Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Chân dung các vị vua triều Nguyễn

Collapse
X
Collapse
  •  

  • Chân dung các vị vua triều Nguyễn

    Chân dung các vị vua triều Nguyễn được khắc họa qua những họa phẩm tuyệt đẹp, được đăng tải trên website ABS Travel.







    Gia Long (1762 – 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.








    Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791 – 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao, trong đó có việc ngăn chặn quyết liệt ảnh hưởng phương Tây đến Việt Nam.







    Vua Thiệu Trị (1807 – 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.








    Vua Tự Đức (1829 – 1883), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì, là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, Thiệu Trị. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Trong thời gian trị vì của ông, nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp.









    Hiệp Hòa (1847 – 1883) là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng, là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận. Ông lên ngôi tháng 7/1883, nhưng bị phế truất và qua đời vào tháng 10 cùng năm.






    Kiến Phúc (1869 – 1884), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, thường được gọi là Dưỡng Thiện, là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn. Ông là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức chọn làm con nuôi. Kiến Phúc lên ngôi năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời khi mới 15 tuổi.






    Hàm Nghi (1871 – 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là em trai của vua Kiến Phúc. Năm 1884, Hàm Nghi được đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).











    Vua Đồng Khánh (1864 – 1889), miếu hiệu Nguyễn Cảnh Tông, là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Tên húy của nhà vua các tài liệu ghi khác nhau, nơi thì ghi là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức nhận làm con nuôi năm 1865.








    Vua Thành Thái (1879 – 1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu). Do chống Pháp nên ông bị đi đày tại ngoại quốc.








    Vua Duy Tân (1900 – 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông bất hợp tác với Pháp và bí mật liên lạc với các lãnh tụ khởi nghĩa Việt Nam. Vì lý do này, ông bị người Pháp đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.







    Vua Khải Định (1885 – 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ 12 nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục.






    Bảo Đại (1913 – 1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển , tục danh "mệ Vững" là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua.

    Theo Kiến thức






      Posting comments is disabled.

    Categories

    Collapse

    article_tags

    Collapse

    There are no tags yet.

    Latest Articles

    Collapse

    • Bí ẩn hòn đảo mang lời nguyền ở Italy
      bởi phng99
      Đảo Gaiola là một trong những đảo nhỏ thuộc thành phố biển nổi tiếng Naples, Italy.


      Đảo nằm trên vịnh Naples, ở trung tâm của công viên hải dương học Gaiola, trải rộng trên diện tích 42 hecta. Trên thực tế, Gaiola là sự kết hợp của hai hòn đảo nhỏ nhắn, chỉ cách bờ biển 30 mét, tạo nên một cảnh quan rất đẹp nếu nhìn từ trên bờ.



      Vì rất nhỏ nhắn, hòn đảo chỉ có một biệt thự nghỉ mát duy nhất. Giữa hai hòn đảo, có một
      ...
      28-09-2013, 09:30 PM
    • T h ế G i ớ i Ă n G ì V à o B ữ a S á n g ?
      bởi dtmc
      T h ế G i ớ i Ă n G ì V à o B ữ a S á n g ?
      1. Anh


      Người dân xứ sương mù nổi tiếng với bữa điểm tâm vô cùng đa dạng và bổ dưỡng. Đối với họ, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất để khởi động một ngày mới tràn đầy năng lượng. Đĩa sáng thịnh soạn này gồm đậu, xúc xích, thịt xông khói, trứng ốp-la, nấm, cà chua, bánh mì nướng và khoai tây chiên thường được họ uống kèm với một tách cà phê nóng hổi.

      2. Iran

      Người dân
      ...
      27-09-2013, 07:22 PM
    • 5 loài chim được chọn làm "Quốc điểu"
      bởi binhyentrongtim


      Biểu tượng quốc gia là thứ đặc trưng nhất về một đất nước, thể hiện được quan điểm của nước đó trong quan hệ với bạn bè quốc tế. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có ít nhất một biểu tượng đại diện cho mình, từ các loài động vật, cây cối, đến các đồ vật hay danh lam thắng cảnh.

      Chim oanh châu Âu - Anh

      Chim oanh châu Âu là loài chim nhỏ ăn côn trùng, sống ở vùng Tây Siberia, Bắc Phi và châu Âu (đặc biệt...
      22-08-2013, 08:10 PM
    • 10 động vật kỳ lạ nhất của rừng Amazon
      bởi phng99
      Chúng ta đã từng nghe nói về dơi hút máu người, cá sói nước, rắn thần sấm,… nhưng có thể chúng ta chưa biết về 10 loài động vật kỳ lạ của rừng nhiệt đới Amazon.

      10. Gấu hút mật hoa




      Con vật này khá giống gấu trúc, nhưng lông màu vàng, đuôi rất dài dùng để bám vào cành cây. Chúng chủ yếu sống trên cây và ăn các loại hoa quả. Đặc biệt chiếc lưỡi dài tới hơn 12cm được loài gấu này dùng để bứt quả và liếm mật của các loại hoa.

      9. Lươn điện
      ...
      06-08-2013, 05:08 PM
    • Khi các thuốc “đánh nhau”
      bởi phng99

      Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra khi sử dụng đồng thời hai hay nhiều thuốc, thuốc này làm thay đổi tác dụng hay tăng độc tính của thuốc kia dẫn đến hậu quả có lợi hoặc bất lợi với cơ thể người dùng thuốc.

      Thận trọng với tương tác thuốc...
      30-07-2013, 08:19 PM
    • Cách phân biệt cà phê thật và phụ gia độc hại
      bởi binhyentrongtim




      Vài năm gần đây, ngoài phụ gia, còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà phê. Không chỉ dùng chất độn, có loại "cà phê" hoàn toàn sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc, như đã bị phanh phui trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trước thực trạng này, để tránh nhầm lẫn khi đi mua cà phê, người tiêu dung cần có kiến thức căn...
      02-07-2013, 09:35 AM
    Working...
    X