Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Mộng sầu -Tiểu Tuấn Ngọc

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mộng sầu -Tiểu Tuấn Ngọc





    Tình mình bây giờ Như mưa trên sông
    Mưa đầu sông, Mưa cuối sông
    Tình mình bây giờ
    Như cơn gió đông, Gió đầu đông
    Gió cuối đông

    [ Lyrics from: http://www.lyricenter.com ]
    Tình mình bây giờ
    Như sương buổi mai
    Nắng rồi lên, sương vội tan
    Tình mình bây giờ
    Như cây sầu đông
    Kiếp buồn hiu, kiếp sầu đông

    Tình yêu rồi xây mộ
    Người yêu rồi thẩn thờ
    Tình tan trong nghèo khó
    Thành bước chân liều
    Thành nát đời nhau

    Cuộc tình tan rồi , Anh đau khôn nguôi
    Ôm niềm mơ, đi giữa trời
    Cuộc tình tan rồi, Em như kiếp hoa
    Hoa tàn úa, Hoa cuối mùa

    Tình mình bây giờ, đau như ngọn roi
    Quất vào tim, vết bầm tím
    Tình mình bây giờ, Như chim mỏi cánh
    Chim gặp bão, Chim gặp mưa


    Mộng sầu , một trong những tuyệt phẩm của cố NS Trầm Tử Thiêng . Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 01 tháng 10 năm 1937 (tuổi Đinh Sửu) tại Đại Lộc, Quảng Nam và lớn lên ở miền Nam.

    -Bắt đầu ca hát từ thuở lên 10 ở các thôn quê miền Nam VN trong thời kỳ kháng chiến chống Phăp1945-1949)
    -Lánh nạn lên Saigon tiếp tục đi học và sinh hoạt ca hát ở các học đường và các đoàn thể trẻ

    -Tốt nghiệp Sư Phạm và bắt đầu dạy học từ năm 1958.

    -Bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 1958 cho đến cuối đời với trên 200 ca khúc bao gồm các đề tài về tình yêu, quê hương, chiến tranh và thân phận của dân tộc VN và hàng trăm ca khúc viết cho thiếu nhi . Ông sáng tác bản hát nổi tiếng "Bài Hương Ca vô Tận" trong thời kỳ đầu tiên.

    - Nhập ngũ và phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH từ năm 1966, và sáng tác những bài hát cho các chiến hữu miền Nam như "Quân trường vang tiếng gọi", "Đêm di hành", "Mưa trên poncho" vvv ...

    -Sau Tết Mậu Thân 1968, Nhạc Sĩ đã sáng tác bài "Chuyện một chiếc cầu đã gẫy" để chia sẻ niềm đau với người dân xứ Huế, rất gần với quê hương ông, xứ Quảng Nam.

    - Đến năm 1970 ông sáng tác bản "Tôn Nữ Còn Buồn", nói về trận bão lụt tàn phá miền Nam

    - Biệt phái Bộ Giáo Dục từ năm 1970, tiếp tục làm việc trong ngành Phát Thanh Học Đường cho đến năm 30 tháng 4 năm 1975.

    Sau mấy lần trốn tránh vì bị kết án "nhạc sĩ phản động", Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng đã vượt biên, bị bắt tù, cuối cùng ông đã đến bến bờ Tự Do vào năm 1985.

    Sang Hoa Kỳ, Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng luôn sát cánh cùng các đoàn thể, tổ chức trong mục đích giữ gìn văn hóa dân tộc. Ông là cố vấn ban chấp hành Hội Ký Giả VN Hải Ngoại 2 nhiêm kỳ 1996-2000 .
    - Vào cuối năm 1999, ông cùng các bạn văn nghệ sĩ sáng tác lập Thư Viện Việt Nam tại Little Saigon .

    Từ khi lưu vong tị nạn, ông sống tại thủ đô tị nạn Little Saigon, tiểu bang California, hợp tác làm việc với Mây Productions, Hollywood Night và trung tâm Asia. Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng đã cùng với Nhạc sĩ trẻ Trúc Hồ sáng tác nhiều bản nhạc thích hợp cho thể loại nhạc đồng ca như "Bước Chân Việt Nam, Việt Nam niềm Nhớ, Một Ngày Việt Nam, Tình Đầu Thời Áo Trắng, Cám Ơn Anh, Hẹn Nhau năm 2000 .... ." .

    Bài "Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng" sáng tác vào tháng Tám năm 1996, nhân ngày Đại Nhạc Hội "Góp Một Bàn Tay" là một bản hát lịch sử đánh dấu một làng VN được xây tại Phi Luật Tân cho những người VN lưu vong không còn tổ quốc, và không có quốc gia nào còn chấp nhận họ.

    Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng còn được biết qua nhiều bản nhạc Tình sáng tác sau và trước thời điểm năm 1975, "Chợt Nghĩ Về Hai Nơi", Mười Năm Yêu Em, "Tình Ca Mùa Đông (1965), Mây Hạ (1967), Đêm Nhớ Về Sài Gòn (1987)"

    Những tác phẩm của ông viết suốt hơn 40 năm đã được hầu hết các ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn .

    Ước nguyện cuối đời ông là được mang tình thương đến cho các trẻ em mồ côi. Qua nhạc sĩ Trúc Hồ và Việt Dzũng, Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng đã ký thác ước nguyện thành lập một quỹ "Bên Em đang có Ta" (là tên một sáng tác của ông viết cho trẻ em mồ côi tị nạn), để giúp các trẻ mồ côi.

    Ông mất vào ngày 25 tháng 01 năm 2000 .

    Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng qua lời Khánh Ly

    Con người, bất cứ người nào. Trong lúc khốn cùng. Như người ngồi trong một canh bạc. Bản chất thật nhất được phơi bày. Rõ hơn bao giờ. Ngày hôm qua cũng gần hai mươi năm về trước, tôi đã thường ngồi, cùng ông Trầm Tử Thiêng. Chữ ngồi ở đây có nghĩa là …. cùng ngồi. Không phải là ngồi xuống như thông thường. Ông là một người tư cách. Ðó là nhận xét của tôi về tác giả KINH KHỔ, ÐÊM NHỚ VỀ SAIGON. Vì sao tôi dám khẳng định như thế. Vì dù ngày xưa hay ngày nay. Chưa bao giờ ông giàu có. Chưa bao giờ ông xem tiền bạc trọng hơn tác phẩm. Một lời nói không phải về một người vắng mặt. Không hề có. Một phê bình ác ý về một người khác. Không hề có. Than thở về tiền bạc khó khăn, về những người sản xuất lấy nhạc của ông mà không hề biết đến tác giả là ai. Không hề có. Sàm sở, bất nhã với anh em, bạn bè. Lại càng không hề có. Có đôi lúc ông tỏ ra khó khăn với chúng tôi, như muốn nói với chúng tôi rằng: Này, tao lớn rồi, tụi bay đừng có giởn mặt. Tụi bay cũng không còn nhỏ nữa đâu. Tụi tôi đứa nào cũng ngán ông. Trong canh bạc đời, tôi đã được cùng ông… cùng ngồi. Kẹt lại Saigon. Ðời sống làm nhiều người thay đổi. Với ông Trầm Tử Thiêng, không hề có. Nếu có chăng, chỉ là tử tế hơn, trân trọng hơn, nghiêm túc hơn mà thôi. Con người ông trong canh bạc đời cho tôi thấy rõ tư cách ông. Tôi thích nhạc ông và kính trọng ông. Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng và Trịnh Công Sơn là hai nhạc sĩ tôi được quen biết. Tôi không hề … hối tiếc.

    Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng không giàu. May ra đủ sống. Nhưng ông giàu tình người. Từ “Chuyện một chiếc cầu đã gãy”, qua “Kinh khổ”, qua “Mộng sầu, Tưởng niệm, mười năm yêu em… đến Ðêm nhớ về Saigon”. Tôi đã thấy điều đó. Nhạc ông viết thật nhân bản. Ðầy tình nghĩa. Dù qua bao nhiêu điêu linh hoạn nạn. Ông vẫn mong còn có một ngày được ở với “Vòng tay tình yêu người và người”. Dù tình người có tiêu hao qua bao loạn ly ông vẫn chờ một ngày mai thật lạ, “Thù hằn anh em bỗng nhìn nhau gọi nhau thật đậm đà”. Mơ ước không thành, ông đành ra đi, ôm theo một khối tình quê. Ông tự ví mình như một cậu bé mồ côi. Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi. Cố quên ngày tháng lẻ loi để lớn. Ðể đêm đêm nhớ về Saigon.

    Nghe nhạc Trầm Tử Thiêng, tôi thấy ông cũng là một… “Gã si tình” nhưng chung tình. Và là một gã tình si quân tử. Như ông đã là một gã tình si quân tử ở ngoài đời. Dù đôi chân chậm quá, trong tình yêu, anh vẫn “Xin em cùng ta hát để nhớ hoài” (Mười năm yêu em). 14 năm. Tôi mới tìm lại được những lời hát đẹp như thế. Ðẹp. Tràn ngập tình yêu. Tình người. Tình Việt Nam. Ðầy sự tử tế. Sự tử tế vốn chỉ tìm thấy ở những người tử tế thực sự. Tôi may mắn được làm học trò của những người lúc nào cũng dạy tôi làm những điều tử tế. Lấy tấm lòng tử tế ở với đời, với người..

    Mùa Đông 1988
    Khánh Ly

    (nguồn Đặc Trưng)
    Last edited by GreenDragon998; 29-05-2012, 04:57 AM.
Working...
X