca dao nói về nhan sắc con gái Nha Mân như:
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân.
Truân chuyên kiếp phận hồng nhan
Trong thời gian ở đây tìm hiểu về những người con gái đẹp vùng đất Nha Mân, nghe các bậc bô lão trong vùng kể lại, đúc rút ra những bài học để răn dạy con cháu sau này, chúng tôi mới thấy một điều rằng, người đẹp không có nghĩa là cuộc đời sẽ sung sướng, hạnh phúc bởi đôi khi, cái đẹp cũng chính là mầm mống của tai họa. Hay, hiểu đơn giản, cái đẹp cũng có dăm bảy đường.
Ông Sáu Hên, 86 tuổi, một nông dân sinh ra và lớn lên ở Nha Mân tâm sự: Từ khi tôi sinh ra đến giờ, Nha Mân đã thay đổi rất nhiều. Trước cách mạng (năm 1945), vùng Nha Mân này thuộc quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc. Những năm chế độ họ Ngô (Ngô Đình Diệm) vùng này đổi lại thành quận Đức Tôn (tỉnh Sa Đéc). Sau khi gia đình họ Ngô sụp đổ, Nha Mân lại thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, và tồn tại tới ngày nay.
Sông Nha Mân, nơi chứng kiến bao số phận hồng nhan chìm nổi theo dòng lịch sử.
Chỉ tay ra dòng Nha Mân, một con sông nhỏ là nhánh của sông Tiền, quanh co ôm lấy vùng Nha Mân này rồi đổ ra rạch Ba Càng của tỉnh Vĩnh Long trước khi xuôi về sông Hậu, ông Sáu tiếp: Hơn 80 năm cuộc đời, tôi từng chứng kiến không biết bao mỹ nữ sinh ra, lớn lên ở vùng đất này. Điểm chung của họ là, mặc dù gia đình đều là nông dân, vất vả từ nhỏ nhưng ai cũng trắng trẻo, cao ráo, mặt mày thanh tú.
Với bản tính thuần hậu bao đời, con gái Nha Mân không những đẹp người mà còn đẹp nết. Người nào cũng dịu dàng, khéo léo, chăm chỉ. Giọng nói ngọt ngào như dòng nước sông Tiền hiền hòa ngàn đời. Vậy nhưng, số phận của những người con gái ấy lại khác nhau rất nhiều. Có người, vẻ đẹp của họ mang lại niềm hạnh phúc cho bản thân, gia đình. Có người, vẻ đẹp ấy lại là gốc rễ của những bất hạnh trước sóng gió cuộc đời. Có lẽ, cái câu “hồng nhan bạc mệnh” là rõ nét nhất khi nói về cuộc đời họ.
Bằng một giọng trầm buồn nhuốm màu xa vắng, ông Sáu kể: trước kia, chị Năm Ngự, con ông bà Phú Cửu là một trong những người con gái như thế. Hồi ấy, ông Sáu còn nhỏ lắm nhưng cũng nghe mọi người kể về câu chuyện của chị Năm. Lúc còn trẻ, chị là người đẹp nổi tiếng nhất trong những người con gái ở Nha Mân. Với giọng nói ngọt ngào, dáng đi uyển chuyển cùng gương mặt như “nét phượng mày ngài”, chị đã được nhiều chàng trai gần xa đem lòng yêu mến. Tuy nhiên, chị lại tỏ lòng yêu quý người thầy giáo dạy mình ở dưới trường huyện.
Cô gái Nha Mân xinh đẹp rạng ngời bên những giỏ trái cây đặc sản miệt vườn.
Đúng ngày hai người làm đám cưới, một viên quan thiếu úy của chế độ cũ cũng đem lòng yêu mến, mang người đến phá hỏng đám cưới và bắt chị về tư dinh của hắn ở Sa Đéc. Người thầy giáo vì buồn, vì phẫn uất trước những bất công và mất mát bèn ra cầu Nha Mân nhảy xuống sông tự tử. Nếu chuyện chỉ có vậy cũng chẳng có gì to lớn nhưng sau nửa năm sống với viên thiếu úy kia, trong một bữa tiệc, chị Năm lại lọt vào mắt xanh của một sĩ quan cao cấp người Pháp. Quá ngỡ ngàng trước vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành” của người thiếu phụ, viên sĩ quan ngoại quốc kia tìm mọi cách để chiếm người đẹp.
Biết không đủ thế lực để bảo vệ người đàn bà mình yêu, viên thiếu úy trong một đêm mưa gió đã tự tay giết chết chị Năm rồi dẫn theo mười cận vệ thân tín tới tư dinh của tên sĩ quan Pháp. Hôm sau, hơn ba mươi thi thể nhuốm máu nằm la liệt khắp nơi trong tư dinh lộng lẫy ấy. Tất cả mọi người cùng chết chỉ vì nhan sắc. Có lẽ, đó là kết cục bi thương nhất của một trong những mỹ nhân Nha Mân.
Ngoài ra, còn hàng trăm câu chuyện lưu truyền về nhan sắc và cuộc đời của những mỹ nữ Nha Mân từ xưa tới nay. Nhiều người, dù trời ban cho vẻ đẹp sắc nước hương trời họ vẫn an phận với cuộc sống đạm bạc nơi quê nhà. Lấy chồng, sinh con và thủy chung với mảnh đất này. Với những con kênh, con rạch quen thuộc như chùa Ông Chiêm, rạch Bà Thiên, rạch Cầu Xoay, rạch Ông Đại, rạch Tre, rạch Mương Khai,… Với họ, nhan sắc cũng như một phần của quê hương xứ sở. Trời đất ban cho mình thì mình hãy ở đây, mãi mãi cùng mảnh đất này.
Nay, khi mà cuộc sống đang có những thay đổi chóng mặt, hòa chung trong dòng chảy xã hội của đất nước, những người con gái Nha Mân cũng theo nhau lên thành phố, ra nước ngoài theo tiếng gọi của cuộc sống mưu sinh. Họ có thể là một cô dâu xứ Hàn, một công nhân chăm chỉ trên đất Sài thành hoa lệ hay một trong hàng ngàn số phận phụ nữ bình thường khác.
Chính điều này đã làm thất vọng không ít những khách đường xa và cả chính những chàng trai nơi đây nếu có ý định chiêm ngưỡng nhan sắc con gái Nha Mân. Có lẽ, như anh Tâm, chủ quán cà phê cóc chúng tôi ngồi lúc nãy nói, giờ, muốn ngắm con gái Nha Mân có lẽ phải ra cổng trường trung học ngoài ngã ba kia may ra mới có chứ không thì...
ST
Giọng nói nhỏ nhẹ và rất duyên của những người con gái đẹp Huế được một nhà thơ mô tả một cách hình tượng: "Em ơi giọng Huế có chi. Mà trong hoa nắng thềm thì cơn mưa".
Trong lịch sử, Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong rồi trở thành kinh đô của nước Đại Việt thời Quang Trung – Nguyễn Huệ nên ngoài cung cấm còn có nhiều phủ đệ, quan viên, con vua cháu chúa rất nhiều. Sinh hoạt của tầng lớp quý tộc, trong đó có cách ăn nói của họ đã ảnh hưởng đến lối sống của vùng đất này.
Vua chúa với quyền uy của mình không cần ăn to nói lớn, quan lại cũng không dám nói mạnh trước đức vua và triều thần. Ở kinh đô, tai vách mạch dừng, lời nói phải từ tốn nhỏ nhẹ, tránh lỡ lời mà mang vạ vào thân. Chốn kinh đô cũng cần sự trang nghiêm, kính cẩn, yên tĩnh cho sinh hoạt của vương triều cũng như cộng đồng xã hội phong kiến nơi đây. Trong suốt gần 350 năm, phong thái ấy đủ để lại dấu ấn trong cách giao tiếp, ứng xử của con người Huế.
Huyền thoại nhan sắc Nha Mân
Từ xưa, việc “trời sinh” ra con người ta, đẹp xấu là lẽ thường tình ở đời và không theo một quy luật bất biến nào. Tuy nhiên, hàng trăm năm nay, trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều câu chuyện thú vị về một vùng đất toàn sinh ra con gái đẹp mà thôi. Ở đó hễ con gái sinh ra thì ai cũng “mắt phượng mày ngài”, khiến người ta nhìn không chán mắt. Ðó là vùng Nha Mân, một ngôi làng nhỏ nằm nép bên dòng sông Tiền thơ mộng ở xã Tân Nhuận Ðông (Châu Thành, Ðồng Tháp).
Huyền thoại cung tần
Không mất nhiều thời gian, từ cầu Mỹ Thuận rẽ vào Quốc lộ 80, chạy chừng 7 cây số, tới thị trấn Cái Tàu Hạ, hỏi đường rồi rẽ vào Nha Mân. Dọc đường đi, nỗi niềm háo hức một vùng đất mà hàng trăm năm nay, huyền thoại về những mỹ nhân từng làm nao lòng bao chàng trai cứ khiến chúng tôi vừa mừng vui, vừa phấn khích. Hai bên đường, trong ánh nắng lấp lánh, những ruộng lúa đang vào mùa thu hoạch chín ửng vàng, tỏa mùi hương thơm khắp cả một vùng quê.
Đến chợ Nha Mân khi trời đã gần trưa, ngồi ở quán nước ven đường, ông Năm đờn ca thấy chúng tôi vừa uống nước, vừa ngó nghiêng bèn cười cười, có phải các chú về Nha Mân tìm gái đẹp hay không? Thấy cả hai còn ngượng ngùng, ông tiếp, đa phần cách lữ khách nam nhi lặn lội đường xa đến vùng này chỉ vì muốn được chiêm ngưỡng nhan sắc con gái miệt Nha Mân mà thôi. Cái đó chẳng có gì sai cả. Người đẹp thì ai chẳng yêu, chẳng quý và muốn được chiêm ngưỡng chứ.
Kể về sự tích “trời sinh” con gái đẹp của mảnh đất quê mình, ông Năm không giấu nổi vẻ tự hào: Con gái Nha Mân chúng tôi đẹp cũng là có lý do chứ không đơn thuần chỉ do đồn đại. Theo sử sách, cách đây chừng 250 năm, chúa Nguyễn Ánh (sau này là Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn) đã cầu viện quân Xiêm (Thái Lan) sang giúp để chống lại nhà Tây Sơn.
Và, một trận thủy chiến kịch liệt ở sông Tiền, đoạn từ vùng Mỹ Tho tới Rạch Gầm - Xoài Mút đã diễn ra. Kết quả, chính sử đã ghi rõ, quân Xiêm thua tan tác phải bỏ chạy về nước còn chúa Nguyễn Ánh cũng dẫn theo tùy tùng ngược sông Tiền tìm cách trốn đi. Khi đến Nha Mân, do quân của Nguyễn Huệ truy đuổi ác liệt quá bèn bỏ hết “đội quân” cung tần, mỹ nữ hàng trăm người lại để “nhẹ gánh chinh phu” với lời hứa, sau này làm nên sự nghiệp sẽ quay lại đón rước mọi người.
Những mỹ nữ này đều là những người con gái nhan sắc tuyệt trần được Nguyễn Ánh tuyển chọn khi ấy, đã lập gia đình với những chàng trai người bản địa. Truyền rằng, các thế hệ sau, con trai không nói chứ nếu là con gái, ai sinh ra cũng đẹp như Ngọc Nữ, Hằng Nga. Thêm nữa, do nơi đây là vùng đất nằm giữa hai bờ sông Tiền, sông Hậu, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, sông nước êm đềm cũng là một phần tạo nên vẻ đẹp nhan sắc cho những người con gái này.
Trải qua mấy trăm năm, bao nhiêu thăng trầm của thời cuộc, bao nhiêu biến động của cả một vùng đất nhưng nhan sắc và vẻ đẹp mặn mà của người con gái Nha Mân thì dường như mãi mãi không bao giờ phai nhạt, dù những phi tần mỹ nữ ngày xưa chỉ còn trong cổ tích. Nay, ở Nha Mân, mười người con gái thì có đến chín người đẹp còn người kia cũng sắc nước hương trời. Dường như, khi những mỹ nữ cung tần biến thành những nông dân hiền lành chất phác, nhan sắc của họ càng tươi thắm mặn mà hơn, lưu truyền mãi cùng thời gian.
Câu chuyện về những nhan sắc của những người con gái Nha Mân từ lâu đã vượt ra khỏi mảnh đất nhỏ bé này. Hàng trăm các chàng trai, từ khắp nơi nghe tiếng đã tìm đến Nha Mân. Người muốn tìm cho mình một mỹ nhân của đời mình. Kẻ muốn được tận mắt ngắm những người đẹp tưởng chừng chỉ thuộc quyền sở hữu của bậc đế vương, vua chúa ngày xưa. Hay đơn giản, nhiều người tìm về Nha Mân chỉ để lấy cảm hứng… làm thơ. Có lẽ, vì thế mà bao đời nay, dân gian đã truyền tụng những câu ca dao nói về nhan sắc con gái Nha Mân như:
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân.
Truân chuyên kiếp phận hồng nhan
Trong thời gian ở đây tìm hiểu về những người con gái đẹp vùng đất Nha Mân, nghe các bậc bô lão trong vùng kể lại, đúc rút ra những bài học để răn dạy con cháu sau này, chúng tôi mới thấy một điều rằng, người đẹp không có nghĩa là cuộc đời sẽ sung sướng, hạnh phúc bởi đôi khi, cái đẹp cũng chính là mầm mống của tai họa. Hay, hiểu đơn giản, cái đẹp cũng có dăm bảy đường.
Ông Sáu Hên, 86 tuổi, một nông dân sinh ra và lớn lên ở Nha Mân tâm sự: Từ khi tôi sinh ra đến giờ, Nha Mân đã thay đổi rất nhiều. Trước cách mạng (năm 1945), vùng Nha Mân này thuộc quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc. Những năm chế độ họ Ngô (Ngô Đình Diệm) vùng này đổi lại thành quận Đức Tôn (tỉnh Sa Đéc). Sau khi gia đình họ Ngô sụp đổ, Nha Mân lại thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, và tồn tại tới ngày nay.
Sông Nha Mân, nơi chứng kiến bao số phận hồng nhan chìm nổi theo dòng lịch sử.
Chỉ tay ra dòng Nha Mân, một con sông nhỏ là nhánh của sông Tiền, quanh co ôm lấy vùng Nha Mân này rồi đổ ra rạch Ba Càng của tỉnh Vĩnh Long trước khi xuôi về sông Hậu, ông Sáu tiếp: Hơn 80 năm cuộc đời, tôi từng chứng kiến không biết bao mỹ nữ sinh ra, lớn lên ở vùng đất này. Điểm chung của họ là, mặc dù gia đình đều là nông dân, vất vả từ nhỏ nhưng ai cũng trắng trẻo, cao ráo, mặt mày thanh tú.
Với bản tính thuần hậu bao đời, con gái Nha Mân không những đẹp người mà còn đẹp nết. Người nào cũng dịu dàng, khéo léo, chăm chỉ. Giọng nói ngọt ngào như dòng nước sông Tiền hiền hòa ngàn đời. Vậy nhưng, số phận của những người con gái ấy lại khác nhau rất nhiều. Có người, vẻ đẹp của họ mang lại niềm hạnh phúc cho bản thân, gia đình. Có người, vẻ đẹp ấy lại là gốc rễ của những bất hạnh trước sóng gió cuộc đời. Có lẽ, cái câu “hồng nhan bạc mệnh” là rõ nét nhất khi nói về cuộc đời họ.
Bằng một giọng trầm buồn nhuốm màu xa vắng, ông Sáu kể: trước kia, chị Năm Ngự, con ông bà Phú Cửu là một trong những người con gái như thế. Hồi ấy, ông Sáu còn nhỏ lắm nhưng cũng nghe mọi người kể về câu chuyện của chị Năm. Lúc còn trẻ, chị là người đẹp nổi tiếng nhất trong những người con gái ở Nha Mân. Với giọng nói ngọt ngào, dáng đi uyển chuyển cùng gương mặt như “nét phượng mày ngài”, chị đã được nhiều chàng trai gần xa đem lòng yêu mến. Tuy nhiên, chị lại tỏ lòng yêu quý người thầy giáo dạy mình ở dưới trường huyện.
Cô gái Nha Mân xinh đẹp rạng ngời bên những giỏ trái cây đặc sản miệt vườn.
Đúng ngày hai người làm đám cưới, một viên quan thiếu úy của chế độ cũ cũng đem lòng yêu mến, mang người đến phá hỏng đám cưới và bắt chị về tư dinh của hắn ở Sa Đéc. Người thầy giáo vì buồn, vì phẫn uất trước những bất công và mất mát bèn ra cầu Nha Mân nhảy xuống sông tự tử. Nếu chuyện chỉ có vậy cũng chẳng có gì to lớn nhưng sau nửa năm sống với viên thiếu úy kia, trong một bữa tiệc, chị Năm lại lọt vào mắt xanh của một sĩ quan cao cấp người Pháp. Quá ngỡ ngàng trước vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành” của người thiếu phụ, viên sĩ quan ngoại quốc kia tìm mọi cách để chiếm người đẹp.
Biết không đủ thế lực để bảo vệ người đàn bà mình yêu, viên thiếu úy trong một đêm mưa gió đã tự tay giết chết chị Năm rồi dẫn theo mười cận vệ thân tín tới tư dinh của tên sĩ quan Pháp. Hôm sau, hơn ba mươi thi thể nhuốm máu nằm la liệt khắp nơi trong tư dinh lộng lẫy ấy. Tất cả mọi người cùng chết chỉ vì nhan sắc. Có lẽ, đó là kết cục bi thương nhất của một trong những mỹ nhân Nha Mân.
Ngoài ra, còn hàng trăm câu chuyện lưu truyền về nhan sắc và cuộc đời của những mỹ nữ Nha Mân từ xưa tới nay. Nhiều người, dù trời ban cho vẻ đẹp sắc nước hương trời họ vẫn an phận với cuộc sống đạm bạc nơi quê nhà. Lấy chồng, sinh con và thủy chung với mảnh đất này. Với những con kênh, con rạch quen thuộc như chùa Ông Chiêm, rạch Bà Thiên, rạch Cầu Xoay, rạch Ông Đại, rạch Tre, rạch Mương Khai,… Với họ, nhan sắc cũng như một phần của quê hương xứ sở. Trời đất ban cho mình thì mình hãy ở đây, mãi mãi cùng mảnh đất này.
Nay, khi mà cuộc sống đang có những thay đổi chóng mặt, hòa chung trong dòng chảy xã hội của đất nước, những người con gái Nha Mân cũng theo nhau lên thành phố, ra nước ngoài theo tiếng gọi của cuộc sống mưu sinh. Họ có thể là một cô dâu xứ Hàn, một công nhân chăm chỉ trên đất Sài thành hoa lệ hay một trong hàng ngàn số phận phụ nữ bình thường khác.
Chính điều này đã làm thất vọng không ít những khách đường xa và cả chính những chàng trai nơi đây nếu có ý định chiêm ngưỡng nhan sắc con gái Nha Mân. Có lẽ, như anh Tâm, chủ quán cà phê cóc chúng tôi ngồi lúc nãy nói, giờ, muốn ngắm con gái Nha Mân có lẽ phải ra cổng trường trung học ngoài ngã ba kia may ra mới có chứ không thì...
ST
Comment